Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật
Bảo tồn thận thành công cho bệnh nhân ung thư thận tại Cần Thơ Tổng kết Hội thi Kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ 30 |
Bộ Tư pháp vừa tổ chức phiên họp thẩm định đề nghị xây dựng Luật Phòng bệnh, do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đồng chủ trì phiên họp.
Bệnh tật ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống
Phát biểu tại phiên họp, đại diện Bộ Y tế cho biết, trong 15 năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tựu quan trọng về chăm sóc sức khỏe. Cụ thể, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng từ 73,3 tuổi lên 73,7 tuổi (giảm nhẹ xuống còn 73,6 tuổi trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19); các chỉ số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ngày càng được cải thiện; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi cũng giảm tương ứng từ 33,9% năm 2007 xuống còn 18,9% năm 2022.
Bên cạnh đó, chương trình tiêm chủng mở rộng là một thành công của mạng lưới y tế cơ sở. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong số ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế giới quan tâm, học hỏi, làm theo. Mạng lưới cơ sở là nhân tố then chốt đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về y tế công cộng và để người dân Việt Nam được hưởng cuộc sống khỏe mạnh và lâu dài hơn so với các quốc gia khác có trình độ phát triển tương tự…
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu tại phiên họp. |
Tờ trình của Bộ Y tế cho biết, bên cạnh những kết quả trên, công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng còn nhiều tồn tại, bất cập. Đó làngười dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 11 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ hai, tuy nhiên số năm sống có bệnh tật lại cao so với các nước. Mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh.
Một số yếu tố quan trọng dẫn đến số năm sống với bệnh tật của người dân Việt Nam còn ở mức cao là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý dẫn đến hạn chế phát triển thể lực, tầm vóc cũng như gia tăng bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng. Đồng thời, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc (tính bằng DALYs) và các bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
Đề xuất 6 chính sách
Kết quả Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (STEPS) năm 2021 do Bộ Y tế chủ trì thực hiện cho kết quả rất đáng quan tâm: 20,8% dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên hiện đang hút thuốc, bao gồm 41,1% nam giới và 0,6% nữ giới. Khoảng 1/3 dân số (37,3%) đã từng tiếp xúc với khói thuốc.
Người dân làm thủ tục khám bệnh tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn |
Gần 2/3 nam giới (64,2%), 1/10 nữ giới (9,8%) hiện có uống rượu, bia. Khoảng 14,7% số người uống rượu, bia ở mức nguy hại. Khoảng 59% dân số ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị là mỗi người cần ăn ít nhất 5 suất (tương đương với 400g) mỗi ngày; tỷ lệ dân số luôn luôn hoặc thường xuyên thêm muối, mắm hoặc gia vị mặn vào thức ăn khi nấu ăn hoặc trong khi ăn là 78,2%.
Trong khi đó, mức độ hoạt động thể lực của người dân còn thấp. Gần 1/4 dân số (22,2%) thiếu hoạt động thể lực (không đạt mức theo khuyến nghị của WHO); gần 1/5 dân số (19,5%) bị thừa cân (BMI ≥25 kg/m2). Nhìn chung 15,3% dân số từ 40-69 tuổi có nguy cơ cao ≥20% trong vòng 10 năm tới bị các biến cố tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim…
Bộ Y tế cũng cho biết, môi trường sống ở Việt Nam nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải sinh hoạt, sản xuất, bên cạnh đó ở một số vùng khó khăn nhiều hộ gia đình còn chưa tiếp cận được với các điều kiện vệ sinh cơ bản như nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh… và các vấn đề này đã tác động trực tiếp đến sức khoẻ của mỗi người dân và cộng đồng.
Tổng kết 15 năm thi hành Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho thấy, quy định về phòng, chống bệnh truyền nhiễm không còn phù hợp với thực tiễn; cơ chế phân cấp, phân quyền trong công bố dịch chưa đảm bảo tính linh hoạt; quy định về điều kiện công bố hết dịch chưa bảo đảm tính khả thi… Vì vậy, Bộ Y tế cho rằng, việc xây dựng một đạo luật mới thay thế Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm là cần thiết.
Bộ Y tế đề nghị xây dựng Luật Phòng bệnh tập trung vào 6 chính sách gồm: Nâng cao năng lực phòng, chống bệnh truyền nhiễm; tăng cường công tác dinh dưỡng trong hoạt động phòng bệnh và nâng cao sức khỏe; phòng, chống các rối loạn sức khỏe tâm thần; tăng cường công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh tật và nâng cao sức khỏe (quản lý sức khỏe người dân); thiết lập Quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Phát biểu tại phiên họp thẩm định, một số ý kiến cho rằng, Dự thảo đã quy định về lập hồ sơ sức khỏe cho người dân và cập nhật các thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Để bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng, bảo vệ bí mật cá nhân, phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, cần bổ sung quy định việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa cơ sở dữ liệu chuyên ngành và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đồng thời, việc lập hồ sơ sức khỏe cho người dân có liên quan đến các quy định đã được nêu tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 về lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ bệnh án. Vì vậy, cần rà soát để đảm bảo sự thống nhất, tránh chồng chéo của hệ thống pháp luật.
Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cơ bản nhất trí với các chính sách được đề xuất. Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng, sâu sắc hơn các vấn đề bất cập thực tiễn, vướng mắc về pháp luật để thể hiện rõ sự cần thiết ban hành Luật. Trong đó, tập trung đánh giá về cơ sở chính trị, pháp lý, thực trạng quan hệ xã hội cũng như vướng mắc về hệ thống pháp luật khi triển khai thực hiện trên thực tiễn…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47
Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp
Y tế 09/01/2025 14:58