--> -->

Nâng cao giá trị nông sản từ logistics

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và chứng minh được rằng, các chuỗi giá trị nông nghiệp hiệu quả là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bao trùm. Tuy nhiên, để nông nghiệp bước sang một trang mới, việc đầu tư cho chuỗi giá trị cung ứng (viết tắt logistics) đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi thực tế cho thấy, việc đầu tư này không chỉ giúp nâng cao giá trị cho nông sản Việt, tăng thu nhập cho người nông dân, mà còn là nhiệm vụ chính trị…
nang cao gia tri nong san tu logistics Thúc đẩy hoạt động hỗ trợ sản xuất, kết nối tiêu thụ nông sản an toàn
nang cao gia tri nong san tu logistics Chú trọng đảm bảo an toàn thực phẩm tại các chợ kinh doanh nông sản

Chi phí đầu tư logistics còn ở mức cao

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2018, nông sản Việt Nam đã có mặt tại 185 nước trên thế giới và mang về giá trị 42,5 tỷ USD. Cùng với đó, ngành nông nghiệp cũng tạo ra việc làm cho khoảng 70% dân số; đóng góp khoảng 15% GDP và 30% giá trị xuất nhập khẩu. Trong năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu của nông, lâm, thủy sản đạt 789.000 tỷ đồng, tăng 3,86% so với năm 2017.

nang cao gia tri nong san tu logistics
Logistisc yếu tố trọng tâm giúp nâng cao giá trị nông sản Việt (ảnh minh họa nguồn Intenet)

Với số liệu trên có thể thấy, nông nghiệp hiện đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, một trong những hạn chế đối với ngành nông nghiệp Việt chính là sự phát triển ngành dịch vụ logistics chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của ngành nông nghiệp. Một trong những yếu tố hạn chế được nhắc đến đó chính là hệ thống kho bãi, hàng nông sản chủ yếu là xuất khẩu thô, hay những hạn chế về kinh nghiệm, đặc tính nông sản của các doanh nghiệp trong ngành logistisc…

Bên cạnh những hạn chế trên, theo các chuyên gia kinh tế, một trong những vấn đề khiến ngành dịch vụ logistisc chưa phát triển song hành với ngành sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản tại Việt Nam đó chính là chi phí logistisc. Cụ thể, theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thì chi phí logistics cho xuất khẩu nông sản trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 20-25%, khá cao so với các nước trong khu vực (khoảng 10-15%). Trong khi đó, việc kết nối hạ tầng logistics tại Việt Nam còn nhiều bất cập, chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics hầu hết do các doanh nghiệp nhỏ thực hiện đơn lẻ từng khâu…

Cũng theo ông Toản, hiện dịch vụ logistics mới chỉ phát triển ở những thành phố lớn, trong khi tại nhiều nơi như đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa, vựa nông sản, thủy sản lớn...thì dịch vụ này lại chậm phát triển. Kênh phân phối nông sản qua hệ thống chợ đầu mối và chợ dân sinh chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics phục vụ thương mại biên giới hạn chế, chưa tạo giá trị gia tăng cho mặt hàng nông sản Việt Nam. Các trung tâm logistics phân bố manh mún và đầu tư tự phát dựa trên nhu cầu của một số nhóm khách hàng, chưa có tính kết nối.

Đề cập đến những hạn chế của ngành logistisc Việt Nam, ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cho biết, một trong những nguyên nhân lớn là do khâu dịch vụ logistics còn bất cập như hệ thống kho bãi, cơ sở chế biến sơ chế nông sản còn thiếu, quy mô nhỏ, chuỗi lạnh còn chưa phổ biến, nhiều doanh nghiệp logistics chưa quan tâm đến lĩnh vực nông sản.

Bên cạnh đó, do đặc điểm của nông sản nên dịch vụ logistics cũng đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, đầu tư hạ tầng kho, bãi tốn kém hơn nhiều loại hàng hoá khác. Đặc biệt là phần lớn đội ngũ nhân lực logistics thiếu kinh nghiệm, hiểu biết về đặc tính nông sản nên nhiều doanh nghiệp coi chuỗi lạnh là chi phí, không phải là giá trị gia tăng. Chuỗi cung ứng nông sản bị gián đoạn, phân mảnh làm nông sản Việt bị giảm giá trị và không thể vươn xa...

Cần giải pháp cụ thể nâng tầm logistisc trong nông nghiệp

Trước những hạn chế mà ngành logistisc Việt Nam đang vướng mắc, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng cho rằng, logistics là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản. Tuy nhiên, Việt Nam tham gia thị trường logistics chậm hơn so với nhiều nước do đó phải triển khai nhanh việc đơn giản hoá thủ tục thông quan hàng hoá; Xây dựng các trung tâm mang tính cạnh tranh cao hơn; Tăng cường sự cộng tác với khu vực tư nhân nhiều hơn...

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định bổ sung nhiệm vụ của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại có nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các Bộ, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc hoàn thiện chính sách; triển khai các giải pháp phát triển, cải thiện chất lượng, nâng cao tính hiệu quả và khả năng đáp ứng của các dịch vụ logistics theo yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại và nền kinh tế…

Để phát triển ngành logistisc, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng cho rằng, Việt Nam cần lưu ý thực hiện 6 ý tưởng là: Cải thiện chất lượng sản phẩm, nên hỗ trợ quy mô canh tác lớn hơn để giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng; Kết nối bên cung ứng bên sản xuất, thị trường; Tạo các điều kiện thông qua các Hiệp định thương mại tự do để đưa sản phẩm nông sản ra thị trường quốc tế; Cần phải xem xét các kinh nghiệm để lồng ghép câu chuyện về hạ tầng cho xuất khẩu nông sản; Đơn giản hoá các thủ tục thông qua, thông thoáng cho thủ tục thanh toán và chi trả; Xem xét để thiết lập cơ chế phối kết hợp về mặt chính sách như hỗ trợ thương mại, đối thoại công tư để đem lại giá trị cao hơn cho sản phẩm nông nghiệp.

Có thể thấy, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho ngành dịch vụ logistics phát triển. Vì thế, để từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách về logistics, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quan trọng. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định bổ sung nhiệm vụ của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và Tạo thuận lợi thương mại có nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các Bộ, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc hoàn thiện chính sách; triển khai các giải pháp phát triển, cải thiện chất lượng, nâng cao tính hiệu quả và khả năng đáp ứng của các dịch vụ logistics theo yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại và nền kinh tế…

Bên cạnh việc rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng cho hoạt động logictics, theo các chuyên gia kinh tế để ngành logistisc phát triển còn cần giải quyết các vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược, vừa mang tính tổng thể vừa có chiều sâu, nhất là những diễn biến kinh tế - chính trị mới gần đây và làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0; chỉ ra những nguyên nhân, dự báo chiều hướng phát triển, phân tích tác động tới khu vực cũng như nước ta, từ đó đề xuất với Chính phủ những chủ trương, quyết sách thích hợp, nhằm tận dụng những cơ hội, ứng phó với những khó khăn, thách thức mới.

Chúng ta tin tưởng rằng, từ những định hướng của Chính phủ, về giai đoạn phát triển 2020 - 2025 của ngành logistic, ngoài sự phấn đấu nỗ lực của các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, thì chắc chắn mục tiêu phát triển đề ra trong 5 năm tới có thể thực hiện được. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của bà con nông dân. Phát triển mạnh mẽ ngành logistic sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn 5 năm tới và những năm tiếp theo.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới

Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới

Cử tri xã Thuận An kiến nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh, gia hạn lộ trình tinh gọn bộ máy tổ chức cấp xã do còn nhiều cán bộ dôi dư, đồng thời đề xuất sớm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới, đặc biệt liên quan đến tổ chức, chế độ chính sách cho Hội đồng nhân dân cấp xã.
Vắc xin não mô cầu thế hệ mới bảo vệ người cao tuổi và trẻ nhỏ

Vắc xin não mô cầu thế hệ mới bảo vệ người cao tuổi và trẻ nhỏ

Hôm nay (4/7), vắc xin não mô cầu thế hệ mới MenACYW (Sanofi, Pháp) sản xuất từ nhà máy đặt tại Mỹ đã chính thức ra mắt tại Việt Nam. Vắc xin này có chỉ định tiêm cho trẻ em từ 12 tháng tuổi và người lớn không giới hạn tuổi.
Cầu nối xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp

Cầu nối xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ trong doanh nghiệp

Trong bối cảnh Thủ đô Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, hội nhập sâu rộng và bền vững, lực lượng công nhân lao động (CNLĐ) trong các khu công nghiệp và chế xuất (KCN&CX) đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng hành cùng họ, tổ chức Công đoàn không chỉ là chỗ dựa vững chắc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của người lao động, mà còn là lực lượng nòng cốt xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.
Quy định về hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh Tiểu học dự kiến được xem xét tại kỳ họp 25 HĐND Thành phố

Quy định về hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh Tiểu học dự kiến được xem xét tại kỳ họp 25 HĐND Thành phố

Chiều ngày 4/7, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố tổ chức Hội nghị thông tin về kỳ họp thường lệ giữa năm 2025 (kỳ họp thứ 25). Đồng chí Phạm Thị Thanh Mai, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị.o
GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63% trong 6 tháng đầu năm

Theo Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 2025 ước tăng 7,63% so với cùng kỳ năm trước, vượt cả mức kịch bản tăng trưởng đề ra.
Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Khắc phục thêm 768 tỷ đồng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn được đề nghị giảm án

Ngày 4/7, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hậu (cựu Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn) và 40 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn và các tỉnh, thành phố.
Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Khoảng 30.000 người dự Lễ diễu binh, diễu hành Quốc khánh 2/9

Với quy mô lớn, yêu cầu chính trị cao và ý nghĩa sâu sắc, Lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là sự kiện trọng đại, tri ân quá khứ, khẳng định hiện tại và tiếp thêm động lực cho hành trình phát triển tương lai của đất nước.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay (4/7): Đồng USD tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay (4/7): Đồng USD tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay (4/7) ghi nhận sự ổn định của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước. Giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại hầu hết bằng hoặc đi lên cao hơn phiên trước, niêm yết tại 26.345 đồng/USD. Chỉ số USD Index là 97,12 điểm.
Giá xăng dầu hôm nay (4/7): Thế giới và trong nước cùng giảm

Giá xăng dầu hôm nay (4/7): Thế giới và trong nước cùng giảm

Hôm nay (4/7), giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại khả năng Mỹ sẽ khôi phục thuế quan cao hơn, trong khi các nhà sản xuất lớn được dự báo sẽ sớm tăng nguồn cung.
Giá vàng hôm nay (4/7): Vàng trong nước tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay (4/7): Vàng trong nước tăng bứt phá

Giá vàng hôm nay (4/7): Trong khi vàng thế giới đi ngang, vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh trong phiên giao dịch hôm nay.
Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Doanh nghiệp, người dân sẽ dễ tiếp cận vay tín dụng hơn trong 6 tháng cuối năm

Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà, tính đến ngày 26/6, dư nợ toàn hệ thống đạt trên 16,9 triệu tỷ đồng, tăng 8,3% so với cuối năm 2024. Từ nay đến cuối năm Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận với tín dụng của ngân hàng.
Giá xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít trong chiều ngày 3/7

Giá xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít trong chiều ngày 3/7

Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có quyết định điểu chỉnh giảm mạnh giá bán lẻ xăng dầu. Trong đó, xăng RON 95 được điều chỉnh giảm mạnh nhất với mức 1.210 đồng/lít.
Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, nửa đầu năm 2025 đạt gần 3,7 tỷ USD

Hà Nội dẫn đầu cả nước về thu hút FDI, nửa đầu năm 2025 đạt gần 3,7 tỷ USD

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội thu hút 3,677 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2024.
Tỷ giá USD hôm nay (3/7): Giá bán USD tăng lên 26.323 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay (3/7): Giá bán USD tăng lên 26.323 đồng/USD

Tỷ giá hôm nay (3/7) ghi nhận sự ổn định của tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước. Giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn hầu hết đi lên và niêm yết cùng mức là 26.323 đồng/USD. Chỉ số USD tăng lên mốc 96,78 điểm.
Giá xăng dầu hôm nay (3/7): Giá dầu thế giới bật tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (3/7): Giá dầu thế giới bật tăng mạnh

Hôm nay 3/7/2025, giá dầu thế giới tăng hơn 2% sau động thái của Iran tuyên bố đình chỉ hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và tín hiệu tích cực từ thỏa thuận thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 68,72 USD/thùng, tăng 2,37%, giá dầu WTI ở mốc 67,0 USD/thùng, tăng 2,43%.
Giá vàng hôm nay (3/7): Vàng nhẫn trong nước quay đầu giảm giá

Giá vàng hôm nay (3/7): Vàng nhẫn trong nước quay đầu giảm giá

Giá vàng hôm nay (3/7): Trên thị trường trong nước, vàng nhẫn quay đầu giảm giá trước sự bất động của vàng miếng SJC.
Phải xóa bỏ “khoảng trống trách nhiệm” trong quản lý thực phẩm

Phải xóa bỏ “khoảng trống trách nhiệm” trong quản lý thực phẩm

Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu nhất trong đời sống con người, nhưng cũng đang trở thành mối lo ngại hàng đầu trong xã hội hiện đại. Trong vài năm gần đây, những vụ việc liên quan đến thực phẩm giả, thực phẩm chứa chất cấm, sản phẩm kém chất lượng xuất hiện dày đặc trên các bản tin thời sự không chỉ phản ánh sự liều lĩnh của một bộ phận doanh nghiệp làm ăn phi pháp mà còn làm lộ rõ “khoảng trống trách nhiệm” đáng lo ngại trong quản lý an toàn thực phẩm.
Xem thêm
Phiên bản di động