Năm 2021, trong bối cảnh khó khăn, Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 16.000 tỉ đồng
Kỳ họp thứ tư Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021-2026. |
9/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 5,02%, thấp hơn kế hoạch (9%), đứng thứ 4 khu vực Bắc Trung Bộ. Cơ cấu nền kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm 15,31%; công nghiệp và xây dựng chiếm 43,06%; dịch vụ chiếm 41,63%. Sản xuất công nghiệp lấy lại đà tăng trưởng, tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, đóng góp 4,46 điểm % trong mức tăng trưởng chung GRDP 5,02%.
Thu ngân sách trong bối cảnh có nhiều khó khăn nhưng dự kiến đạt 16.000 tỉ đồng, vượt 31% dự toán tỉnh giao, tăng 25% so với năm 2020. Trong đó: Thu nội địa ước đạt 8.200 tỉ đồng, vượt 17% dự toán; thu hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 7.800 tỉ đồng, vượt 51% dự toán, tăng 63% so với năm trước.Kim ngạch xuất nhập khẩu đều tăng mạnh so với năm trước; trong đó xuất khẩu ước đạt 2 tỉ USD, tăng 66,7% chủ yếu do giá thép tăng cao nên Formosa đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu thép; nhập khẩu ước đạt 3,3 tỉ USD, tăng 50% chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất của Formosa.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng ghi nhận và triển khai nhiệm vụ mới |
Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt hơn 28.000 tỉ đồng, bằng 90% kế hoạch; giải ngân vốn đầu tư công nằm trong nhóm đầu cả nước, phấn đấu đến cuối năm hoàn thành trên 90% kế hoạch.
Tỉnh đã thu hút được 52 dự án đầu tư, trong đó 51 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký trên 14.600 tỉ đồng và 1 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký 2,5 tỉ USD.
Năm vừa qua dịch bệnh Covid-19 đã gây ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế, xã hội. Trước bối cảnh chung, tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động kiểm soát dịch bệnh Covid-19, và đôn thúc các ngành như Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ… tổ chức chu đáo việc đưa đón công dân từ các vùng có dịch về trên địa bàn; thực hiện tốt việc tiêm vắc xin, chăm lo thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; tổ chức dạy và học an toàn...
Chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Trước những đề nghị của các cấp, Sở Lao động - Thương bin và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Hà Tĩnh luôn luôn chú trọng đến lĩnh vực đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tham mưu các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm trong bối cảnh vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, nhất là vấn đề đời sống và việc làm cho lực lượng lao động trở về địa phương do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc báo cáo hoạt động trong những năm qua |
Báo cáo trước kỳ họp Hội đồng nhân dân, Giám đốc Sở LĐ&TBXH ông Nguyễn Trí Lạc cho biết: Nhiệm vụ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong ba đột phá chiến lược; là nền tảng của sự phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia, là nhân tố để Hà Tĩnh tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn.
Những năm qua, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và sử dụng nguồn lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Nhưng nhờ thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch nên các doanh nghiệp tại khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Hà Tĩnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường.
Ngoài ra, năm nay tỉnh thu hút nhiều doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và một số tỉnh phía Bắc vào xây dựng nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, mở các cơ sở sản xuất vệ tinh tại Hà Tĩnh, thu hút hàng ngàn lao động địa phương vào làm việc theo hình thức gia công sản phẩm giản đơn.
Với những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm của nhiệm kỳ qua đã góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 53% năm 2015 lên 70% năm 2020 (hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII và vượt 5% so với chỉ tiêu bình quân chung cả nước); số học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm ổn định chiếm hơn 80%, năng suất lao động của người học nghề tăng 18%; cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 55,5% năm 2015 xuống còn 44% năm 2020.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng
Triệu tập 2 đối tượng hành hung tài xế ở bến phà Cồn Nhất, Nam Định
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập
Tin khác
Mùng 5 Tết, chợ dân sinh bán trở lại nhưng khá đìu hiu
Thị trường 02/02/2025 21:41
Hàng hóa dồi dào, giá cả ít biến động sau Tết Ất Tỵ
Thị trường 02/02/2025 09:04
Không để thiếu hàng hóa gây tăng giá đột biến sau Tết
Thị trường 01/02/2025 20:35
Giá xăng dầu đồng loạt giảm vào chiều mùng 4 Tết
Thị trường 01/02/2025 17:33
Tỷ giá USD hôm nay (1/2): Thế giới bật tăng, thị trường tự do tiếp đà giảm
Thị trường 01/02/2025 08:00
Giá xăng dầu hôm nay (1/2): Giá dầu thế giới giảm tuần thứ hai liên tiếp
Thị trường 01/02/2025 07:59
Giá vàng hôm nay (1/2): Vàng thế giới lập kỷ lục mới
Thị trường 01/02/2025 06:09
Tín dụng 2025 tập trung vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên
Thị trường 31/01/2025 19:38
Cập nhật giá vàng ngày 31/1: Vàng thế giới tăng "phi mã"
Thị trường 31/01/2025 17:55
Giá xăng dầu hôm nay (31/1): Giá dầu thế giới tăng nhẹ
Thị trường 31/01/2025 07:07