-->

Vang mãi dư âm chiến thắng

Hà Nội đã đi qua những năm tháng khói lửa chiến tranh để bảo vệ Thủ đô và đất nước, nhưng dư âm về ngày chiến thắng còn vang vọng mãi, để lại trong lòng thế hệ trẻ hôm nay bao xúc động, tự hào…
Hào khí tháng Mười Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội

Âm vang hào khí lịch sử

Ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 đã trở thành dấu mốc vàng son trong lịch sử dựng nước, giữ nước của đồng bào Việt Nam nói chung và người dân Hà Nội nói riêng. Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1945, thực dân Pháp buộc phải công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nan, Lào, Campuchia và rút toàn bộ quân ở miền Bắc Việt Nam. Đúng 16h ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên. Sáng 10/10/1954, 20 vạn nhân dân Thủ đô rạo rực cờ hoa ăn mừng chiến thắng, tưng bừng trong tiếng hò reo, phấn khởi đón những người lính vào sinh ra tử trở về với quê nhà.

Vang mãi dư âm chiến thắng
Cây cầu Long Biên chứng kiến những người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hà Nội ngày 9/10/1954

Đến nay, 67 năm trôi qua, hào khí ngày thắng lợi vẻ vang, không khí sum vầy ấm áp ấy vẫn âm vang trong lòng thế hệ trẻ. Những ngày này ở Hà Nội tiết trời mát mẻ, lãng đãng khi vào thu và không khí hào hùng hướng về những ngày tháng 10 lịch sử. Sinh ra và lớn lên tại một thành phố khác nhưng được may mắn được học tập và gắn bó với Thủ đô, các bạn sinh viên cũng bồi hồi, rạo rực về ngày vẻ vang của Hà Nội. Ẩn sâu dưới sự phồn hoa, náo nhiệt của Hà Nội đang ngày càng phát triển văn minh, hiện đại, sánh vai với cường quốc năm châu là một hình ảnh khác của Thủ đô nghìn năm văn hiến, đấu tranh bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc thân yêu.

Sinh viên thế hệ hôm nay đã không ngừng phấn đấu và học tập để tiếp bước truyền thống cha ông, không chỉ học tập tốt để cống hiến cho đất nước mà còn lật lại từng trang sách cũ, sử xưa để thêm hiểu biết, tự hào về dân tộc. Là sinh viên đã gắn bó với Hà Nội 2 năm nay, bạn Lê Thị Huyền, sinh viên khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, không khỏi xúc động trước ngày kỷ niệm Giải phóng Thủ đô: “Khi được sống ở Hà Nội, mình đã yêu những giá trị văn hóa và nét đẹp con người nơi đây. Mình thường tìm hiểu về lịch sử, đặc biệt là lịch sử Hà Nội ở các viện bảo tàng, khu di tích, Lăng Bác để hiểu hơn về ý nghĩa của các cột mốc, những năm tháng đã qua của dân tộc. Mỗi khi Hà Nội chuẩn bị kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô, mình lại thấy bồi hồi, xúc động khó tả. Nhờ có giây phút lịch sử ấy, chúng mình mới có điều kiện lên Hà Nội để sinh hoạt, học tập, tiếp cận với nhiều nguồn tri thức”.

Còn bạn Trần Ngọc Diệp đến từ Nha Trang, sinh viên năm 3 Đại học Bách Khoa bồi hồi nhớ lại những ngày tháng đầu tiên được tham gia kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng Thủ đô: “Năm 2019 là năm đầu tiên mình đến Hà Nội và có cơ hội hòa mình vào không khí hào hùng của nhân dân Thủ đô. Mình có cơ hội được tham gia “Ký ức Hà Nội - 65 năm” tại không gian tranh Bích họa phố Phùng Hưng và xem trưng bày tại các điểm di tích trong khu phố cổ. Khi ấy, mình mới có thể cảm nhận rõ nét về Hà Nội cổ kính nghìn năm văn hiến. Từ giây phút đó, mình càng thêm trân trọng những giây phút hòa bình được sống và tận hưởng tại Hà Nội. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay có thể sẽ ít các hoạt động, nếu năm sau Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm, mình chắc chắn sẽ tham gia”.

Mặc dù mới là sinh viên năm thứ nhất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chỉ gắn bó với Thủ đô chưa đầy 1 năm nhưng bạn Nguyễn Hải Thủy, quê ở Nam Định, đã trưởng thành vượt bậc qua những hoạt động xã hội, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở địa phương nơi mình đang thuê trọ, trong suốt thời gian qua. Bạn Thủy tâm sư: “Dù lớn lên tại mảnh đất Hà Nội hay từ nơi khác đến, Hà Nội vẫn có vị trí nhất định trong trái tim, là nơi mà mỗi người dân tin yêu hướng về. Hào khí của từng đoàn quân tiến về Thủ đô, âm thanh của niềm vui reo hò từ ngày tháng đó còn vang vọng đến thời điểm hiện tại, trở thành bài học quý giá để các bạn trẻ phấn đấu, học tập, noi gương, giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc và đổi mới trước tình hình toàn cầu hóa của nhân loại”.

Năm đặc biệt kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô

Kể từ khi “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ, Hà Nội đã kinh qua bao thăng trầm của lịch sử, có cả những mất mát đau thương nhưng cũng có những phút giây của niềm vui rạo rực, một trong những thời khắc đó là giây phút chứng kiến từng toán lính Pháp rút khỏi Thủ đô.

Vang mãi dư âm chiến thắng
Các bạn sinh viên đang học tại Thủ đô luôn nỗ lực trong học tập. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát)

Hằng năm, mỗi dịp tổ chức ngày lễ kỷ niệm, các bạn học sinh, sinh viên sẽ được đến thăm các bảo tàng lịch sử, đến Hoàng thành Thăng Long hoặc được giao lưu, gặp gỡ với những chứng nhân lịch sử để được nghe kể chuyện và tiếp thêm lòng tự hào, tin yêu với đất nước. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chào cờ tại sân vận động Cột cờ với sự tham gia của cựu chiến binh năm xưa cũng như đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đó là một dịp để những người lính đã từng vào sinh ra tử ôn lại kỉ niệm năm nào, cũng là cách để thế hệ trẻ hôm nay biết ơn những thế hệ cha anh đi trước và nỗ lực phấn đấu cho sự nghiệp dựng xây nước nhà.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay sẽ ít còn các sự kiện lớn, các triển lãm trưng bày, tổ chức chiếu phim lưu động hay những đoàn xe nườm nượp đổ ra đường trong màu cờ đỏ rực hòa chung không khí với người dân Hà thành. Việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm cần phải thiết thực, hiệu quả với tình hình dịch bệnh, tạo không khí vui mừng trước những thành quả của công tác phòng chống dịch, chung tay giữ vững kết quả tốt đẹp đã tạo được suốt thời gian qua. Mỗi người dân tuân thủ các nguyên tắc 5K, đảm bảo an toàn cho bản thân và xã hội cũng là cách bảo vệ Thủ đô, sớm ngày đưa xã hội trở lại với nhịp sống bình thường…

Dù không sinh ra tại mảnh đất Hà Nội, nhưng nếu là người con của dải đất hình chữ S, nếu đã từng được đặt chân đến nơi này, nếu đã học tập và gắn bó ở đây chắc chắn sẽ có một tình cảm đặc biệt thiêng liêng. Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong 67 năm qua, Đảng, Bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên luôn không ngừng nỗ lực để cống hiến, xây dựng một Hà Nội - đầu tàu của đất nước ngày càng phát triển, văn minh, hiện đại.

Minh Nguyệt – Thu Trang

Bài viết cùng chủ đề

70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Xem thêm
Phiên bản di động