Mua sai, phun sai cả hai đều nguy hiểm
Bộ Y tế họp khẩn chống virus Zika cùng các nước Asean | |
Cách phòng chống virus Zika |
Đảm bảo chất lượng bằng “niềm tin”
Chỉ cần “lướt” qua các khu chợ ở nhiều địa điểm khác nhau như: Chợ Vồ (quận Hà Đông, đường Trường Chinh, chợ Tân Mai (Hoàng Mai).., người dân có thể dễ dàng tìm mua các loại thuốc từ diệt cỏ, diệt mối, mọt, diệt côn trùng và theo như lời giới thiệu của các chủ hàng thì có cả thuốc diệt vi rút Zika, SXH. Tại đây, các loại thuốc được chào bán từ thuốc sản xuất trong nước đến các loại thuốc có xuất xứ từ nhiều nước như: Trung Quốc, Anh, Đức, Pháp, Nhật… với nhiều giá thành khác nhau, dao động từ 100.000 đến 250.000 đồng. Theo như lời giới thiệu của một chủ hàng ở phố Hoàng Mai thì sản phẩm của họ chất lượng đã được khẳng định nhiều năm và “tin thì mua”. Hay, cũng với từ khóa thuốc diệt muỗi Zika, SXH, ngay lập tức google sẽ xuất hiện gần 100 sản phẩm khác nhau có tác dụng diệt muỗi Zika, SXH.
Những loại thuốc không được Bộ Y tế kiểm nghiệm đều là thuốc không đảm bảo chất lượng. |
Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với TS. Vũ Đức Chính - Trưởng Khoa Côn trùng (Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương), TS. Chính cho biết, thuốc trôi nổi trên thị trường hiện nay nếu không được Bộ Y tế chứng nhận thì là thuốc không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, theo TS. Chính: “Những loại hóa chất diệt côn trùng khiến côn trùng chết ngay tức khắc chắc chắn sẽ có độc cho cơ thể, không có chuyện tuyệt đối an toàn như lời quảng cáo về dịch vụ. Trong số các loại côn trùng, cụ thể là muỗi không phải loại muỗi nào cũng là muỗi gây bệnh Zika, SXH. Nguy hiểm hơn, nếu việc phun hóa chất này vào những nơi chứa nguồn nước, thức ăn… còn có khả năng gây ngộ độc".
Tự ý phun thuốc “không khác gì muối bỏ bể”
Ths.BS Đào Huy Thân - Phó Trưởng Khoa Phòng chống - Kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội) cho hay, công tác phòng chống dịch là của ngành Y tế, người dân không nên tự ý thuê dịch vụ phun. Trong trường hợp có ổ dịch cần can thiệp phải được nhân viên y tế dự phòng xác minh, chỉ định. Loại hóa chất được phun phải được cấp phép của Bộ Y tế không ảnh hưởng tới sức khỏe người và vật nuôi. Cán bộ phun thuốc cũng phải được đào tạo bài bản, tập huấn đúng kỹ thuật, người dân hoàn toàn không phải mất phí.
Còn theo nhận định của TS. Chính, khi người dân tự ý mua, hay thuê người phun hóa chất diệt muỗi dịch vụ, phun lẻ tẻ sẽ không đảm bảo được hiệu quả diệt muỗi. Bởi, khi xảy ra dịch, hóa chất sẽ được phun trong những ổ dịch đã được khoanh vùng. Khi ổ dịch nhiều sẽ phải phun trên diện rộng. Trường hợp phun hóa chất diệt muỗi dịch vụ lẻ tẻ từng gia đình một “không khác gì muối bỏ bể”, không thể làm muỗi chết hết. Hoặc muỗi có chết nhưng sau đó nó vẫn có thể quay trở lại từ những ngôi nhà lân cận” - TS. Vũ Đức Chính nói .
Ngoài ra, Bs Thân cũng khuyến cáo, để phòng chống dịch bệnh SXH hiệu quả nhất là triệt tiêu đường sinh nở của muỗi. Cách đơn giản là diệt loăng quăng, bọ gậy ở trong và xung quanh nhà như lọ hoa, chậu hoa cây cảnh, bể nước... Vòng đời của muỗi 20 - 30 ngày, nếu không có muỗi sinh ra thì sau khoảng 20 - 30 ngày trong nhà sẽ không còn muỗi. Ngoài ra để hạn chế muỗi đốt nên dùng vợt bắt muỗi và ngủ màn.
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, đến nay đã có 29/30 quận, huyện tại Hà Nội đã ghi nhận các trường hợp mắc SXH (trừ Sóc Sơn), đặc biệt số ca mắc nhiều nhất vẫn là quận Hoàng Mai (464 trường hợp), quận Đống Đa (288 trường hợp), quận Hai Bà Trưng (271 trường hợp) và một số quận, huyện ven đô... Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, SXH vẫn là dịch lưu hàng năm tại Hà Nội và một số địa phương khác trên cả nước. Tính từ đầu năm 2016, số ca bệnh tích lũy là 3.065 trường hợp, không có tử vong, giảm 57% so với năm 2015. “Nơi nào chủ động phòng bệnh tốt, diệt bọ gậy, diệt muỗi, phòng tránh mỗi đốt tốt thì bệnh sẽ giảm. Hoặc bệnh nhân phát hiện sớm được điều trị sẽ tránh được nguy cơ lây lan bệnh”, Phó Giám đốc sở Y tế Hà Nội khẳng định.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã nhiều lần khuyến cáo: Huy động các ban, ngành, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia triển khai chiến dịch loăng quăng (bọ gậy), đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chưa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muối để tiến hành các hình thức loại bỏ và tiêu diệt bọ gậy. Tiến hành xử phạt hành chính các tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của địa phương...
Thu Trang
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Tin khác
8 ngày nghỉ Tết, số ca cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm
Y tế 02/02/2025 16:15
10 lưu ý giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong dịp Tết
Y tế 31/01/2025 10:59
Khoảnh khắc chào đón những em bé đầu tiên chào đời trong năm Ất Tỵ 2025
Y tế 29/01/2025 18:23
Xuân yêu thương của những “chiến sĩ” mặc áo blouse trắng
Y tế 29/01/2025 00:07
247 ca cấp cứu do ngộ độc thức ăn, bia rượu trong 3 ngày nghỉ Tết
Y tế 28/01/2025 12:54
Cảnh báo những tai nạn thương tích ở trẻ em ngày Tết
Y tế 28/01/2025 12:00
Thủ tướng chúc Tết, kiểm tra công tác ứng trực Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Y tế 27/01/2025 22:35
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02