Muốn phục hồi nhanh cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng
Thực tế những năm qua, khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò tiên phong trong tiến trình phát triển vượt bậc của Việt Nam. Từ thúc đẩy đầu tư đến tạo công ăn việc làm và tăng trưởng, khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần đưa Việt Nam gia nhập hàng ngũ các nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ sau một thế hệ. Nhờ mở cửa thương mại và theo đuổi mô hình tăng trưởng hướng đến xuất khẩu, Việt Nam đã thu hút được lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các phân khúc sử dụng nhiều lao động của chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước đã có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, thể hiện sự năng động không kém với các công ty lớn trên thế giới. Điển hình như Vingroup, VietJet, Masan,… hoạt động trên khắp khu vực châu Á.
Theo nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), với những thành tựu ấn tượng đạt được trong những năm qua, Việt Nam có khát vọng trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, dịch Covid-19 xảy ra từ năm 2020 đến nay đã đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế.
Lâu nay các doanh nghiệp tư nhân vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ảnh: Lê Hương |
Mặc dù Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới ghi nhận mức tăng trưởng dương vào năm 2020, với tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 2,9%, nhưng mức độ tăng trưởng này chưa bằng một nửa so với thời kỳ trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra.
Biến thể Delta lần này với mức độ lây nhiễm cao trong khi tỷ lệ tiêm chủng toàn dân còn thấp có nguy cơ kéo lùi lộ trình phục hồi kinh tế của Việt Nam. Trong mọi tình huống, việc thúc đẩy sự phát triển và đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân thông qua mô hình tăng trưởng bao trùm và dựa vào nâng cao năng suất là hết sức cần thiết để đưa Việt Nam trở lại lộ trình tăng trưởng cao.
Song vẫn còn nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ
Hầu hết doanh nghiệp tư nhân trong nước là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số lượng nhân viên ít hơn 50 người, hoạt động trong các dịch vụ có năng suất tương đối thấp (như các cửa hàng bán lẻ và cửa hàng ăn nhỏ) cũng như sản xuất đơn giản, và hướng đến thị trường nội địa thay vì xuất khẩu.
Ngoài ra, số lượng sáng kiến đổi mới sáng tạo do doanh nghiệp tự báo cáo dường như thấp hơn mức được kỳ vọng đối với một quốc gia có mức độ phát triển như Việt Nam. Càng ngày, khoảng cách giữa những doanh nghiệp hàng đầu đối với các công ty phía sau càng lớn và gia tăng về năng suất.Tỷ lệ nghịch với số lượng doanh nghiệp tư nhân trong nước tăng mạnh từ năm 2000 đến năm 2016 là quy mô doanh nghiệp giảm khoảng 40%. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân lại không tận dụng được lợi ích đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) - lâu nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam...
Hầu hết các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam tập trung vào ngành cần nhiều lao động tay chân. |
Hầu hết các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam tập trung vào các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động, hoạt động đơn giản và thuộc công đoạn lắp ráp cuối cùng của các chuỗi giá trị toàn cầu. Điển hình như xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và điện thoại di động. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này chưa đáp ứng được vai trò là chất xúc tác để tạo ra hiệu ứng lan tỏa cho khu vực kinh tế tư nhân trong nước. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ ra rằng, các đơn vị cung cấp trong nước chưa có khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng và giá cả. Chính vì vậy, hầu như doanh nghiệp FDI ít khi sử dụng nguồn cung từ nhà cung cấp trong nước.
Một lực cản khác đối với khu vực tư nhân chính là doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ dấu ấn to lớn trong kinh tế Việt Nam. Theo thống kê của Tổng Cục thuế, doanh nghiệp Nhà nước giữ vị trí thống lĩnh trong nền kinh tế, đóng góp gần 1/3 tổng GDP. Tại Việt Nam, Nhà nước nắm giữ đa số cổ phần trong 1.500 công ty, trong đó có khoảng 740 công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán là HNX và HoSE.
Mặc dù Việt Nam đang tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước với quy mô lớn, nhưng đến nay tiến độ vẫn còn chậm so với kế hoạch. Việc Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong những ngành kinh tế có vai trò hỗ trợ hoạt động các ngành khác, có thể là nguyên nhân dẫn đến hạn chế đầu tư tư nhân và đổi mới sáng tạo.
Cần tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân
Trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19, việc tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực tư nhân vốn năng động, đa dạng và năng suất cao là điều cần thiết với nền kinh tế, khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm.
Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, có lượng nhân công ít. |
Thực tế, quy mô và ảnh hưởng lớn của doanh nghiệp Nhà nước có thể cản trở cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và mới hoạt động. Tiềm năng gia nhập thị trường và hoạt động của doanh nghiệp tư nhân có thể bị ảnh hưởng bởi sự thống trị thị trường của doanh nghiệp Nhà nước hoặc các doanh nghiệp bề dày hoạt động. Doanh nghiệp tư nhân khó tham gia và cạnh tranh đầy đủ, khi có quá nhiều ưu đãi dành cho các doanh nghiệp Nhà nước.
Để vượt qua “cú sốc” suy giảm mức độ tăng trưởng do dịch, đòi hỏi phải khai thác triệt để tiềm năng của kinh tế tư nhân, thông qua các cải cách chính sách nhằm giảm thiểu những yếu tố làm hạn chế hiệu quả và cản trở năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp tư nhân. Cùng với đó, đảm bảo phát triển bao trùm và bền vững tất cả khu vực, ngành nghề kinh tế.
Việc số hóa cũng cần được đẩy mạnh, do đại dịch Covid-19 và đang khiến động lực tăng trưởng dịch chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ, cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại nên có những chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc khổi tư nhân có nguồn vốn ổn định để hoạt động.
Ngoài ra, để đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định sau dịch, nhu cầu lao động lành nghề cũng như các công nghệ tinh vi hơn phải tăng lên. Tuy nhiên, lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay phần đông có trình độ học vấn thấp, kỹ năng yếu và thiếu. Đây là những hạn chế lớn để tham gia, đầu tư vào các hoạt động đổi mới sáng tạo của các công ty.
Mặc dù có lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở mức cao so với thế giới, nhưng hệ thống giáo dục sau phổ thông của nước ta hiện chưa phù hợp và có chất lượng thấp. Chính vì vậy, dịch Covid-19 cũng nhấn mạnh sự cần thiết xây dựng kỹ năng số cho giới trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cách thức nền kinh tế phục hồi sau đại dịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04
Giá xăng dầu hôm nay (22/1): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thị trường 22/01/2025 07:34
Tỷ giá USD hôm nay (22/1): Đồng USD thế giới lao dốc
Thị trường 22/01/2025 06:26
Giá vàng hôm nay (22/1): Vẫn tiếp tục tăng mạnh
Thị trường 22/01/2025 06:22
Giá vàng hôm nay (21/1): Vàng tăng giá sau khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ
Thị trường 21/01/2025 10:04
Tỷ giá USD hôm nay (21/1): Đồng USD trong nước và thế giới đồng loạt giảm
Thị trường 21/01/2025 10:02