--> -->

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Gần 32,5 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Bình Dương Ngành Giáo dục chung tay cùng cả nước xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cả nước đã xóa được gần 209.000 nhà tạm

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết việc xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho nhân dân là công việc rất nhân văn, ý nghĩa, được triển khai rất tích cực với tinh thần, phương châm chỉ đạo "ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có nhiều giúp nhiều, ai có ít giúp ít".

Tại phiên họp thứ ba (ngày 10/3/2025), Ban Chỉ đạo đã tiếp tục thống nhất phương hướng, cách thức thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, các bộ, cơ quan, địa phương với tinh thần "Chỉ bàn làm, không bàn lùi; quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước".

Sau phiên họp thứ ba, chúng ta tiếp tục triển khai thực hiện rất nhiều việc. Về cơ bản, đã ban hành đầy đủ hệ thống văn bản theo thẩm quyền để đẩy mạnh triển khai chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; đặc biệt là các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải quyết khó khăn, vướng mắc, trả lời kiến nghị của các địa phương.

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Thông báo số 158/TB-VPCP, đến nay các cơ quan Trung ương và địa phương đã hoàn thành 18/27 nhiệm vụ, đang triển khai 09/27 nhiệm vụ.

Từ khi phát động đến nay, cả nước đã xóa được gần 209.000 nhà (trong đó: khánh thành và bàn giao 111.000 nhà; khởi công 98.000 nhà), đạt khoảng 77% trên tổng số nhu cầu. Từ Phiên họp thứ ba đến nay tăng gần 87.000 nhà được khởi công, khánh thành, bình quân tăng 26 nhà/địa phương/ngày.

Cùng với nỗ lực của những người được hỗ trợ; sự giúp đỡ tự nguyện, vô tư của cộng đồng, bà con, làng xóm, người thân, họ hàng, đoàn thể; lãnh đạo các địa phương, các bộ ngành vào cuộc rất tích cực, hăng hái; nhiều ngôi nhà được xây dựng với giá trị cao hơn nhiều so với kinh phí được Nhà nước hỗ trợ.

Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh các cấp, các ngành, các địa phương đang phải thực hiện đồng thời các nhiệm vụ, nhất là sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền địa phương 02 cấp; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt 8% trở lên trong điều kiện còn nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, nhiệm vụ từ nay đến ngày 31/10/2025 vẫn còn rất nặng nề (còn khoảng 61.800 nhà tạm, nhà dột nát) do liên quan đến nhiều bộ, cơ quan, địa phương, phạm vi triển khai rộng, trong khi thời gian còn lại không nhiều (khoảng 170 ngày). Bình quân mỗi ngày phải hoàn thành khoảng 364 căn trên cả nước; bình quân mỗi địa phương phải hoàn thành 08 căn/ngày.

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát
Các đại biểu phát biểu tại các điểm cầu - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Phiên họp, Thủ tướng đề nghị các đại biểu trao đổi, thảo luận với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, trong đó tập trung đánh giá thực trạng tình hình kết quả triển khai Chương trình tại các bộ, cơ quan, địa phương; tiếp tục làm rõ những khó khăn, vướng mắc, thách thức trong triển khai Chương trình (về thủ tục, quy trình thực hiện; cách thức phân bổ kinh phí hỗ trợ; bố trí đất ở; vấn đề nhân lực, vận chuyển vật liệu; sử dụng nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024...).

Cùng với đó, giải đáp đề xuất, kiến nghị của địa phương, tháo gỡ khó khăn liên quan đến kinh phí hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ và 2 chương trình mục tiêu quốc gia; các bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, phân bổ và huy động nguồn lực theo tinh thần "6 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ kết quả, rõ tiến độ, rõ trách nhiệm"; các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá để giữ đà, giữ nhịp, giữ khí thế, giữ tiến độ trong việc triển khai Phong trào; những mặt được thì phát huy, nhân rộng, cái gì chưa được thì rút kinh nghiệm, điều chỉnh.

Nhiều kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả tại địa phương

Tại Phiên họp, đại diện một số địa phương đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm trong triển khai nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra.

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng cho biết, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thái Nguyên đã rà soát và hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt 100% so với kế hoạch đề ra. Trong đó có những hộ gia đình đã huy động từ nguồn hỗ trợ của tỉnh, các tổ chức xã hội, gia đình, dòng họ…; có những căn nhà được xây dựng với kinh phí lớn.

Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thái Nguyên đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt 100%. Tỉnh cũng có sáng kiến trong quá trình tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, các hộ nghèo, hộ cận nghèo do nhận thức, không xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau khi rà soát, tỉnh đã cấp quyền sử dụng đất.

Mỗi ngày, cả nước phải xóa 364 căn nhà tạm, nhà dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuy nhiên, xuất hiện tình trạng, các hộ nghèo, cận nghèo, chủ yếu là bà con dân tộc thiểu số, khi có xây nhà mới ở có giá trị và giấy chứng nhận thì có ý định, và có hộ đã làm, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bán nhà cho người khác. Điều này dễ dẫn đến tình trạng tái nghèo. Tỉnh đã lường trước và đã chỉ đạo rà soát, nắm tình hình, động viên, tuyên truyền, giáo dục cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giảm nghèo…

Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh chia sẻ, Bình Phước đã hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Sau khi Thủ tướng phát động chương trình này, Bình Phước đã phát động phong trào thi đua 200 ngày đêm xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Chương trình này tỉnh Bình Phước đã thực hiện từ năm 2018. Số căn nhà còn phải thực hiện là khoảng hơn 800 căn và tỉnh đã hoàn thành trong đợt 30/4 vừa qua. Số nhà còn lại không nhiều nhưng những vấn đề vướng mắc liên quan rất nhiều, chủ yếu là vấn đề đất đai.

Tỉnh đã vận động người thân tặng đất, làm giấy tờ, làm số đất cho các hộ dân sống nhờ người thân.

Vận động doanh nghiệp tặng, cho đất các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Bình Phước (Có khoảng 40 căn nhà do doanh nghiệp tặng, chiếm khoảng 5%. Từ đó làm sổ đất cho người dân xây dựng nhà, mỗi sổ đất được khoảng 200m2, tách sổ riêng cho từng hộ). Đây cũng điểm giúp Bình Phước hoàn thành kế hoạch còn lại…

Bình Phước sẽ tổng kết chương trình này vào ngày 16/5; tiếp tục thực hiện các thủ tục tiếp theo; rà soát các gia đình, hộ có công từ nay đến cuối năm và những năm sắp tới được tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng mục tiêu trọng yếu tỉnh Tây Ninh đặt ra để thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và giải phóng tỉnh Tây Ninh.

Trên cơ sở đó, tỉnh Tây Ninh nghiêm túc thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh khẩn trương, quyết liệt thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó đã kịp thời thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh về xóa nhà tạm, nhà dột nát, đồng thời chỉ đạo các địa phương thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã để tổ chức rà soát thực trạng, đánh giá các khó khăn, bố trí nguồn lực thực hiện.

Căn cứ vào tình hình thực tế, Tây Ninh đã xây dựng hai đề án trọng tâm: Đề án sửa chữa, xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình chính sách và Đề án xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, cận nghèo. Tổng kinh phí cần để thực hiện hai đề án này là 58,7 tỷ đồng. Trong đó, Đề án sửa chữa và xây dựng nhà cho gia đình chính sách dự kiến hoàn thành 172 căn nhà, bao gồm xây mới 56 căn, sửa chữa 116 căn với tổng kinh phí 17,1 tỷ đồng. Đối với đề án dành cho các hộ nghèo và cận nghèo, tổng số căn nhà là 113 với tổng kinh phí 41,6 tỷ đồng.

Để đảm bảo đủ nguồn lực, UBND tỉnh đã phát động phong trào Thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn địa bàn tỉnh. Qua lễ phát động, 183 đơn vị đăng ký ủng hộ với số tiền 50,27 tỷ đồng, bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ vận động khác. Nhờ đó, tỉnh Tây Ninh đã đảm bảo được nguồn lực triển khai thực hiện đầy đủ hai đề án đã đặt ra.

Qua 4 tháng triển khai, đến ngày 25/4/2025, tỉnh Tây Ninh đã hoàn thành cơ bản hai đề án, bàn giao nhà cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh, lập thành tích chào mừng đại lễ 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, kỷ niệm 50 năm giải phóng Tây Ninh.

Đối với các trường hợp hộ không có đất, tỉnh Tây Ninh chủ động bố trí quỹ đất công, xây dựng các khu dân cư mới được đầu tư hạ tầng đồng bộ, bao gồm hạ tầng giao thông, hệ thống cấp thoát nước, điện, nước sạch và trang thiết bị thiết yếu cho các hộ gia đình.

Theo tiêu chuẩn diện tích của Trung ương, mỗi căn nhà rộng 32m2, nhưng tỉnh Tây Ninh đã nâng diện tích lên 42m2 nhằm đảm bảo điều kiện sinh hoạt tốt hơn cho các hộ dân.

Khi bàn giao nhà, tỉnh còn tặng thêm các thiết bị gồm 1 tivi, 1 quạt điện, 1 nồi cơm điện, 1 bể chứa nước sạch và hệ thống xử lý nước đảm bảo an toàn trong sinh hoạt cho các hộ dân.

Kết quả đạt được là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, sự phối hợp đồng bộ của các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự đóng góp tích cực từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh…

Phương Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Công an thành phố Hà Nội chung tay vì mục tiêu không còn nhà dột nát

Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an phát động, đến nay, gần 27 tỷ đồng đã được cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô ủng hộ và nộp về Bộ Công an để thực hiện các hoạt động thiện nguyện, ưu tiên hỗ trợ những địa phương còn nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn trên khắp cả nước.
Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Hà Nội: Thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến một số thủ tục hành chính về đất đai

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa có quyết định số 731/QĐ-TTPVHCC về việc phê duyệt phương án tái cấu trúc quy trình giải quyết nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để ưu tiên cung cấp bằng hình thức trực tuyến trên địa bàn Thành phố.
Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Chuyển đổi số: Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân phát triển

Trong bối cảnh nông nghiệp hiện đại hóa, các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân tại huyện Đan Phượng (Hà Nội) đang tích cực chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh. Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã tạo ra cơ hội và động lực mạnh mẽ cho quá trình này.
Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng nghề Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được biết đến bởi bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa làng nghề đặc sắc. Cùng với việc bảo tồn, phát huy giá trị của tài nguyên, đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, dịch vụ… du lịch làng nghề gốm Bát Tràng đang rất hút khách.
Vụ án Tập đoàn Thuận An: Đề nghị truy tố cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Vụ án Tập đoàn Thuận An: Đề nghị truy tố cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà

Cơ quan điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận và đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố 30 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) và các đơn vị liên quan... Trong đó, bị can Phạm Thái Hà (cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội) bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.
Arsenal thoát thua nghẹt thở trước Liverpool trong trận cầu kịch tính tại Anfield

Arsenal thoát thua nghẹt thở trước Liverpool trong trận cầu kịch tính tại Anfield

Dù bị dẫn trước tới hai bàn ngay trong hiệp một và phải chơi thiếu người trong hơn 10 phút cuối trận, Arsenal vẫn kịp lội ngược dòng gỡ hòa 2-2 trước nhà vô địch Liverpool tại "chảo lửa" Anfield.
Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án

Vụ án Xuyên Việt Oil: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ được giảm án

Nhờ khắc phục hậu quả và chấp hành tốt, nhiều bị cáo trong đại án Xuyên Việt Oil đã được giảm án.

Tin khác

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Trình Quốc hội xem xét bầu cử Quốc hội khóa XVI vào ngày 15/3/2026

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 là Chủ nhật, ngày 15/3/2026.
Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.
Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Hà Nội "chốt" cán bộ được ưu tiên làm bí thư phường, xã mới

Về bố trí làm Bí thư cấp ủy, Thành ủy Hà Nội hướng dẫn lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Các Thành ủy viên, các bí thư cấp huyện; các phó bí thư cấp huyện và tương đương; các ủy viên Ban thường vụ cấp huyện; các phó chủ tịch HĐND, UBND cấp huyện.
Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Độ tuổi được chọn làm lãnh đạo xã, phường mới ở Hà Nội

Những đồng chí lần đầu tham gia cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (gồm các tổ chức chính trị - xã hội), lần đầu chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh lãnh đạo, quản lý cao hơn phải còn thời gian công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ trở lên tại thời điểm bắt đầu tổ chức đại hội.
Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Động lực mới cho phát triển kinh tế".
Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Sau sắp xếp cả nước có 34 tỉnh, thành và 3.321 xã, phường

Chính phủ đã thông qua và ban hành 2 Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã năm 2025.
Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 9/5/2025 thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 do Bộ Nội vụ trình, hoàn thành việc sắp xếp 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án giao thông, không để đội vốn, tham nhũng

Về thực hiện các dự án của ngành giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các mục tiêu cơ bản với các dự án là không thay đổi, phải bảo đảm và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, không đội vốn, không kéo dài, không tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, bảo đảm an toàn, vệ sinh, môi trường...
6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 09-HD/TU về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.
Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Bố trí đội ngũ cán bộ để vận hành 34 tỉnh, thành phố và 3.321 xã ngay sau sắp xếp

Theo Đề án, sau sắp xếp, dự kiến cả nước có 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, 3.321 đơn vị hành chính cấp xã. Dự kiến số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh khoảng 91.784 người, giảm 18.449 người; biên chế cán bộ, công chức cấp xã giảm khoảng 110.000 người; kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là hơn 120.000 người.
Xem thêm
Phiên bản di động