Mùa thu tháng 10 năm ấy
Vang mãi dư âm chiến thắng Kỳ vọng một mùa thu chiến thắng |
![]() |
Trung đoàn Thủ đô tiến vào tiếp quản Hà Nội trong ngày 9-10-1954. (Ảnh: TTXVN) |
Lễ hạ cờ trong nước mắt
Sáng 9-10-1954, các đội công tác ngoại thành Hà Nội phối hợp với bộ đội tiến vào tiếp quản Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Quỳnh Lôi. Đến trưa, bộ đội và nhân dân đã tiếp quản trụ sở đại lý Hoàn Long (nay là phố Thái Hà).
Trong khi bà con ngoại thành nô nức đón mừng chính quyền cách mạng và bộ đội về giải phóng thì sáng 9-10-1954, quân đội Pháp đã âm thầm làm lễ hạ cờ và thu cờ. Đây là lần thứ hai họ làm lễ hạ cờ. Lần thứ nhất là năm 1874 - khi Pháp ký Hòa ước Giáp Tuất với triều Nguyễn. Lá cờ 3 màu xanh, trắng, đỏ lần đầu xuất hiện trên kỳ đài là ngày 20-11-1873, sau khi thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ nhất.
Không khí hạ cờ lần này khác xa lần trước. Trên sân vận động Mangin (sân vận động Cột Cờ), lính Pháp và lính lê dương Bắc Phi thuộc Trung đoàn bộ binh Bắc Kỳ, đơn vị cuối cùng rời Hà Nội, xếp hàng bồng súng làm lễ chào cờ lần cuối trong tiếng kèn binh buồn bã. Trời Hà Nội mưa tầm tã. Tướng Masson, Chỉ huy trưởng lực lượng triệt thoái quân đội Pháp bước ra, đứng nghiêm chào lá cờ đang từ từ kéo xuống. Lá cờ ba màu ướt sũng vì nước mưa được 2 hạ sĩ quan mang xuống sân để làm lễ thu cờ. Họ gấp lá cờ làm bốn. Một sĩ quan cao tuổi ngực đeo đầy huân chương công trạng, trong đó có Bắc Đẩu Bội tinh, đứng chờ lệnh. Viên sĩ quan ấy chính là Đại tá Argence, đã ở Bắc Kỳ từ năm 1945. Tướng Masson quay về phía Đại tá Argence ra lệnh cho ông này tiến lên. Sau khi Đại tá Argence vào vị trí, tướng Masson nói: “Đại tá Argence, ông vinh dự giữ lá cờ này, tôi trao nó cho ông, ông xứng đáng là người ra đi cuối cùng”.
Khác với mệnh lệnh danh dự của tướng Masson, những người lính lại có suy nghĩ trái ngược. Trong hồi ức đăng trên “Diễn đàn Điện Biên Phủ” về lễ hạ cờ, một hạ sĩ quan Pháp viết: “Yên lặng bao trùm vừa khớp với mưa gió lẫn nước mưa trên mặt các sĩ quan là những giọt nước mắt lặng lẽ trong sự tuyệt vọng. Tiếng kèn vang lên trong buồn tẻ thống thiết này đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn lịch sử. Lúc đó là 9h. 72 năm hiện diện của nước Pháp mà nay ra đi với lá cờ này".
Sau lễ thu cờ, một số lính Pháp và lê dương Bắc Phi đi chào tạm biệt những người đồng đội đã chết ở nghĩa trang. Số khác về doanh trại thì thầm bàn tán tương lai. 14h, họ được lệnh tập trung. Đúng 16h, họ đặt chân lên cầu Long Biên đi xuống vùng đệm Hải Phòng.
Màu cờ đỏ rực rỡ và lời căn dặn của Bác Hồ
Khi người lính Pháp cuối cùng đặt chân lên cầu Long Biên, các con phố Hà Nội rực màu cờ đỏ sao vàng. Ủy ban Quân chính Hà Nội được thành lập, do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ là Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.
Việc tiếp quản Hà Nội phải làm sao trong tư thế của người chiến thắng nhưng luôn khiêm tốn và kỷ cương. Sáng ngày 9-10-1954, Báo Nhân Dân (số 237) đăng bài viết của Bác với đầu đề: “Giữ gìn trật tự an ninh”. Trong bài viết, Bác căn dặn các đơn vị bộ đội vào thành Hà Nội phải thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật đã công bố trước đó.
Trong 10 điều kỷ luật có 4 điều bộ đội nên tránh: “Chớ tự kiêu, tự mãn. Chớ rượu chè, cờ bạc, trai gái, hút thuốc phiện. Chớ để lộ bí mật. Chớ xa xỉ, tham ô, lãng phí”. Và 6 điều bộ đội phải làm là: “Phải kính trọng nhân dân, giúp đỡ nhân dân, đoàn kết với nhân dân. Phải khiêm tốn, nghiêm chỉnh. Phải giữ gìn tính chất trong sạch, chất phác của người chiến sĩ cách mạng. Phải thực hành cần, kiệm, liêm, chính. Phải làm đúng 10 điều kỷ luật. Phải luôn luôn cảnh giác. Phải thực hiện tự phê bình và phê bình để tiến bộ không ngừng”.
10 điều kỷ luật này thể hiện sự kịp thời, sâu sát thực tế của Bác nhằm giáo dục bộ đội để họ không vi phạm kỷ luật khi về tiếp quản. Trong bài báo, Người còn viết: “Ngày nay, chúng ta về thành thị, các chú cũng phải làm kiểu mẫu đúng đắn, để tranh lấy thắng lợi trong hòa bình. Chỉ có làm được như vậy nhân dân Hà Nội mới quý mến, tôn trọng và nhiệm vụ mới hoàn thành”.
67 năm đã qua, nhưng cứ đến mùa thu tháng 10, nhiều thế hệ người Hà Nội vẫn trào dâng cảm xúc về ngày thành phố được giải phóng, trở lại vai trò Thủ đô của đất nước Việt Nam độc lập, tự do.
Theo Nguyễn Ngọc Tiến/hanoimoi.com.vn
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Chinh-tri/1013964/mua-thu-thang-10-nam-ay
Bài viết cùng chủ đề
70 năm ngày Giải phóng Thủ đôCó thể bạn quan tâm
Nên xem

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tiếp tục nâng cao chất lượng phong trào thi đua yêu nước trong người lao động

Hiệu quả từ góc sách xanh, sạch, đẹp, an toàn

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp
Tin khác

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp
Sự kiện 20/04/2025 11:44

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu
Sự kiện 19/04/2025 15:13

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Sự kiện 19/04/2025 12:54

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Sự kiện 18/04/2025 16:37

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Thời sự 18/04/2025 14:19

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sự kiện 18/04/2025 11:22

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã
Sự kiện 17/04/2025 20:07

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi
Sự kiện 17/04/2025 18:13

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026
Sự kiện 17/04/2025 17:50

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu
Sự kiện 17/04/2025 15:03