--> -->

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

Từ nhiều năm nay, việc giao lưu văn hóa, giáo dục đã trở thành một trong những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích học tập ngoại ngữ. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp học sinh Thủ đô hình thành nên những phẩm chất của người công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập trong tương lai.
Thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt - Hàn Viện Pháp tại Hà Nội: Cầu nối giao lưu văn hóa giữa Pháp và Việt Nam

Nhiều trải nghiệm lý thú

Tháng 8 vừa qua, đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) đã có hành trình giao lưu văn hóa đầy bổ ích, lý thú và ý nghĩa tại Hà Nội theo chương trình giao lưu văn hóa, giáo dục giữa hai Thành phố. Điểm nhấn của hành trình lần này là 41 học sinh Nhật Bản đã được 41 gia đình Việt Nam đón về nhà chăm sóc. Ở mỗi gia đình đều có một người bạn Việt Nam cùng trang lứa với học sinh Nhật Bản.

Việc giao lưu, kết nối không dừng lại ở ngôn ngữ, mà còn có sự giao thoa, học hỏi văn hóa, giáo dục hai nước. Từ đây, một hành trình với nhiều trải nghiệm thú vị thực sự bắt đầu. Các học sinh Nhật Bản đã được ngắm phố phường Hà Nội trên xe buýt 2 tầng; tự tay điều khiển rối nước tại Nhà hát múa rối Thăng Long; thăm làng gốm sứ Bát Tràng, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Nhà tù Hỏa Lò… Đồng thời các em cũng được tham gia các giờ học, trải nghiệm cuộc sống học đường tại Trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm (quận Bắc Từ Liêm), tham dự các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Nhật…

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa
Đoàn học sinh Nhật Bản cùng học sinh Việt Nam tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Chia sẻ về những ngày vui vẻ bên người bạn đến từ Nhật Bản, Nguyễn Hà My (học sinh Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, quận Tây Hồ) cho biết: “Thời gian được cùng các bạn Nhật Bản là những kỷ niệm không thể nào quên. Nhìn thấy sự hào hứng của các bạn khi được tiếp xúc với những điều mới lạ và thú vị, chúng em cũng cảm thấy thật vui và ấm áp…”

Đoàn Lê Khánh Chi (học sinh Trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ: “Ban đầu, em hơi ái ngại khi có người lạ về nhà. Nhưng cùng bạn ăn uống, tham gia các sinh hoạt khác, em phát hiện mình và bạn có nhiều đặc điểm, sở thích giống nhau. Em học hỏi từ bạn nhiều điều từ sự tự giác, hòa đồng đến tính cách tự lập. Đây là trải nghiệm rất tuyệt vời mà em có”.

Khánh Chi cho biết, ở bữa cơm đầu tiên, gia đình em đã mời bạn thưởng thức những món ăn đậm hương vị Việt như: Đậu phụ sốt hành, nem rán, rau muống xào, thịt kho tàu, canh cá chua. Những ngày sau đó, em lên kế hoạch chi tiết mời bạn các món ăn đặc trưng ẩm thực Hà Nội gồm: Phở, bún thang, bún chả, bánh xèo, kem Tràng Tiền. Những ngày lang thang tham quan Hà Nội cùng bạn đã giúp em rèn luyện nhiều kỹ năng ngoại ngữ, hiểu cách giao tiếp người Nhật. Bạn đã thưởng thức và liên tục dành lời khen ngợi tới hương vị ẩm thực Việt. Theo Khánh Chi, hành trình hướng dẫn người bạn mới tham quan các di tích văn hóa, lịch sử tại Hà Nội đã được em và các bạn thiết kế kỹ càng dưới sự tư vấn của thầy cô giáo. Dù không cùng ngôn ngữ nhưng các em nhanh chóng thân thiết, kể cho nhau nghe những câu chuyện thú vị về thầy cô, bạn bè, gia đình.

Còn Phạm Nguyễn Hạnh Dung (học sinh Trường Trung học phổ thông Việt Đức, quận Hoàn Kiếm) bộc bạch: “Tham gia chương trình, em tự tin trò chuyện với các bạn Nhật, có thêm cơ hội tìm hiểu văn hóa nước Nhật. Nhân đây, em cũng đã giới thiệu tới các thầy cô, bè bạn đến từ Nhật Bản ngôi trường Trung học phổ thông Việt Đức với các hoạt động thể thao, học tập, ngoại khóa tuyệt vời”.

Mở rộng hợp tác

Bày tỏ cảm xúc trước những trải nghiệm mới mẻ, Honori Matsushima (một thành viên trong đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka) chia sẻ: “Những ngày ở Việt Nam giao lưu với các bạn học sinh Hà Nội thật tuyệt vời. Đây là cơ hội quý để em hiểu về Hà Nội, những địa danh nổi tiếng như Văn Miếu, Hồ Gươm... Sau chuyến đi này em muốn sớm trở lại Việt Nam. Mọi người ở đây đều rất tốt với em”.

Tương tự, Mizuki Ishibashi (một thành viên khác trong đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka) bày tỏ: “Em rất vui khi tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa tại Hà Nội trong những ngày qua. Em hy vọng các chương trình trao đổi giữa 2 nước sẽ tiếp tục mở rộng và liên tục hơn nữa để học sinh 2 Thành phố có cơ hội trở thành “sứ giả”, giới thiệu văn hóa đặc sắc nước mình với nước bạn”.

Cô giáo Nguyễn Bội Quỳnh (Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Việt Đức, quận Hoàn Kiếm) cho hay, tại Trường Trung học phổ thông Việt Đức, các em học sinh được chú trọng đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Nhật. Do vậy, việc tham gia những chương trình trao đổi như thế này sẽ giúp học sinh của trường có thêm cơ hội trau dồi, rèn luyện ngoại ngữ, đồng thời tạo cơ hội để các em trở thành những “sứ giả” giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội tới Nhật Bản nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung.

Ông Tomoyuki Mizoguchi (Trưởng đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka) nhấn mạnh: “Đây là trải nghiệm quý giá của đoàn chúng tôi. Những trải nghiệm thực tế là bài học giá trị trên con đường trưởng thành của các học sinh. Kết thúc chuyến đi đầy ý nghĩa và kỷ niệm, đoàn sẽ quay trở lại Nhật Bản, chuẩn bị chương trình tiếp đón các bạn học sinh của Hà Nội vào tháng 10 tới đây”.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, chương trình giao lưu văn hóa, giáo dục đặc biệt có ý nghĩa với học sinh Hà Nội từ nhiều năm nay. Với mục tiêu đào tạo công dân toàn cầu, Hà Nội sẽ cùng các quốc gia khác trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Mỹ... tăng cường thực hiện các chương trình trao đổi nhằm nâng cao kiến thức và mở ra chân trời rộng mở cho các em. Thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng chương trình này tại các trường ngoại thành Hà Nội, nhằm thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa các vùng nông thôn và thành thị; tạo nhiều cơ hội giao lưu, học tập, tìm hiểu văn hóa cho học sinh ngoại thành…

Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Hà Nội: Tạo mọi điều kiện để đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động ổn định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các đơn vị trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đảm bảo đoàn kết, thống nhất; không để thất thoát tài sản của Nhà nước; tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị hành chính cấp xã mới đi vào hoạt động ổn định, bình thường, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân trên địa bàn.
Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: Đồng hành kiến tạo môi trường làm việc gắn kết, yêu thương

Với phương châm “Lấy người lao động làm trung tâm”, thời gian qua, Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã khẳng định vai trò là tổ chức đại diện, đồng hành và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hơn 2.000 đoàn viên, người lao động. Cùng đó, các chương trình hành động thiết thực, sáng tạo và nhân văn của Công đoàn đã góp phần tạo dựng môi trường làm việc tích cực, gắn kết và chuyên nghiệp tại bệnh viện.
Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trao đổi kinh nghiệm giữa Công đoàn Cơ quan LĐLĐ các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và Huế

Trong 2 ngày 8 - 9/5, Đoàn công tác của Công đoàn Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có các buổi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm với Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Đà Nẵng và Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Huế.
Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Nghệ An: Nỗ lực đẩy lùi bệnh tan máu bẩm sinh, nâng cao chất lượng dân số

Thời gian qua, ngành Y tế tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để giảm thiểu và ngăn ngừa bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).
Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên: Quận Tây Hồ đề xuất phương án hỗ trợ với đất nông nghiệp tự chuyển đổi

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ vừa có kiến nghị tới UBND thành phố Hà Nội về chính sách hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp đã được các cá nhân, hộ gia đình chuyển đổi mục đích làm nhà ở, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Theo đề xuất, các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp nằm trong quy định còn được hỗ trợ về đất.
LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

LĐLĐ quận Long Biên tăng cường chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với 4 doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn, nhằm tăng cường các hoạt động chăm lo, nâng cao phúc lợi cho đoàn viên và người lao động.
Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Đoàn viên huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng ATVSLĐ năm 2025

Ngày 9/5, UBND và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới’’.

Tin khác

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đào tạo sau Đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới

Đây là chủ đề buổi tọa đàm “Đào tạo sau đại học ngành Kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới” vừa được Khoa Kinh tế Quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương tổ chức thành công với sự tham gia của nhiều khách mời, diễn giả và đông đảo các bạn sinh viên.
Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Quận Hai Bà Trưng báo cáo kết quả xác minh phản ánh giáo viên dạy thêm chưa đúng quy định

Liên quan đến thông tin phản ánh giáo viên Trường Trung học cơ sở (THCS) Vân Hồ (quận Hai Bà Trưng) dạy thêm chưa đúng quy định, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận đã có báo cáo gửi Sở GD&ĐT Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng về kết quả xác minh sự việc.
Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Bảo đảm “6 rõ” trong tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Kế hoạch chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đầu cấp tại địa phương phải bảo đảm tinh thần 6 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả” gắn với lộ trình cả nước thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp chính quyền địa phương 2 cấp.
Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học: Thay đổi tư duy tiếp cận với học sinh

Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang được lấy ý kiến, phản ánh một cách tiếp cận khác với giáo dục, mong muốn đặt người học lên hàng đầu và là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục.
Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày không thu phí không chỉ hợp lòng dân mà còn thể hiện rõ tinh thần nhân văn, trách nhiệm xã hội và chiến lược đầu tư dài hạn cho nguồn nhân lực quốc gia; là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước trong việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng, toàn diện, công bằng.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, học viên, sinh viên về nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có Công văn số 2154/BGDĐT-QLCL gửi các Sở GD&ĐT; các đại học, học viện, trường đại học cùng các trường cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non về việc miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Nữ nhà giáo với hành trình “gieo mầm” tri thức trong kỷ nguyên số

Hơn 15 năm miệt mài trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Ngọc Anh (giáo viên tiếng Anh, Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngoại ngữ Trường Trung học cơ sở Giảng Võ 2, quận Ba Đình) luôn hết lòng với công việc, được Ban Giám hiệu, phụ huynh tin tưởng và học sinh yêu mến. Với cô, không có gì quý giá hơn khi thấy học sinh vững vàng bước tiếp trên hành trình học vấn, với ngọn lửa đam mê mà mình đã góp phần nhóm lên.
Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Khẩn trương thực hiện việc sửa chữa, đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh

Liên quan đến sự việc vữa trên trần lớp học rơi xuống khiến một học sinh Trường Trung học cơ sở Thanh Quan (quận Hoàn Kiếm) bị rạn mắt cá chân, chiều 7/5, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm đã có thông tin chính thức.
Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Hà Nội: Gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Với gần 125.000 thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, thành phố Hà Nội tiếp tục là Hội đồng thi tốt nghiệp THPT có quy mô lớn nhất cả nước.
Xem thêm
Phiên bản di động