Một ngày ở cánh đồng sản xuất lúa hữu cơ
Nâng cao hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng | |
Chuyển mục đích sử dụng đất tại Hà Nội |
Từ dự án thử nghiệm
Theo ông Lê Trọng Quỳnh (Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Phú ), nông dân Đồng Phú "bén duyên" với lúa hữu cơ gần 6 năm nay. Mô hình được khởi nguồn từ dự án “Nâng cao năng lực sản xuất cho hộ nông dân” do tổ chức JICA (Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản) phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam triển khai vào vụ tháng 5/2012. Ban đầu chỉ có 9 hộ nông dân thôn Thượng Phúc, xã Đồng Phú tham gia với diện tích 2 mẫu.
Theo đó, diện tích trồng thử nghiệm này nhằm đánh giá khả năng tiếp thu công nghệ sản xuất lúa hữu cơ của nông dân và so sánh hiệu quả với các giống cùng loại được sản xuất theo kỹ thuật canh tác thông thường. Bên cạnh đó, tổ chức JICA cũng cử cán bộ về tư vấn từ khâu chọn giống, vật tư nông nghiệp và hỗ trợ vấn đề bao tiêu sản phẩm. Các thành viên chăm sóc theo đúng quy trình, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật do trung tâm cử về. Nhờ đó, người dân đã từng bước thay đổi thói quen sản xuất khi tuân thủ đúng quy trình, ghi chép đầy đủ ngày giờ phun thuốc, bón phân, chủng loại, liều lượng vật tư sử dụng.
Chị Thật nhổ cỏ cho ruộng lúa của gia đình. Ảnh: P.T |
Được biết, sau một thời gian thực hiện theo đúng quy trình sản xuất nghiêm ngặt với 14 tiêu chuẩn do JICA trực tiếp theo dõi, đánh giá; kết quả sau khi phân tích hàm lượng dinh dưỡng trong gạo sản xuất hữu cơ cho thấy dù có năng suất tương đương nhưng chất lượng của lúa hữu cơ lại ưu việt hơn, hàm lượng dinh dưỡng trong gạo sản xuất hữu cơ cao hơn gạo sản xuất thông thường, không có các chất gây hại.
Nhờ vậy, sau khi kết thúc dự án, người dân vẫn duy trì và mở rộng diện tích sản xuất hữu cơ. Từ 2 mẫu ruộng ban đầu, đến nay tổng số diện tích thực hiện mô hình sản xuất này đã mở rộng lên đến 47ha. Đồng thời, bắt đầu từ thôn Thượng Phúc, mô hình sản xuất lúa hữu cơ đã lan rộng tới 3 thôn của xã là Hạ Dục, Hòa Xá và Hoàng Xá. Trong đó, 100% hộ dân thôn Thượng Phúc trồng lúa hữu cơ. Đặc biệt, tháng 9/2017, xã Đồng Phú đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Đồng Phú để chỉ đạo sản xuất, làm dịch vụ thu mua lúa hữu cơ của nhân dân rồi xay xát và đóng gói tiêu thụ.
Hướng tới phát triển bền vững
Không sử dụng các loại phân bón hoá học, mô hình trồng lúa hữu cơ của xã Đồng Phú chỉ sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ nhằm tạo ra sản phẩm lúa gạo có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giảm thiểu hàm lượng các chất gây hại. Do đó, người trồng lúa ở đây luôn tự hào vì những bông lúa sạch mình làm ra. Nếu ai có dịp đi ngang qua cánh đồng xã Đồng Phú, thật không khó để bắt gặp hình ảnh những đống phân hữu cơ được người dân ủ làm phân bón cho lúa ở bờ ruộng.
Với những kết quả đạt được, lúa hữu cơ của HTX Đồng Phú đã được thị trường đón nhận tích cực. Tháng 1/2015, UBND TP Hà Nội đã cho phép HTX Đồng Phú được sử dụng địa danh Đồng Phú để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm gạo trắng, gạo lứt, đậu tương khô được sản xuất theo nguyên lý hữu cơ PAMCI của HTX Nông nghiệp Đồng Phú. Theo đó, HTX Nông nghiệp Đồng Phú có trách nhiệm xây dựng bộ công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể gồm quy chế quản lý, sử dụng nhãn hiệu tập thể; tài liệu hướng dẫn kỹ thuật; quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm; quy định sử dụng tem nhãn. Đồng thời, tổ chức quản lý việc sử dụng tên địa danh làm nhãn hiệu tập thể theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy chế, quy định, quy trình do HTX ban hành. Năm 2016, địa phương đã đăng ký thành công nhãn hiệu tập thể gạo hữu cơ Đồng Phú và có hợp đồng liên kết với một số đơn vị bao tiêu sản phẩm. |
“Trồng lúa hữu cơ mất nhiều công chăm sóc hơn so với trồng lúa truyền thống. Do không được sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ nên gia đình tôi thường xuyên phải làm cỏ, ủ phân bón ruộng, bắt ốc bươu vàng, diệt trứng ốc… Sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình đều thu những hạt lúa sạch. Người nhà ăn cảm thấy thơm, ngon hơn mà giá bán ra cũng cao hơn lúa, gạo được trồng theo phương pháp truyền thống. Tuy vất vả thật nhưng cũng thấy đáng giá” – Chị Trần Thị Thật (53 tuổi, người dân thôn Thượng Phúc) chia sẻ.
Theo ông Lê Trọng Quỳnh, để đạt được thành quả như hiện nay, nông dân xã Đồng Phú đã trải qua rất nhiều khó khăn. Việc thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất thông thường sang sản xuất hữu cơ vốn không dễ dàng. Thời gian đầu kinh nghiệm sản xuất lúa hữu cơ không có, nhiều lúc lúa sâu bệnh không được dùng thuốc hóa học khiến sản lượng thấp. Bên cạnh đó, thị trường cũng chưa ổn định.
Có những lúc không tìm được đầu ra cho sản phẩm, dự án phải mua lại gạo cho nông dân. Nhưng đến nay đã có nhiều công ty, siêu thị đã đến đặt hàng lúa gạo hữu cơ Đồng Phú để cung cấp cho người tiêu dùng và xuất khẩu. Do vậy, yêu cầu mở rộng diện tích trồng lúa hữu cơ để đáp ứng nhu cầu thị trường là rất lớn.
Hiệu quả kinh tế đã mang lại cho nông dân Đồng Phú từ sản xuất lúa hữu cơ là không thể phủ nhận. Phát triển nông nghiệp theo phương pháp canh tác hữu cơ không chỉ góp phần tạo ra những sản phẩm hữu cơ có lợi cho sức khỏe con người mà về lâu dài còn góp phần cải tạo thổ nhưỡng, bảo vệ môi trường sinh thái. Sản xuất lúa hữu cơ chú trọng chất lượng và giá trị sản phẩm qua đó cho hiệu quả kinh tế cao.
Nếu như trước đây, Đồng Phú chủ yếu gieo cấy các giống lúa thuần, lúa lai, song do sản xuất lúa thương phẩm nên giá trị thu nhập trên diện tích canh tác thấp, đời sống của người nông dân còn gặp nhiều khó khăn thì những năm gần đây, nhờ chuyển dịch sang sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao và lúa hữu cơ, thu nhập của người dân được nâng cao, đời sống từng bước được cải thiện.
Mô hình trồng lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú là mô hình sản xuất lúa hữu cơ đầu tiên của TP Hà Nội. Do vậy mở ra nhiều triển vọng mở rộng diện tích và bổ sung vào cơ cấu cây trồng có hiệu quả tại địa phương.“Mô hình sản xuất lúa hữu cơ không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2 - 3 lần so với cấy lúa thông thường mà còn tạo được môi trường sống sinh thái trong lành và giúp nông dân đoàn kết sản xuất theo nhóm hộ.
Đây là những lợi ích thiết thực giúp nông dân trên địa bàn từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và thúc đẩy phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Với hiệu quả kinh tế đã đạt được, thời gian tới, UBND xã sẽ tiếp tục mở rộng mô hình ở tất cả thôn trong xã nhằm giúp nông dân phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị canh tác. Theo lộ trình, đến năm 2021 tổng số diện tích thực hiện mô hình sản xuất này sẽ tăng lên 100ha” - Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Phú cho biết.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thời sự 23/01/2025 20:53
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh
Tin mới 23/01/2025 17:04
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch
Tin mới 23/01/2025 14:42
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Tin mới 23/01/2025 14:38
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết
Tin mới 23/01/2025 11:57
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu Đảng tại Ba Đình
Tin mới 22/01/2025 16:22
Sửa Luật Quảng cáo: Đảm bảo bao quát hết các đối tượng hoạt động quảng cáo trên mạng
Tin mới 22/01/2025 11:39
Hơn 2,7 triệu lượt khách đi tàu metro số 1
Tin mới 20/01/2025 15:24
Chủ tịch Quốc hội gặp mặt kiều bào tiêu biểu tham dự Chương trình “Xuân quê hương 2025”
Tin mới 19/01/2025 20:11
Hướng dẫn cách tính chế độ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Tin mới 18/01/2025 06:17