Năm 2015 kinh tế Việt Nam những điểm nhấn
10 dấu ấn kinh tế Việt Nam 2015 |
Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng mạnh, nông nghiệp cải thiện về sản lượng và cơ cấu
Trong năm 2015, công nghiệp luôn là động lực mạnh cho nền kinh tế và ghi nhận sự cải thiện ở hầu hết các chỉ số: So với cùng kỳ năm trước, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 11 tháng đầu năm 2015 tăng 9,7% (cao hơn nhiều mức tăng 7,5% cùng kỳ năm 2014); Chỉ số tiêu thụ tiếp tục tăng; Chỉ số tồn kho thấp hơn cùng kỳ năm trước..
Tính đến giữa tháng 11, vụ mùa phía Bắc có tiến độ theo sát kế hoạch, năng suất tăng nhẹ (ước đạt 50,2 tạ/ha) và sản lượng ước đạt 5,9 triệu tấn - giảm 52,8 nghìn tấn, chủ yếu do diện tích gieo cấy giảm 14,8 nghìn ha so với vụ mùa năm 2014. Do thời tiết, thu hoạch vụ mùa phía Nam chậm, mới bằng 40,9% diện tích gieo trồng và 58,7% so cùng kỳ năm trước. Đàn trâu, bò, lợn và gia cầm, cũng như hoạt động tái đàn đều tăng nhẹ từ 2-5%; riêng đàn bò sữa tăng mạnh 21% so cùng thời điểm năm 2014. Giá thịt ổn định giúp người sản xuất an tâm. Sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác cá và tôm đều tăng 4-6% so với cùng kỳ năm trước. Giá cá tra thấp và không ổn định, nhưng nhu cầu nhập khẩu cá tra của các nước tăng. Trong số diện tích rừng trồng tập trung và phân tán, sản lượng gỗ và củi khai thác củi khai thác đều tăng. Diện tích rừng bị thiệt hại giảm 51% so với cùng kỳ năm 2014 (rừng bị cháy giảm 65,4%, nhưng rừng bị chặt phá tăng 13,9%).
Thị trường tiếp tục mở rộng và nhập siêu trở lại
Trong 11 tháng của đầu năm 2015, thị trường tiêu thụ trong nước tiếp tục mở rộng, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9,4% (loại trừ yếu tố giá tăng 8,3%) so cùng kỳ. Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 8,3%, ước đạt 148,7 tỉ USD. Động lực xuất khẩu vẫn nghiêng về khu vực FDI, với kim ngạch 105,1 tỉ USD (kể cả dầu thô) - tăng 13,5%, trong khi khu vực kinh tế trong nước giảm 2,6%. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 30,6 tỉ USD - tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2014. Xuất khẩu sang thị trường EU, Trung Quốc và Hàn Quốc đều tăng, nhưng giảm đối với thị trường Nhật Bản và ASEAN.
Tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tăng 13,7% - đạt 152,5 tỉ USD, tăng ở cả 2 khu vực kinh tế trong nước (đạt 62,3 tỉ USD, tăng 8%) và khu vực FDI (90,2 tỉ USD, tăng 18,1%). Do sự mở rộng đầu tư FDI, nên kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất, gia công, lắp ráp trong nước tiếp tục tăng cao, với mức trên 20% đối với máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện tử, máy tính và linh kiện điện thoại các loại. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 45,1 tỉ USD - tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; Nhập khẩu từ Hàn Quốc, EU và Hoa Kỳ đều tăng từ 25- 28,5%. Tháng 10.2015 xuất siêu 500 triệu USD, còn tính chung 11 tháng, Việt Nam nhập siêu 3,8 tỉ USD - bằng 2,5% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 18,8 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 15 tỉ USD. Kim ngạch nhập khẩu ôtô đạt 5,3 tỉ USD - tăng 60%, trong đó ôtô nguyên chiếc tăng 91% (ôtô dưới 9 chỗ ngồi tăng 46,1%). Đây chính là nguyên nhân lớn của nhập siêu năm 2015.
Giá cả bình ổn, lạm phát thấp nhất trong 14 năm qua
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11.2015 tăng 0,07% so với tháng trước; tăng 0,58% so với tháng 12.2014 và tăng 0,34% so với cùng kỳ năm 2014. CPI bình quân 11 tháng của năm 2015 tăng 0,64% so cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tháng 11.2015 tăng 0,05% so với tháng trước và tăng 1,72% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng của năm 2015 tăng 2,08% so với bình quân cùng kỳ năm 2014 và thấp nhất trong 14 năm qua. Lạm phát thấp không phải do tổng cầu xã hội giảm, mà chủ yếu do hiệu ứng của chính sách đầu tư công, sự tuân thủ quy luật lưu thông tiền tệ, nỗ lực cải thiện môi trường và giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, gia tăng các hoạt động khuyến mãi, giảm giá, quản lý thương mại và hoạt động bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, cũng như do giá nhập khẩu nhiều nguyên liệu đầu vào thế giới giảm hoặc thấp, nhất là xăng dầu giảm 20% và giá vàng giảm 2,28% trong 11 tháng qua. Đến nay, ngành Tài chính đã cắt giảm được 420 giờ nộp thuế, hơn 98% các doanh nghiệp đã kê khai thuế qua mạng, 80% số doanh nghiệp đã nộp thuế theo phương thức điện tử, hơn 98% kim ngạch xuất nhập khẩu đã được thông quan điện tử.
Riêng Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11.2015 giảm 0,31% so với tháng trước, tăng 4,61% so với tháng 12.2014 và tăng 4,98% so với cùng kỳ năm 2014 và gắn với hệ quả các đợt điều chỉnh tỉ giá trong nước và quốc tế trước đó.
Đầu tư và áp lực cân đối ngân sách tiếp tục tăng
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp khoảng 1,8 lần so với 5 năm trước - bằng khoảng 31,2% GDP. Đến 15.11, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN đạt 194,1 nghìn tỉ đồng - bằng 92,2% kế hoạch và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng thu ngân NSNN ước đạt 807 nghìn tỉ đồng, bằng 88,6% dự toán. Tổng chi NSNN ước đạt 83,9% dự toán năm, trong đó nổi bật là chi trả nợ và viện trợ 132,9 nghìn tỉ đồng - bằng 88,6% dự toán.
Nợ công dự kiến chiếm 61,3% GDP năm 2015. Nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh hiện chiếm 11,4% GDP, khoảng 19% tổng nợ công - tức hơn 21 tỉ USD. Tổng nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hiện bằng 1,41 lần vốn chủ sở hữu, trong giới hạn quy định là không quá 3 lần.
Mặt bằng lãi suất giảm, năm 2015 chỉ bằng 40% so với năm 2011; dư nợ tín dụng tăng 17%, cao nhất kể từ năm 2011. Nợ xấu ngân hàng giảm còn khoảng 2,9% tổng dư nợ toàn ngành so với mức trên 17% năm 2011. Cán cân thanh toán quốc tế thặng dư khá cao; dự trữ ngoại hối năm 2015 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2015 tăng 19 bậc so với năm 2010.
Theo Ngân hàng Chính sách xã hội, đến hết tháng 10.2015, doanh số cho vay các chương trình tín dụng nhằm khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, thương mại đối với các vùng miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc tại vùng khó khăn đạt hơn 38.404 nghìn tỉ đồng. Nguồn vốn này đã giúp các gia đình thoát nghèo, cải thiện đời sống và vươn lên làm giàu. Tính chung 11 tháng đầu năm 2015, cả nước có 222,9 nghìn lượt hộ thiếu đói - giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 925,3 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói - giảm 30,4%.
Về triển vọng, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, theo đó: Tốc độ tăng GDP năm 2016 đạt 6,7%, xuất khẩu tăng 10%, nhập siêu dưới 5% kim ngạch xuất khẩu, lạm phát dưới 5%, vốn đầu tư toàn xã hội bằng 31% GDP…
Việt Nam được đánh giá là “ánh sáng hiếm hoi” trong bức tranh ảm đạm của hầu hết các nền kinh tế mới nổi và là một trong 3 nền kinh tế hứa hẹn về tăng trưởng ở châu Á, dù có thể đi kèm theo thâm hụt cán cân vãng lai nhẹ trong trung hạn. Nhiều khả năng, Việt Nam đạt mức tăng trưởng cả năm hơn 6,5% GDP và sẽ đạt 13/14 chỉ tiêu kế hoạch cả năm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34