Năm 2019, thanh toán thuốc ARV từ Quỹ Bảo hiểm y tế: Cơ hội cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
Hỗ trợ đồng chi trả thuốc ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có thẻ BHYT | |
Hỗ trợ thuốc ARV miễn phí cho những người nhiễm HIV ở Phú Thọ |
Tăng tỷ lệ người bệnh HIV/AIDS có thẻ BHYT
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế): Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á cam kết nhanh chóng đạt được mục tiêu 90-90-90 (90 % người có HIV biết được tình trạng bệnh của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp) trong phòng, chống HIV/AIDS.
Mặc dù trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác phòng, chống đại dịch này, nhưng dịch HIV vẫn đang tiềm ẩn nguy cơ bùng phát nguy hiểm. “Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nguy cơ cao có xu hướng tăng, nhất là trong nhóm nghiện chích ma túy và trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam. Bên cạnh đó, các nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn tài trợ đã bị cắt giảm, nguồn ngân sách trong nước gặp nhiều khó khăn” – PGS Nguyễn Hoàng Long cho biết.
Thẻ BHYT sẽ giúp người bệnh HIV được chi trả chi phí điều trị liên tục. |
Cũng theo Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, trước kia 80-90% nguồn thuốc ARV cung cấp để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV tại Việt Nam là do nguồn viện trợ từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn viện trợ từ nước ngoài hiện đã bị cắt giảm và dự kiến từ 2020 sẽ không còn. Vì thế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 2188 quy định về việc mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh chữa bệnh BHYT và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng HIV. Theo đó, từ 1/1/2019 tới đây, toàn bộ người nhiễm HIV từ 16 tuổi trở lên sẽ được thanh quyết toán thuốc ARV từ nguồn BHYT thay vì nguồn tài trợ cấp miễn phí như hiện nay.
Phát biểu tại Hội thảo Hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán thuốc ARV nguồn quỹ BHYT năm 2019 đối với các cơ sở điều trị HIV/AIDS do Cục Phòng chống HIV/AIDS tổ chức vừa qua tại Hà Nội, Bà Dương Thúy Anh, Phó Chánh Văn phòng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, kể từ năm 2017 khi BHXH thanh toán cho các dịch vụ liên quan xét nghiệm, tải lượng virus, công khám, số người bệnh HIV/AIDS có thẻ BHYT tăng lên. Đặc biệt từ đầu năm 2018, sau khi Bộ Y tế đưa ra khung kế hoạch mua thẻ BHYT, các địa phương được bố trí ngân sách nên đồng loạt mua thẻ BHYT cho người nhiễm. Đến hết năm 2018, con số này sẽ đạt 90%.
Bà Ritu Singh, Giám đốc Chương trình Y tế Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID) cho biết: Trên thế giới rất ít các quốc gia sử dụng BHYT để chi trả cho dịch vụ điều trị HIV mà phần lớn là dùng tiền thuế để trợ cấp miễn phí điều trị cho bệnh nhân HIV. Trong 15 nước có tỷ lệ lây nhiễm cao nằm trong chương trình PEPFAR hỗ trợ, Việt Nam là nước duy nhất và đi đầu trong việc sử dụng nguồn lực trong nước thông qua BHYT để hỗ trợ các dịch vụ điều trị HIV cho người dân. |
Thông tin từ Cục Phòng chống HIV/AIDS, đến nay đã có 190 cơ sở điều trị tại 63 tỉnh, thành phố nhận thuốc ARV nguồn BHYT, tương ứng hơn 48 nghìn bệnh nhân trong năm 2019. 90% trong tổng số 433 cơ sở điều trị HIV/AIDS đã ký hợp đồng, 85% đã thanh toán ít nhất một dịch vụ nguồn BHYT đến hết 31/10/2018. Đến nay, tỷ lệ bao phủ BHYT chung tại 63 tỉnh, thành phố đạt 89%, trong đó có bốn tỉnh đạt 100% như Ninh Thuận, Lai Châu, Cà Mau, Cao Bằng; có 42 tỉnh đạt hơn 90% và hiện còn khoảng 6 tỉnh đạt từ 70-80%.
Nhiều chính sách hỗ trợ người bệnh HIV/AIDS
Theo bà Dương Thúy Anh, Phó Chánh Văn phòng Cục Phòng chống HIV/AIDS, một trong những điểm mới mà ngành y tế triển khai quản lý, hỗ trợ người có HIV là trong năm 2019 sẽ triển khai hệ thống quản lý bệnh nhân tham gia điều trị ARV gồm quản lý thông tin bệnh nhân điều trị ARV, hồ sơ bệnh án điện tử; kết nối dữ liệu tối thiểu 432 cơ sở điều trị và lồng ghép hệ thống thanh toán BHYT.
“Hệ thống này sẽ quản lý các bệnh nhân có thẻ BHYT và chưa có thẻ BHYT, xác định được danh tính bệnh nhân kể cả khi bệnh nhân chuyển viện sang các địa bàn, tuyến khác; bảo đảm bệnh nhân nhận các nguồn thuốc khác nhau cũng tổng hợp nắm được con số, không bị trùng lắp trong cấp phát thuốc”. Hệ thống này cũng cấp mã định danh và quản lý người bệnh trên toàn hệ thống; theo dõi, giám sát quản lý, sử dụng và quyết toán thuốc kháng HIV nguồn BHYT.
Đặc biệt, quyết định của Thủ tướng đã phê duyệt một số cơ chế đặc thù cho cung ứng thuốc ARV như sau: Đấu thầu tập trung cấp quốc gia thuốc ARV nguồn quỹ BHYT; Cơ quan BHXH ký hợp đồng trực tiếp với nhà cung ứng thuốc; Giao Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành phố đảm bảo 100% người nhiễm HIV, có thẻ BHYT; Căn cứ khả năng ngân sách, các đia phương đảm bảo ngân sách cho việc hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc ARV đối với bệnh nhân có thẻ BHYT.
Hiện nay, chính sách dành cho người bệnh mắc HIV đã đồng bộ và không có rào cản cho người mắc HIV tiếp cận với nguồn thuốc ARV từ BHYT. “Chỉ có một nhóm rất nhỏ không muốn dùng thẻ, hoặc họ không có giấy tờ tùy thân (khoảng 3%). Tuy nhiên, những điều này đã được Thông tư 27 giải quyết bằng việc hỗ trợ ban hành thẻ BHYT có ảnh. Như vậy, những trở ngại về giải pháp cho người có thẻ không còn khó khăn. Khó khăn là liệu người có thẻ có dùng hay không vì sự phân biệt kỳ thị. Nhiều khi sự phân biệt kỳ thị làm hạn chế tiếp cận dịch vụ”, bà Thúy Anh nói.
Hiện nay các cơ sở điều trị có phòng khám HIV riêng biệt, nhằm tránh phân biệt kỳ thị. Bác sĩ cũng tạo điều kiện khám cho người nhiễm. Ông Nguyễn Hoàng Long cho biết thêm, để tránh sự kỳ thị của cộng đồng, với các bệnh nhân bị HIV khi đến khám bảo hiểm y tế thì sẽ không tách ra luồng riêng. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin của người bệnh HIV có thẻ bảo hiểm y tế để tránh việc họ tự kỳ thị chính mình.
Bộ Y tế đã lập kế hoạch nhu cầu thuốc từ các nguồn bảo đảm đủ thuốc cho tất cả bệnh nhân trên toàn quốc trong năm 2019. Trường hợp cơ sở điều trị không đủ điều kiện khám chữa bệnh BHYT, Sở Y tế và cơ sở điều trị phải chuyển bệnh nhân sang cơ sở điều trị có đủ điều kiện cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh BHYT cho HIV/AIDS; chịu trách nhiệm bảo đảm nguồn thuốc ARV cho người bệnh từ 1/1/2019. “Trong giai đoạn chuyển đổi, người bệnh HIV/AIDS phải có trách nhiệm tham gia BHYT. Ngoài thuốc ARV còn có xét nghiệm CD4, tải lượng virus đắt tiền, nếu không tham gia sẽ không được hỗ trợ, bảo đảm chất lượng điều trị”, bà Thúy Anh nhấn mạnh.
Đến tháng 1/2019, BHYT bắt đầu được sử dụng để chi trả cho khoảng 48,000 bệnh nhân HIV với chi phí dành cho thuốc ARV từ nguồn bảo hiểm. Trong thời gian 2-3 năm tới, bảo hiểm sẽ là nguồn lực chính chi trả các chi phí điều trị cho toàn bộ bệnh nhân HIV có tham gia BHYT.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47