Muỗi Wolbachia “khắc tinh” muỗi truyền bệnh SXH: Sắp được thả vào đất liền
Muỗi Wolbachia khắc tinh của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết |
Dự án nghiên cứu thả loại muỗi Wolbachia do quỹ Bill Gate tài trợ cho 7 nước đang có tình hình dịch bệnh SXH tăng cao, và quốc gia đó đang tích cực thực hiện các biện pháp để dập dịch nhanh chóng, trong đó có Việt Nam. Bản chất, muỗi Wolbachia chính là muỗi vằn Aedes Aegypti truyền bệnh SXH, được cấy vi khuẩn chứa Wolbachia (vi khuẩn làm ức chế khả năng lây truyền virút SXH).
Muỗi Wolbachia được nuôi trong phòng thí nghiệm. Ảnh: Ban chỉ đạo cung cấp |
Bà Mai Thị Chu Linh, Khoa Côn trùng và Động vật y học (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), thành viên của Dự án cho biết, muỗi Wolbachia được nuôi trong phòng thí nghiệm với việc theo dõi nhiệt độ rất sát sao để bảo đảm độ ẩm tốt nhất cho muỗi phát triển. Loại máu để cho muỗi hút phải là máu sạch, người cho hút máu không được uống kháng sinh để không làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng muỗi Wolbachia. Và để bảo đảm muỗi Wolbachia có thể sống tốt ngoài tự nhiên, hàng tuần các kỹ thuật viên sẽ thả 20% muỗi ngoài thực địa vào để giao phối với 80% muỗi được nuôi trong phòng thí nghiệm. Sau khoảng 5 – 10 lần nhân giống như vậy, muỗi được thả ra ngoài tự nhiên.
Ngoài ức chế vi rút truyền bệnh SXH, muỗi Wolbachia chính là “khắc tinh” của muỗi truyền bệnh SXH. Với sáu cơ chế, muỗi Wolbachia đực giao phối với muỗi vằn Aedes Aegypti cái sẽ khiến trứng đẻ ra bị lép, không nở thành bọ gậy được. Muỗi Wolbachia cái giao phối với muỗi vằn Aedes Aegypti đực sẽ sinh ra muỗi Wolbachia. Đặc biệt, khi muỗi Wolbachia được thả ra ngoài thực địa, muỗi vằn Aedes Aegypti truyền bệnh SXH sẽ bị tiêu diệt dần dần. Thay thế vào đó là muỗi Wolbachia không truyền bệnh SXH và có vòng đời ngắn hơn rất nhiều loài muỗi vằn thông thường. Tuổi thọ bình thường của muỗi SXH dài 34 ngày, nhưng bị nhiễm vi khuẩn Wolbachia thì sẽ rút ngắn còn 12 ngày.
Được biết, trên thế giới, một số nước như Úc, Anh, Brazil đã sử dụng muỗi Wolbachia để diệt muỗi mang mầm bệnh SXH. Và hiện nay, Việt Nam cũng đang thẩm định kết quả, để sử dụng loại muỗi này nhằm ngăn chặn và dập dịch SXH vốn đang bùng phát hiện nay.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58