Mức phạt vi phạm trong hôn nhân gia đình còn nhẹ: Vẫn là chuyện nội bộ
Quy định xử phạt trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình: Không chỉ là phạt tiền | |
Tài sản chung trong thời kỳ chung sống như vợ chồng giải quyết như thế nào? |
Cụ thể, theo Nghị định 67/2015 được sửa đổi, bổ sung của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/10 quy định về kết hôn, ly hôn và phi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng được quy định như sau: Phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng đối với hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Phạt tiền từ 10- 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ...
Với quy định sửa đổi, bổ sung lần này, nếu so sánh với điều 48, Nghị định số 110/2013/NĐ – CP của Chính phủ quy định trước đó thì mức xử phạt này có sự thay đổi không đáng kể. Đây chính là những lo ngại về tình trạng vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình không được giải quyết triệt để. Đặc biệt, những đối tượng vi phạm trong lĩnh vực được quy định này đa phần là có điều kiện kinh tế, hoặc ở những nơi vùng sâu, vùng xa.
Với quy định sửa đổi, bổ sung lần này, nếu so sánh với điều 48, Nghị định số 110/2013/NĐ – CP của Chính phủ quy định trước đó thì mức xử phạt này có sự thay đổi không đáng kể. Đây chính là những lo ngại về tình trạng vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình không được giải quyết triệt để. Đặc biệt, những đối tượng vi phạm trong lĩnh vực được quy định này đa phần là có điều kiện kinh tế, hoặc ở những nơi vùng sâu, vùng xa. |
Với mức phạt từ 1 – 3 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm như trên là quá thấp. Khi chỉ quy định phạt người đang có vợ hoặc có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ. Vậy trong trường hợp cả hai đều đã có vợ, có chồng nhưng vẫn kết hôn với nhau thì sao?. Rồi cả chuyện, làm thế nào để chứng minh được người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ thì cơ quan chức năng chứng minh bằng cách nào, khi người đó cố tình bảo không biết.
Tiếp đến, chứng minh làm sao là người đang có vợ, có chồng nhưng vẫn sống như vợ chồng với người khác, hay chỉ cần thấy hai người sống cùng nhà với nhau là quy kết đó là sống như vợ chồng?. Trường hợp sống với nhau như vậy thì có cần phải có con chung với nhau mới chứng minh được hay không?. Việc kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi cũng bị áp dụng mức phạt thì cần những gì, chẳng hạn có cần phải có giấy chứng nhận nhận con hay không, hay chỉ cần “nghe” mọi người nói vậy thì có thể phạt được?.
Kết hôn giữa những người đã từng là bố chống con dâu, mẹ vợ con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng… áp dụng với số tiền phạt như vậy là quá ít, không đủ sức răn đe. Bởi lẽ, một khi những người đã quyết đến với nhau trong trường hợp này thì họ đã bất chấp luân thường đạo lý. Số tiền này sẽ chẳng đáng vào đâu, họ sẵn sàng nộp phạt. Vấn đề là sau khi nộp phạt, họ có được sống với nhau hay không?. Trong trường hợp họ có con chung với nhau, ngoài phạt tiền, thì đứa con giữa hai người giải quyết như thế nào?.
Thêm nữa, mức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản cũng là điều cần phải bàn nhiều.
Theo quan điểm của nhiều người, ngoài việc cần tăng thêm mức phạt tiền, còn cần phải chú trọng vào công tác tuyên truyền để người dân hiểu hơn nữa. Vì đối với những vi phạm được quy định phạt từ 1 – 3 triệu đồng, đa phần xảy ra ở những nơi vùng sâu, vùng xa, dân trí chưa cao. Còn đối với hình thức phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng với những hành vi này đa phần xảy ra ở những nơi dân trí cao, người có quyền chức hoặc có điều kiện kinh tế khá giả, nhưng vi phạm pháp luật. Việc chứng minh được những cặp vợ chồng lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản là rất khó. Nếu có tìm ra được việc họ trốn tránh như thế nào thì mức phạt như thế quá nhỏ so với số tiền mà họ vi phạm…
Ngô Bảo Chi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc
Quy định mới về giá điện từ tháng 2
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Tin khác
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin mới 02/02/2025 22:16
Rạng rỡ Việt Nam
Tin mới 02/02/2025 14:03
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Tin mới 01/02/2025 12:24
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Tin mới 01/02/2025 11:45
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết
Tin mới 31/01/2025 20:33
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết
Tin mới 30/01/2025 18:30
Bộ Nội vụ đề xuất thành phố Hà Nội được tổ chức 10 phòng thuộc UBND cấp huyện
Tin mới 30/01/2025 06:45
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới
Tin mới 29/01/2025 12:09
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới
Tin mới 29/01/2025 10:37
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 29/01/2025 01:25