“Mỗi cuốn sách, bài thơ, bức ảnh là một cột mốc chủ quyền”
“Giọt mơ tình” chứng ngộ sự bất khuất trong nghịch cảnh | |
Người bạn đời chung thủy của tác giả "Búp Sen xanh" |
Tác giả Trần Thành (tên thật là Trần Vũ Thành) là chủ nhiệm các công trình ý nghĩa hướng về Trường Sa như: Máy lọc nước biển thành nước ngọt, máy ép rác C-Sea, công nghệ vi sinh xử lý môi trường… và nhiều công trình đang ấp ủ, thế nhưng đây là lần đầu tiên anh quyết định ra sách.
Tác giả Trần Thành |
Thưa anh, đã 8 lần đến với Trường Sa qua nhiều dự án ý nghĩa góp phần cải thiện đời sống sinh hoạt, bảo vệ môi trường biển đảo nhưng tại sao đến bây giờ anh mới cho "ra lò" một cuốn sách?
Tôi vẫn luôn mong muốn xuất bản nhiều cuốn sách về biển đảo quê hương, dưới nhiều hình thức: văn học, sách ảnh… Trong mỗi chuyến đi tôi đều dành thời gian ghi chép, chụp ảnh để có thật nhiều dữ liệu. Biển đảo quê hương luôn chứa đựng vô vàn những điều thú vị, đặc biệt là Trường Sa, Nhà giàn DK1, nơi khẳng định chủ quyền máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc.
Cuộc sống những người lính biển nơi đó gian lao, khốc liệt nhưng cũng thấm đẫm tình người. Hàng năm, chỉ có một số lượng người hữu hạn được tới thăm Trường Sa để tìm hiểu nắm bắt thông tin về biển đảo quê hương.
Việc xuất bản những tác phẩm nghệ thuật giúp đưa biển đảo quê hương vào đất liền, mỗi cuốn sách, bài thơ, bức ảnh sẽ là cột mốc chủ quyền, giúp nhiều tầng lớp người dân hiểu rõ hơn về biển đảo quê hương. Điều đó là động lực cho tôi ghi chép dữ liệu.
Tuy nhiên có một thực tế là khả năng viết văn của tôi có hạn. Và nhân duyên hội đủ khi nhà văn Lữ Mai cũng đã tới thăm Trường Sa. Tôi và Lữ Mai đã có nhiều năm quen biết trước đây, thế nhưng chỉ đến bây giờ, khi cả hai đều cùng có trải nghiệm về Trường Sa, về biển đảo quê hương thì cuốn sách đầu tiên mới được ra đời.
“Cuốn sách đã trở thành một con tàu đưa tôi tới những vùng đảo xa của Tổ quốc mà tôi chưa từng được đến. Và tôi đã được sống, được chìm vào và được cảm nhận bằng mọi giác quan những cơn mưa biển, những hồi còi tàu, những đêm biển đầy sao, những ngọn hải đăng, những câu chuyện về những người lính đảo, những người mẹ, người vợ ở đất liền, những lớp học và các thầy cô… hay chỉ là một ô cửa cũ như đã quá xa xôi tưởng chỉ còn trong ký ức, một đàn cá chuồn như đang bay dọc chân trời biển…", Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam cho biết. |
Như anh chia sẻ, đây là lần đầu tiên anh kết hợp với một nhà văn để cùng ra một cuốn sách chung. Tại sao anh có lựa chọn này?
Tôi cho rằng đây là cách làm tốt nhất. Lữ Mai là một nhà viết văn chuyên nghiệp, chị có một tâm hồn tinh tế với những cảm nhận hình ảnh, sự việc rất sâu sắc. Đặc biệt là khả năng chuyển từ ý thành dòng văn ở Lữ Mai rất nhanh, có thể nói là “nước chảy mây trôi”.
Tôi và Lữ Mai đã có nhiều năm trao đổi hình ảnh, thông tin. Hành trình đến với Trường Sa lần đầu tiên của tôi vào năm 2014 có kỷ vật của vợ chồng Lữ Mai mà đến bây giờ tôi vẫn giữ. Chiếc dây lưng quân đội đã theo tôi 8 lần đến với biển đảo quê hương.
Thỉnh thoảng Lữ Mai lại sử dụng những hình ảnh Trường Sa tôi chụp cho những bài báo chị viết. Và một điều quan trọng là Lữ Mai đã trực tiếp đến với Trường Sa vào tháng 4/2019. Tôi cho rằng trải nghiệm thực tế của Lữ Mai trong hành trình với một sự chuẩn bị kỹ lưỡng đã giúp việc thực hiện cuốn sách được nhanh chóng.
Bìa sách "Nơi đầu sóng" |
Việc kết hợp giữa một kỹ sư với một nhà văn có khó khăn không, thưa anh?
Tôi nghĩ là không có khó khăn gì nhiều trong dự án xuất bản này. Như đã trao đổi, chúng tôi đã có nhiều năm quen biết, và cũng đã có nhiều hoạt động hướng về biển đảo quê hương nên tâm hồn khá đồng điệu.
Tại dự án này chúng tôi đã lựa chọn được hình thức phù hợp, tôi cho rằng tản văn kết hợp ảnh minh họa là phù hợp với những câu truyện chúng tôi muốn truyền tải. Những điều hết sức mộc mạc, giản dị của cuộc sống nơi đầu sóng được truyển tải bởi năng lực viết văn điêu luyện, tinh tế đến từng con chữ của Lữ Mai. Tôi cho rằng không có nhiều khó khăn, và thực tế chứng minh cuốn sách được xuất bản chỉ sau 3 tháng kể từ khi Lữ Mai trở về đất liền.
Nếu không phải là sự khó khăn trong việc kết hợp với tác giả khác thì đâu là khó khăn khi thực hiện cuốn sách này?
Khó khăn ở đây chính là trải nghiệm cuộc sống nơi đầu sóng. Trong 21 câu chuyện ở cuốn sách có rất nhiều tình tiết cảm nhận của người lính trên đảo, hay của thủy thủ tàu, thậm chí là của chú chó đảo… những cái đó cần đến sự quan sát tỉ mỉ, trao đổi thông tin cặn kẽ và trải nghiệm thực tế.
Đã có lúc tôi phải gửi cho Lữ Mai một hộp thịt của bộ đội Trường Sa, và Lữ Mai cũng đã dùng hộp thịt đó theo cách của người lính đảo để lấy cảm nhận chân thật cho bài viết “Heo bọc thép”.
Sau “Nơi đầu sóng”, hai tác giả còn có dự định hợp tác với nhau không và ý tưởng tiếp theo dành cho biển đảo sẽ là gì?
Đây là sự khởi đầu, chúng tôi đã trao đổi với nhau và mong muốn hướng đến một chặng đường dài hơn, với quy mô lớn hơn và hình thức cũng đa dạng hơn. Chúng tôi mong sẽ có 33 cuốn sách cho 33 điểm đảo Trường Sa, 15 cuốn sách cho 15 Nhà giàn DK1, những cuốn sách cho tàu trên biển… về hình thức có thể sẽ có thêm những bộ bưu thiếp sử dụng ảnh của tôi chụp và thơ của Lữ Mai, hay bộ sách ảnh mà tôi tâm nguyện, một bộ sách ảnh sau 10 chuyến đi của tôi tới Trường Sa.
Tất cả đó sẽ là nền tảng để hình thành nên tủ sách Biển đảo quê hương, và có thể chúng tôi sẽ chuyển thể thành dạng E-book để có thể phát hành tới nhiều hơn nữa cộng đồng người Việt ở nước ngoài, hay nhu cầu đọc sách mới của giới trẻ.
Ngoài công việc của một kỹ sư, anh còn là Chủ nhiệm CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương. Anh có thể chia sẻ cảm xúc, kỷ niệm đặc biệt từ khi thành lập CLB đến bây giờ?
Có thể nói, CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương là tổ chức tập hợp rất nhiều người tâm huyết từ khắp mọi miền Tổ quốc cùng chung tay thực hiện rất nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về biển đảo quê hương. Hoạt động của CLB rất phong phú và mỗi nội dung đều để lại cho các thành viên những kỷ niệm đặc biệt không thể nào quên.
Đối với cá nhân tôi thì là lần uống cốc nước ngọt đầu tiên từ máy lọc nước biển thành nước ngọt trên đảo Trường Sa Đông vào tháng 8/2015. Đó là hành trình đầy giông bão, lần đầu tiên công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt được sử dụng. Giữa biển cả bao la, đầy nước mặn, và dòng nước ngọt đầu tiên đã chảy.
Hay như lần CLB tổ chức tết thiếu nhi đầu tiên cho con em cán bộ chiến sỹ đang làm nhiệm vụ ở Trường Sa tại Lữ 101 – Bộ Tư lệnh vùng 4 hải quân vào năm 2016. Chúng tôi đã chứng kiến khoảng 1.000 người mẹ đưa con đến dự chương trình, chỉ có những người mẹ mà không có những ông bố đi cùng, bởi các anh đang làm nhiệm vụ ngoài đảo.
Hay như hơn 700 em học sinh Trường THCS Phú Diễn, trong ngày khai giảng đầu năm học 2018 đã cùng nhau viết hơn 700 lời chúc Tết Trung Thu gửi tới các bạn có bố đang công tác ngoài đảo xa… Nhiều lắm những kỷ niệm hoạt động của CLB từ khi thành lập năm 2015 đến nay.
Xin trân trọng cảm ơn anh!
Nơi đầu sóng gồm 21 tản văn, ghi chép và bộ ảnh chọn lọc minh họa xoay quanh chủ đề biển đảo, cuộc sống của người chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1 và trên những con tàu… Đây là những câu chuyện mộc mạc, bình dị nhưng đầy cảm xúc của hai tác giả Lữ Mai và Trần Thành thông qua những trải nghiệm của mình khi nhiều lần được đến với Trường Sa, với biển đảo quê hương. Cuốn sách gợi lên niềm xúc động mạnh mẽ, gần gũi thân thuộc với Trường Sa và đa số những người chiến sĩ hay thân nhân của họ đều sẽ tìm thấy mình trong đó. Dự kiến sách sẽ được phát hành nhân dịp 74 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2019) cùng với triển lãm ảnh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Tết sum vầy và tặng quà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn
Tai nạn lao động tại Nhà máy xi măng Sông Lam 2 làm 3 công nhân tử vong
Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Tin khác
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Văn hóa 24/01/2025 06:57
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa
Văn hóa 20/01/2025 17:28
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu
Văn hóa 20/01/2025 11:18
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 20/01/2025 10:53
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa
Văn hóa 19/01/2025 17:05