Mở rộng đối tượng được vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài
Tín dụng chính sách xã hội là giải pháp quan trọng thực hiện tăng trưởng kinh tế Mở rộng đối tượng đặc thù được vay vốn góp phần đảm bảo an sinh xã hội |
Mở rộng diện được vay
Luật Việc làm 2013 và các văn bản hướng dẫn chỉ quy định đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm 5 đối tượng: Người dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, thân nhân người có công với cách mạng từ nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm và nguồn huy động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh nguồn vốn này, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, thời gian qua, nhiều địa phương đã quan tâm, đẩy mạnh công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm góp phần giải quyết việc làm, thoát nghèo bền vững.
Từ đó, bố trí ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với tất cả người lao động có nhu cầu (không phân biệt người lao động khó khăn hay không) hoặc mở rộng các đối tượng khác ngoài các đối tượng được vay theo quy định của Luật Việc làm 2013 và các văn bản hướng dẫn.
Theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, 63/63 tỉnh, thành phố và 100% các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ủy thác nguồn ngân sách địa phương cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay giải quyết việc làm (trong đó có cho vay hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) với tổng dư nợ khoảng 38.378 tỷ đồng (chiếm 37,5% tổng dư nợ cho vay giải quyết việc làm).
Giai đoạn 2022 - 2023, có 16.066 lượt người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (chủ yếu từ nguồn ủy thác của địa phương, đối tượng vay đa phần ngoài các nhóm đối tượng theo quy định của Luật Việc làm 2013). Tuy nhiên, số này chỉ chiếm thấp (trên dưới 5%) so với tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài hằng năm (năm 2022: 142.779 người, năm 2023: 155.000 người).
Đồng thời, qua khảo sát nhanh tại các địa phương, rất nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhất là các thị trường có thu nhập cao, ổn định (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản …) mong muốn được tiếp cận với nguồn tín dụng ưu đãi này.
Mở rộng diện được vay vốn đi làm việc tại nước ngoài để hỗ trợ người lao động. Ảnh: Phạm Diệp |
Nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, đảm bảo các nguyên tắc về việc làm, thống nhất về các quy định liên quan cho vay đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (không phân biệt nguồn ngân sách Trung ương hay ngân sách địa phương), tạo cơ hội cho tất cả người lao động, dự thảo Luật Việc làm sửa đổi quy định về đối tượng vay vốn không giới hạn với 5 đối tượng như Luật hiện hành.
Đồng thời quy định đối tượng ưu tiên vay vốn với lãi suất thấp hơn và quy định đảm bảo tính linh hoạt, chủ động đối với nguồn vốn của địa phương, tổ chức, cá nhân khác ủy thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Không nên ưu tiên hộ nghèo ở các khu vực khác nhau
Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đoàn tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, Điều 10 quy định đối với những người hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện đảo, xã đặc biệt khó khăn được vay vốn ưu đãi thấp hơn. Theo đại biểu, quy định như vậy sẽ không công bằng đối với những hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nơi khác.
“Hiện nay hộ nghèo, hộ cận nghèo đi hợp tác lao động nước ngoài đếm trên đầu ngón tay, họ không có tiền để đi và họ cũng không dám vay tiền để đi, vay cả trăm triệu thì họ lấy gì vay.
Bây giờ chỉ hỗ trợ cho xã đặc biệt khó khăn hoặc nơi đồng bào dân tộc thiểu số, còn những hộ nghèo khác lại không được sẽ bất công đối với hộ nghèo. Nên quy định rạch ròi, rõ ràng tất cả những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn trong cả nước đều được vay vốn và được hỗ trợ”, theo ông Phạm Văn Hòa.
Cùng góp ý về nội dung này, đại biểu Nguyễn Văn Huy (Đoàn tỉnh Thái Bình) cho rằng, tiêu chí đo lường nghèo đa chiều đã được xác định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP. Cụ thể, về tiêu chí thu nhập, khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/người/tháng; khu vực thành thị là 2 triệu đồng/người/tháng và tiêu chí về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, gồm 6 dịch vụ và 12 chỉ số. Như vậy đã quy định về chuẩn nghèo chung, bao gồm thu nhập, mức sống và mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Vì vậy, đại biểu Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh: “Nghèo là nghèo, chính sách cần phải hướng đến hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, không nên có những ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo ở các khu vực khác nhau”.
Đại biểu Chau Chắc (Đoàn tỉnh An Giang) lại đề nghị bổ sung đối tượng được vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với thân nhân người có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tri thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế quốc phòng, người lao động thuộc hộ nghèo dân tộc Kinh thuộc địa bàn xã bãi ngang có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều 10 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: 1. Đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. 2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với mức lãi suất thấp hơn: a) Người lao động thuộc hộ nghèo dân tộc thiểu số; b) Người lao động thuộc hộ nghèo dân tộc Kinh đang sinh sống tại xã phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) đặc biệt khó khăn, huyện đảo không có đơn vị hành chính cấp xã nhưng thuộc danh sách xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc các xã không phải là xã đặc biệt khó khăn. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Bắc Giang: Hơn 7.000 công nhân làm việc xuyên Tết
Thủ tướng sắp chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp bất động sản lớn
Hà Nội: Duyệt bổ sung thêm 2 dự án nhà ở
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Tin khác
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
Sự kiện 20/01/2025 20:24
Tổng LĐLĐ Việt Nam công bố 30 quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ
Sự kiện 20/01/2025 20:07
Phát huy vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong kỷ nguyên mới
Sự kiện 20/01/2025 19:12