Muỗi vằn “vũ khí” quan trọng chống lại Zika
Chấm dứt dịch do vi rút Zika tại Khánh Hòa và TP.Hồ Chí Minh | |
Vi rút Zika đáng sợ, nhưng dễ phòng chống |
Theo đó, kết quả nghiên cứu nói trên được đăng tải trên tạp chí khoa học Cell Host & Microbe vào ngày 5/5. Đây là nghiên cứu đầu tiên được đăng trên một tạp chí khoa học về hiệu quả của vi khuẩn Wolbachia đối với vi-rút Zika của các nghiên cứu viên thuộc Quỹ Oswaldo Cruz (Fiocruz) của Brazil.
Đảo Trí Nguyên (TP Nha Trang), nơi đã được ứng dụng thả muỗi mang tác nhân sinh học Wolbachia |
Tiến sĩ Luciano Moreira, Trưởng nhóm thực hiện Dự án Loại trừ Sốt xuất huyết tại Brazil đồng thời là một trong những tác giả chính của bài báo khoa học này, cho biết: Trong một thời gian dài, các nhà khoa học đã biết rằng vi khuẩn Wolbachia có khả năng ức chế sự lan truyền của các vi-rút do muỗi truyền và đã sử dụng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia ở nhiều nước như là một biện pháp tự nhiên để phòng, chống sốt xuất huyết dengue.
“Vi rút Zika và vi rút dengue cùng thuộc một họ, do đó, khi dịch Zika bùng phát tại Brazil, chúng tôi xuất hiện ý tưởng kiểm nghiệm khả năng ức chế vi rút Zika của muỗi mang vi khuẩn Wolbachia”.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Moreira đã gây nhiễm hai chủng vi rút Zika được phân lập gần đây ở Brazil cho muỗi bắt từ thực địa (không mang Wolbachia) và muỗi mang Wolbachia ở Brazil. Kết quả cho thấy có sự giảm đáng kể số lượng vi rút Zika trong nước bọt của muỗi muỗi mang Wolbachia, chứng tỏ Wolbachia có nhiều tiềm năng trong việc ngăn chặn sự lan truyền của vi rút Zika ở thực địa.
Chương trình Loại trừ Sốt xuất huyết đã bắt đầu thí điểm phương pháp sử dụng muỗi vằn mang Wolbachia từ năm 2011 và hiện nay đã thả muỗi này ở Brazil, Colombia, Việt Nam, Indonesia và Australia nhằm mục đích ngăn chặn sự lan truyền của bệnh sốt xuất huyết dengue.
Trước đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia sử dụng tại đảo Trí Nguyên (TP Nha Trang, Khánh Hòa) trong khuôn khổ dự án “Hướng tới loại trừ SXH tại Việt Nam” (một dự án thành phần của Chương trình “Loại trừ SXH” toàn cầu do Đại học Monash của Australia chủ trì) có nguồn gốc từ đảo Trí Nguyên, có khả năng khống chế sự phát triển của vi rút Dengue trong chủng muỗi này, an toàn với con người và thân thiện với môi trường.
Tại thực địa đảo Trí Nguyên, nơi đã được ứng dụng thả muỗi mang tác nhân sinh học Wolbachia từ tháng 5/2014 đến tháng 11/2014, kết quả bước đầu cho thấy không có dịch SXH trên đảo Trí Nguyên kể từ năm 2014 cho tới nay, trong khi đó năm 2015 là năm tại TP Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa có dịch SXH lớn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58