Mô hình thư viện miễn phí ở Hà Nội: Những “ngôi nhà” góp phần nâng cao kiến thức
Nâng cao kiến thức về An toàn lao động và Bảo hiểm xã hội | |
Nâng cao kiến thức an toàn lao động: Góc nhìn từ ngành Y tế |
Thúc đẩy văn hóa đọc
Trong xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sách đang dần bị thay thế bởi các thiết bị điện tử thông minh. Một thực trạng đáng báo động, đó là việc các bạn trẻ đang phụ thuộc quá nhiều vào các loại hình truyền thông. Thay vì việc lên thư viện tìm sách tham khảo, nhiều bạn sinh viên mang máy tính xách tay lên thư viện ngồi tra cứu bằng các công cụ trên mạng xã hội. Hiện nay, khi mà nhà hàng, quán cà phê, karaoke, vũ trường ở Hà Nội mọc lên ngày càng nhiều, thu hút bạn trẻ đến thưởng ngoạn thì thư viện, hiệu sách lại vắng bóng, làm cho văn hóa đọc bị giới trẻ lãng quên.
Đứng trước thực trạng đó, trong những năm gần đây, Thủ đô Hà Nội đã có nhiều mô hình khuyến khích, thúc đẩy văn hóa đọc sách trong cộng đồng. Đáng kể đến là việc thực hiện “Ngày hội đọc sách” hay các mô hình thư viện miễn phí phục vụ cồng đồng đang ngày càng được nhân rộng. Hiện nay, tại Hà Nội, Thư viện tư nhân Dương Liễu (huyện Hoài Đức), Thư viện thôn Bình Vọng (Thường Tín), thư viện thôn Minh Khai (huyện Hoài Đức) hay Thư viện D Book Free.được đánh giá cao về tính sáng tạo, hiệu quả trong việc thúc đẩy văn hóa đọc.
Thư viện Dương Liễu được đông đảo các bạn trẻ đến đọc sách. |
Thư viện Dương Liễu do anh Nguyễn Bá Lương (SN 1980) Giám đốc Công ty CP HTech sáng lập tháng 9/2013. Là một người con của xã Dương Liễu lại vốn có niềm đam mê đọc sách và chia sẻ những trang sách cho mọi người, với số sách của bản thân và bạn bè ban đầu trên 500 cuốn, anh đã mạnh dạn lập một thư viện nhỏ trên chính ngôi nhà của mình. Trải qua gần 6 năm phát triển, cho đến nay, thư viện Dương Liễu được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đánh giá là một trong những mô hình thư viện tư nhân hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, thư viện có gần 4.000 đầu sách, mở cửa 10 giờ một tuần, thu hút gần 1.800 bạn đọc đăng ký làm thẻ thành viên.
Thư viện thu hút gần 50 tình nguyện viên hỗ trợ việc mượn, trả sách, hỗ trợ tổ chức các hoạt động và sự kiện ngoại khóa như quyên góp sách giáo khoa, quần áo tặng trẻ em vùng cao, cuộc thi sáng tạo khoa học, tập làm nhà phát minh, thi viết và giới thiệu sách hay. Đặc biệt, thư viện thu hút đông đảo học sinh, người dân nông thôn đến đọc và tham gia các lớp hướng dẫn kỹ năng sống, bảo vệ môi trường. Ðể làm mới và phong phú đầu sách, thư viện huy động nguồn sách từ cộng đồng thông qua các sự kiện như “Mỗi người một cuốn sách”, “Tặng sách thư viện ngày sinh nhật” hoặc “Tết sách”, đồng thời thường xuyên trao đổi luân phiên đầu sách với thư viện huyện, thư viện các trường học.
Đừng để thói quen đọc sách ngày càng bị mai một. |
Cũng là một trong những mô hình thư viện tư nhân miễn phí phục vụ cộng đồng, thư viện thôn Bình Vọng (huyện Thường Tín) cũng là một địa chỉ tin cậy thúc đẩy thêm tinh thần ham đọc sách của nhân dân. Đến nay, sau hơn 20 năm đi vào hoạt động, thư viện đã đón gần hàng nghìn lượt bạn đọc, việc đến thư viện đọc sách đã trở thành thú vui của bà con nhân dân trong thôn. Ban đầu khi mới thành lập, thư viện thôn Bình Vọng chỉ có 10 cộng tác viên trong đó có 1 số giáo viên nghỉ hưu tham gia vào quản lý và xây dựng thư viện. Đến nay, con số cộng tác viên đã lên đến hơn 100 người gồm các thành viên của Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ…
Là một thư viện nhỏ cấp cơ sở, nhưng thư viện của thôn Bình Vọng lại hoạt động khá chuyên nghiệp. Đi qua những khó khăn, vươn lên hoạt động có hiệu quả, thư viện Bình Vọng đã được Bộ văn hóa Thông Tin tặng Bằng khen; Sở Văn hóa Thông tin, thư viện quốc gia, UBND huyện và xã tặng Giấy khen.
Đừng để thói quen bị mai một
Không chỉ có thư viện Dương Liễu, thư viện Bình Vọng mà trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều các điểm đọc sách cộng đồng khác tồn tại ngay ở khu chung cư, khu tập thể, nhà văn hóa…Chính các điểm đọc sách này đã đóng góp một phần hình thành thói quen đọc sách của người dân nói chung và các bạn trẻ nói riêng. Bạn Hồng Ngoan, học sinh lớp 8, một người thường xuyên đọc sách tại thư viện Dương Liễu (huyện Hoài Đức) chia sẻ: “Vào những buổi chiều không phải đi hoc, em thường cùng bạn bè đến thư viện để tìm và đọc sách, từ những cuốn tham khảo, lịch sử cho đến những cuốn truyện, tiểu thuyết. Đến thư viện, chúng em cùng nhau trao đổi những bài tập trên lớp cũng có khi bàn luận về một cuốn sách nào đó. Từ ngày có thư viện, em cảm thấy yêu đọc sách hơn, kiến thức cũng được nâng cao hơn”.
Còn chị Đỗ Thị Hoa (Lò Đúc) thì cho rằng: “Khi xã hội phát triển, con người có thể đọc sách trong thư viện điện tử hay qua mạng Internet, thì vẫn chắc chắn một điều là: Sách vẫn không hề mất đi giá trị văn hoá truyền thống lâu đời vốn có của nó. Tôi hi vọng rằng, cả xã hội sẽ cùng chung tay để thúc đẩy, bảo vệ những giá trị vốn có của văn hóa đọc, đừng để thói quen đọc sách ngày càng bị mai một”.
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, cả xã hội vẫn đang chung tay xây dựng văn hóa đọc. Trong năm 2018, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã xây dựng “Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, 80% học sinh, sinh viên được tiếp cận, sử dụng thông tin, tri thức tại các thư viện công cộng, thư viện của các cơ sở giáo dục, văn hóa, khoa học; 90% học sinh, sinh viên có kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, trí thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu và giải trí; 80% trẻ mầm non được tiếp cận và thường xuyên nghe đọc sách, giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu với sách và hình thành thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ; 100% cơ sở giáo dục có thư viện hoạt động hiệu quả.
Sau hơn một năm thực hiện Đề án, có thể thấy nhiều hoạt động đã góp phần xây dựng môi trường đọc thân thiện, nhiều tiện ích giúp người dân tiếp cận, khai thác và sử dụng thông tin và tri thức hiệu quả. Nhiều tổ chức, cá nhân tâm huyết, cùng tình yêu với sách đã lặn lội tới các vùng miền, tạo dựng những tủ sách, phát triển các mô hình đọc sách trong cộng đồng như “Sách ơi mở ra”, dự án “Sách hóa nông thôn”, chương trình “Bán trái cây xây tủ sách”. Đặc biệt, nhiều mô hình thư viện tư nhân, không gian đọc sách, tủ sách dòng họ tại Hà Nội đang ngày càng được nhân rộng, tạo điểm sáng trong phát triển văn hóa đọc của cả nước nói chung và của Thủ đô ngàn năm văn hiến nói riêng.
K. Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 12:06
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 12:04
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
Chỉ đạo - Điều hành 24/01/2025 10:32
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 20:53
Ông Nguyễn Tiến Cường được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND huyện Thanh Trì
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 19:42
Hà Nội chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu tư bất động sản
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 17:15
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, phục vụ nhân dân đón Tết
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 16:21
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Trần Phú
Chỉ đạo - Điều hành 23/01/2025 15:37
Thanh Xuân: Trao 150 suất quà Tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Nhịp sống Thủ đô 23/01/2025 09:21
Quận ủy Thanh Xuân trao Huy hiệu 75 tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành
Nhịp sống Thủ đô 22/01/2025 20:24