--> -->
Chương trình giáo dục phổ thông mới:

Môn Ngữ văn - Sự đổi trục trong giáo dục

Từ năm học 2021 - 2022, bộ sách giáo khoa Ngữ văn 6 theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được đưa vào giảng dạy đồng loạt ở các nhà trường. Dù chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai, tập huấn đến giáo viên khoảng 2 năm nay, nhưng đến thời điểm hiện tại, càng gần ngày thay sách, mọi thứ càng trở nên gấp rút và giáo viên cần tâm thế, sự chuẩn bị tốt nhất cho thay đổi lớn lao này.
Hà Nội kích hoạt dạy học trực tuyến sau kỳ nghỉ Tết Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 Tổ chức cho giáo viên góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 2, lớp 6

Thay đổi căn cốt từ mục tiêu, quan điểm giáo dục

Theo cô giáo Trần Thị Thảo (Tổ trưởng Tổ Xã hội, Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông), chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn là sự đổi trục trong giáo dục. Nói như vậy có nghĩa rằng, đây là sự thay đổi căn cốt từ trong mục tiêu, quan điểm giáo dục và giá trị cốt lõi của bộ môn. Nếu chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chủ yếu hướng tới phát triển kiến thức, kỹ năng cho học sinh thì chương trình mới chuyển trục hình thành, nuôi dưỡng và phát triển các phẩm chất, năng lực cho người học.

Chương trình môn Ngữ văn được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh.

Môn Ngữ văn - Sự đổi trục trong giáo dục
Chương trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe. (Ảnh minh họa)

Mục tiêu giáo dục phát huy tính chủ động, tiềm năng của mỗi học sinh, hình thành và phát triển cho người học những phẩm chất cao đẹp như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm…; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính thông qua những hoạt động khám phá, tiếp nhận các văn bản ngôn từ, đặc biệt là văn bản văn học cùng với các hoạt động rèn luyện nghe, nói và thực hành tạo lập các kiểu văn bản thông dụng; góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, chương trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, tiếng Việt và các kỹ năng đọc, viết, nói, nghe.

Ở mỗi cấp học, chương trình Ngữ văn được thiết kế để hiện thực hóa những mục tiêu cụ thể. Đối với cấp Tiểu học: Bước đầu hình thành năng lực chung, năng lực ngôn ngữ qua kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; phát triển năng lực văn học, năng lực thẩm mĩ… Đối với cấp Trung học cơ sở: Tiếp tục phát triển phẩm chất, năng lực tốt đẹp đã được hình thành từ cấp Tiểu học và nâng cao, mở rộng về các phẩm chất, năng lực (tự hào dân tộc, ước mơ, khát vọng…). Đối với cấp Trung học phổ thông: Mở rộng và nâng cao yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực đã được bồi đắp ở cấp Trung học cơ sở, phát triển các phẩm chất, năng lực (bản lĩnh, cá tính, có lí tưởng và hoài bão…).

Về nội dung cốt lõi, cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở được coi là giai đoạn 1 (Giáo dục cơ bản). Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức văn học và tiếng Việt được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học khác (năng lực ngôn ngữ); hình thành và phát triển năng lực văn học; đồng thời, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Cấp Trung học phổ thông là giai đoạn 2 (Giáo dục hướng nghiệp). Chương trình môn học củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ, yêu cầu cao hơn về năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kỹ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về chủ đề và kỹ thuật viết, trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học.

Cũng theo cô giáo Trần Thị Thảo, chương trình giáo dục phổ thông mới môn Ngữ văn còn thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng chuyển từ chỉ đánh kết quả qua các bài kiểm tra định kì để xếp hạng sang đánh giá quá trình nhằm cân bằng và điều chỉnh quá trình dạy học; chuyển từ đánh giá việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết vấn đề, khả năng tư duy và sáng tạo; chuyển từ một kênh giáo viên đánh giá sang đánh giá đa chiều, học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Chương trình Ngữ văn 6 và sự chuẩn bị của nhà trường

Cô giáo Trần Thị Thảo cho biết: Năm học 2021 - 2022 chờ đón sự thay đổi với chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 6. Vì trục giáo dục đã thay đổi từ kiến thức sang năng lực nên chương trình Ngữ văn 6 được thiết kế theo các năng lực sẽ hình thành ở người học: Nghe - nói - đọc - viết. Chính từ mục tiêu và nội dung cốt lõi này nên ngay từ năm học 2020 - 2021, giáo viên Ngữ văn trường Trung học cơ sở Ban Mai đã tập trung nghiên cứu thông tư, chương trình và tiến hành trao đổi, báo cáo tìm hiểu và bước đầu vận dụng vào một số tiết học tăng cường môn Ngữ văn tại các lớp học.

Về kỹ năng nghe: Giáo viên rèn cho học sinh cách nghe chủ động theo quy trình bốn bước cũng là bốn yêu cầu cơ bản của kỹ năng lắng nghe: Nghe - hiểu, nghe - phản hồi, nghe - chắt lọc, nghe - ghi nhớ. Giáo viên áp dụng các phương pháp phát triển kỹ năng nghe chủ động qua các hoạt động cụ thể trong giờ học như: Nghe đọc truyện, nghe và điền từ, nghe để trả lời câu hỏi, nghe để tóm tắt lại… và kết hợp nghe - nói tương tác qua hoạt động thảo luận, tranh biện, bày tỏ quan điểm.

Môn Ngữ văn - Sự đổi trục trong giáo dục
Ngay từ năm học 2020 - 2021, giáo viên Ngữ văn trường Trung học cơ sở Ban Mai đã tập trung nghiên cứu thông tư, chương trình và tiến hành trao đổi, báo cáo tìm hiểu và bước đầu vận dụng vào một số tiết học tăng cường môn Ngữ văn tại các lớp học.

Về kỹ năng nói: Đối với chương trình Ngữ văn 6, kỹ năng nói được cụ thể hóa qua các nội dung học tập như kể về một trải nghiệm đáng nhớ với bản thân, kể được một truyền thuyết và cổ tích một cách sinh động, trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Đặc biệt, kỹ năng nói được phát triển kết hợp với nghe qua hoạt động “nói - nghe tương tác” với việc thảo luận nhóm nhỏ để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Với kỹ năng này, học sinh trường Trung học cơ sở Ban Mai ngay từ lớp 6 đã được rèn luyện trong các giờ thực hành luyện nói và các bài tập dự án ở môn Ngữ văn. Giáo viên tiếp tục tăng cường hoạt động nói và nghe - nói tương tác để rèn năng lực cho học sinh, đồng thời chuẩn bị tốt nhất về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của chương trình mới.

Về kỹ năng đọc: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của chương trình Ngữ văn nói chung và Ngữ văn 6 nói riêng. Vì vậy, có rất nhiều yêu cầu về nội dung và hình thức. Học sinh cần đọc hiểu văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin với các yêu cầu cụ thể như: Đọc - hiểu nội dung và hình thức, đọc để so sánh và kết nối văn bản, đọc mở rộng; yêu cầu về tư thế đọc, kỹ năng đọc thầm và đọc thành tiếng, kỹ năng đọc lướt, kỹ năng ghi chép trong khi đọc… Điều mới mẻ và thú vị nhất của chương trình Ngữ văn mới đó là học sinh được định hướng đọc mở rộng với những gợi ý và yêu cầu cụ thể. Hoạt động này giúp người học mở rộng kiến thức văn và thực hành kỹ năng đọc - hiểu văn bản đã được giáo viên hướng dẫn.

Với kỹ năng viết: Viết là hoạt động cũng là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người học Văn. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy có thể thấy, học sinh vô cùng vất vả và chật vật với việc tạo lập văn bản. Thông qua tìm hiểu chương trình Ngữ văn lớp 6 mới, những khó khăn học sinh gặp phải được hỗ trợ và định hướng rõ ràng hơn. Kỹ năng viết được hướng dẫn cụ thể từ quy trình viết đến hình thức thực hành viết. Về mặt quy trình, học sinh được hướng dẫn bốn bước từ chuẩn bị trước khi viết đến tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa. Chương trình Ngữ văn 6 học sinh được thực hành viết bài văn miêu tả, tự sự (như chương trình hiện hành) và luyện viết kiểu bài mới như thuyết minh, nghị luận ở mức độ đơn giản.

“Đứng trước những đổi mới rất lớn từ chương trình Ngữ văn, chúng tôi thấy rằng đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho mỗi nhà trường từ cấp quản lí tới giáo viên giảng dạy. Cấp quản lí cần nắm vững cách thức vận hành nhà trường theo chương trình mở đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được tự chủ và linh hoạt trong quá trình dạy - học. Nhà trường cần chuẩn bị cơ sở vật chất tối thiểu để triển khai chương trình mới. Đối với giáo viên Ngữ văn, chúng tôi cần nắm vững định hướng chương trình, hiểu mục tiêu và cách thức đạt mục tiêu một cách sáng tạo và linh hoạt. Cần hơn hết trong giai đoạn tiền đề này, giáo viên tích cực tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và vận dụng sáng tạo các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để sẵn sàng cho cuộc cách mạng trong giáo dục và không ai bị bỏ lại phía sau” - cô giáo Trần Thị Thảo chia sẻ.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

4 tuyển thủ Việt Nam được chọn đối đầu Manchester United trong đội hình ASEAN All-Stars

4 tuyển thủ Việt Nam được chọn đối đầu Manchester United trong đội hình ASEAN All-Stars

Liên đoàn bóng đá (LĐBĐ) Việt Nam (VFF) vừa xác nhận 4 tuyển thủ quốc gia sẽ góp mặt trong đội hình Các Ngôi sao Đông Nam Á (ASEAN All-Stars) thi đấu giao hữu với CLB danh tiếng Manchester United vào ngày 28/5 tới tại Sân vận động Bukit Jalil (Malaysia).
Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Đoàn viên Công ty Nước sạch Hà Nội tập trung nâng cao công tác cấp nước ổn định, liên tục phục vụ người dân

Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội vừa tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Hội nghị nhằm tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh và tổ chức phong trào thi đua năm 2024; các biện pháp, giải pháp, quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2025.
Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Hà Nội rà soát thời gian lái xe vận tải sau vụ tai nạn nghiêm trọng ở Tam Đảo

Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô, đặc biệt là việc tuân thủ quy định về thời gian làm việc và điều kiện sức khỏe của tài xế.
Giá vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC bất ngờ "bốc hơi" gần 2 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới "lao dốc" đã kéo giá vàng miếng SJC trong nước giảm sâu gần 2 triệu đồng/lượng trong chiều nay (8/5).
Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Khởi tố đối tượng Lê Việt Hùng về hành vi cưỡng đoạt tài sản

Khởi tố đối tượng Lê Việt Hùng về hành vi cưỡng đoạt tài sản

Ngày 8/5, Công an tỉnh Lạng Sơn đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với Lê Việt Hùng (SN 1991, trú tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn) về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Quận Hoàn Kiếm nâng tầm điểm đến du lịch trung tâm Thủ đô

Hội nghị "Nâng cấp chất lượng dịch vụ và kết nối điểm đến du lịch của quận Hoàn Kiếm với các doanh nghiệp lữ hành" với những đóng góp thiết thực từ các chuyên gia và doanh nghiệp sẽ là cơ sở quan trọng để quận Hoàn Kiếm tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng điểm đến du lịch, khẳng định vị thế "viên ngọc" của du lịch Thủ đô trong tương lai.

Tin khác

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, học viên, sinh viên về nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Liên quan đến sự việc vữa trên trần lớp học rơi xuống khiến một học sinh Trường Trung học cơ sở Thanh Quan (quận Hoàn Kiếm) bị rạn mắt cá chân, chiều 7/5, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã có thông tin chính thức.
Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Với gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục là Hội đồng thi tốt nghiệp THPT có quy mô lớn nhất cả nước.
Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Sẻ chia để cùng nâng cao chất lượng dạy - học

Qua gần 3 năm triển khai, đến nay, phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng cao chất lượng, giảm khoảng cách giáo dục giữa các đơn vị, địa phương.
Hiệu quả từ phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm"

Hiệu quả từ phong trào "Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm"

Ngày 6/5, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” giai đoạn 2022 - 2025.
Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển sau khi Bộ GD&ĐT "tuýt còi"

Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển sau khi Bộ GD&ĐT "tuýt còi"

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có yêu cầu các trường đại học cần rà soát lại tổ hợp, phương thức xét tuyển, nhiều trường đại học trên cả nước đã đồng loạt điều chỉnh các tổ hợp xét tuyển đối với những ngành học đặc thù như Y khoa và Sư phạm, vốn đòi hỏi kiến thức nền tảng vững chắc.
Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế

Ngày 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF) năm 2025; trao Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động