Mùa Trung thu giãn cách lại nhớ những món đồ chơi dân gian
Hà Nội không tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” theo thông lệ hằng nămTrung thu yêu thương cho học sinh khuyết tật có hoàn cảnh khó khănTrăng Rằm soi sáng bản em |
Không khí Tết Trung thu đang tràn ngập trên các nẻo đường từ thành thị cho đến xóm thôn, bản làng. Tết Trung thu là một nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong tín ngưỡng dân tộc. Các món đồ chơi Trung thu truyền thống của nước ta thường gắn liền với văn hóa nông thôn và nó được làm thủ công từ những nguyên liệu gần gũi, thân thiện với thiên nhiên, môi trường, cỏ cây, hoa lá.
Với trẻ nhỏ, đêm Trung thu sẽ thật thiếu nếu như vắng bóng những chiếc đèn ông sao lung linh sắc màu. Đèn ông sao là chiếc đèn Trung thu quen thuộc với tất cả các thế hệ người Việt mỗi dịp Tết Thiếu nhi. Dù cho một số đồ chơi Trung thu truyền thống đang dần mai một, nhưng đèn ông sao vẫn hiện hữu và luôn là một trong những món quà ý nghĩa dành cho trẻ thơ trong dịp Trung thu.
![]() |
Đèn ông sao - món đồ chơi thân thuộc không thể thiếu với trẻ em trong ngày Tết của mình. |
Những chiếc đèn ông sao 5 cánh được làm thủ công, nhiều màu sắc sặc sỡ được bày bán nhiều tại cửa hàng đồ chơi trong phố. Trông thì có vẻ đơn giản, nhưng để làm ra một chiếc đèn ông sao truyền thống thì phải trải qua rất nhiều công đoạn, bên cạnh đó cần có đôi bàn tay khéo léo, sự tỉ mỉ của người nghệ nhân. Nguyên liệu làm đèn gồm: Tre, nứa, giấy bóng kính, giấy màu, hồ dán, dây thép nhỏ và thân cây đay làm cán. Trong quá trình làm ra một chiếc đèn ông sao đẹp thì công đoạn lâu nhất và cần sự khéo léo của đôi tay là trang trí vẽ, dán hoa văn. Đèn ông sao luôn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, những câu hát rước đèn đêm Trung thu vẫn còn vang mãi trong mỗi kí ức tuổi thơ con trẻ: “Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu, cán đây rất dài cán cao quá đầu, em cầm đèn sao em hát vang vang, đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan…”.
Ngoài đèn ông sao, đèn kéo quân cũng là món đồ chơi truyền thống quen thuộc ở Việt Nam mỗi dịp Trung thu về. Ngày nay, không có nhiều trẻ em biết đến đèn kéo quân vì loại đèn này dần mai một và được thay thế bởi nhiều món đồ chơi Trung thu khác.
Đèn kéo quân là trò chơi dân gian thông minh, vui mà học, giúp các em hiểu về lịch sử và giáo dục lòng yêu nước cho con trẻ. Chính vì thế, hình ảnh dán trên đèn kéo quân thường là những đoàn quân xung trận hoặc nói về việc nghĩa.
Sau đó, các “quân” được cải tiến, phong phú, đa dạng hơn như: ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh nhảy múa, nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu, cho đến cả những nhân vật phim truyện cổ, truyện thiếu nhi nổi tiếng.
Trẻ con thế hệ trước rất say mê với đèn kéo quân vì sự nhiệm màu, độc đáo. Đèn kéo quân được làm bằng giấy bao quanh chiếc khung tre gọi là lồng kéo. Đèn kéo quân độc đáo ở chỗ chiếc lồng kéo “biết” xoay tròn, kéo theo bao nhiêu hình, tên dân gian gọi là các “quân”.
![]() |
Mặt nạ giấy bồi - một trong những đồ chơi dân gian được trẻ con ưa thích |
Trống bỏi là đồ chơi Trung thu dân gian truyền thống, góp mặt trong bữa tiệc vui đêm trăng của thiếu nhi ngày xưa. Nhưng hiện tại, trống bỏi dần bị quên lãng, nhiều người còn chưa được nghe tên cũng như nhìn thấy cái trống bé xinh, tí hon này.
Khi quay, trống bỏi tạo ra tiếng “tạch tạch” đanh gọn, vui tai. Thứ đồ chơi dân dã này được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản: đất sét, cán nhựa, que sắt, giấy hồng, dây nilon.
Mặt trống được nặn từ đất sét, chỉ lớn hơn đồng xu một chút, cắm que sắt vào hai bên sườn rồi phơi khô. Sau khi phơi khô, hai mặt trống được bọc bằng giấy đỏ sao cho kín để tạo ra tiếng kêu đanh, gọn, vui tai đặc trưng. Công đoạn cuối là buộc dây, tra cán nhựa, làm “dùi” cho trống.
Mặt nạ giấy bồi cũng là một trong những đồ chơi ưa thích của rất nhiều thế hệ trẻ em trong dịp Trung thu. Những chiếc mặt nạ giấy bồi được bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tạo nên với hình ảnh các nhân vật dân gian Việt Nam gần gũi mà quen thuộc như: ông Địa, chú Tễu, Chí Phèo, Thị Nở... Ngoài ra còn có mặt nạ của các nhân vật trong truyện cổ tích nước ngoài để các em nhỏ hóa trang thành các nhân vật mình yêu thích trong đêm trăng rằm.
Giữa muôn vàn món đồ chơi dân gian truyền thống, tò he là món đồ chơi hết sức thú vị đánh thức giác quan, sự hiếu động của trẻ nhỏ với nghệ thuật tạo hình vô cùng khéo léo và tỉ mỉ từ đôi bàn tay của các nghệ nhân. Tò he đem đến cho trẻ thơ một thế giới bột nặn nhiều màu sắc sặc sỡ, ngộ nghĩnh được thể hiện bằng các hình ảnh nhân vật cổ tích hay các con vật ngộ nghĩnh.
Từ những nguyên liệu thân thuộc với ruộng đồng như bột gạo nếp, phẩm màu tự nhiên, que tre, với sự sáng tạo, kỹ thuật điệu nghệ, người thợ nặn ra những con tò he đủ mọi hình dáng, thể hiện được các cung bậc cảm xúc trên khuôn mặt.
Tò he cũng chính là một trong số ít những món đồ chơi Trung thu dân gian được trẻ con yêu thích và không bị mai một, còn tồn tại đến nay.
![]() |
Ngày này 2 năm trước, anh Ngô Quý Đức (Trung tâm Nghiên cứu Phát triển nông thôn) cùng với những người nghệ nhân làng nghề, đang làm và gìn giữ các món đồ chơi dân gian truyền thống còn lại trong xã hội hiện đại ngày nay. |
Các cụ xưa quan niệm, trò chơi và đồ chơi không đơn thuần để giải trí mà còn là phương tiện giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ. Do đó, những món đồ chơi Trung thu truyền thống Việt Nam như: Tiến sĩ giấy, đèn kéo quân, ông đánh gậy, đèn ông sao... là lời nhắn nhủ, tâm nguyện thâm sâu của cha ông với thế hệ trẻ về tinh thần hiếu học, khuyến khích sự học, thành đạt cho thế hệ con cháu. Đó là truyền thống đáng quý, đáng tự hào cần được bảo tồn và gìn giữ cho các thế hệ mai sau.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41

Triển lãm tranh “Thiên thanh”: Ngợi ca đất nước và hướng đến trái tim thiện lành
Văn hóa 16/04/2025 19:13

Vesak 2025: Loạt hoạt động trong ngày hội lớn nhất của Phật giáo tại núi Bà Đen
Văn hóa 16/04/2025 06:06

Loạt chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Văn hóa 15/04/2025 17:29

Bình yên nghe sóng vỗ
Văn hóa 15/04/2025 16:22