-->

Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên tự kỷ, người khuyết tật phát triển bền vững

(LĐTĐ) Sáng kiến “Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên, người tự kỷ và khuyết tật phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Đào Thanh Hoàn (Hà Nội) vừa được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trao tặng “Bằng sáng kiến Thủ đô” 2024. Đây là đề tài đã được ứng dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội mang lại cơ hội học tập suốt đời, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho thanh thiếu niên và người tự kỷ, khuyết tật.
Cây sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của ngành điện Chuyện về những người hiến đất Những tấm gương bình dị mà cao quý Phụ nữ Thủ đô phát huy tinh thần “tuổi cao, gương sáng”

Việc làm bền vững cho người tự kỷ, khuyết tật

“Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên, người tự kỷ và khuyết tật phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội” tập trung phát triển tư duy, năng lực còn lại của các thanh thiếu niên, người tự kỷ và khuyết tật, đáp ứng nhu cầu của từng gia đình có con tự kỷ và khuyết tật. Phát triển đạo đức, quản lý các hành vi bất thường, rèn luyện các thói quen tốt để người tự kỷ và khuyết tật hòa nhập xã hội. Đào tạo, nâng cao tay nghề cho người tự kỷ và khuyết tật có cơ hội làm các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội. Tạo thu nhập cho người tự kỷ và khuyết tật, giúp phát triển kinh tế cho các gia đình có người tự kỷ và khuyết tật, giảm gánh nặng cho xã hội.

Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên tự kỷ, người khuyết tật phát triển bền vững

“Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên, người tự kỷ và khuyết tật phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Đào Thanh Hoàn đã được trao "Bằng Sáng kiến Thủ đô".

Xuất phát từ người mẹ có con tự kỷ từ năm 2007, hơn ai hết chị Đào Thanh Hoàn thấu hiểu trẻ tự kỷ cần giúp đỡ điều gì và gia đình có con tự kỷ mong muốn điều gì. Chị thấu hiểu tâm tư của trẻ cũng như những gánh nặng của gia đình và xã hội khi chăm sóc, giáo dục những đứa con “đặc biệt”. Nhiều trẻ khuyết tật và tự kỷ khi kết thúc chương trình giáo dục tiểu học không thể tiếp tục học lên bậc Trung học cơ sở, và càng khó học lên Trung học phổ thông. Chính vì vậy cần có một mô hình giáo dục đặc biệt toàn diện cho trẻ.

Chị Đào Thanh Hoàn cho biết, đây là một mô hình mới bởi các cơ sở dành cho trẻ tự kỷ, khuyết tật hiện nay chủ yếu tập trung vào can thiệp sớm, hướng nghiệp hay dạy nghề. Mô hình này sẽ thực hiện từ giáo dục can thiệp, giáo dục thực nghiệm hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp, đào tạo nghề, tạo việc làm, tạo thu nhập cho thanh thiếu niên, người tự kỷ và khuyết tật.

Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên tự kỷ, người khuyết tật phát triển bền vững
Sản phầm được làm từ tay thanh thiếu niên tự kỷ, khuyết tật.

Hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo, từ năm 2020, chị Đào Thanh Hoàn đã chính thức đưa sản “Oản nghệ thuật” và “Lễ sắp thủ công” để người khuyết tật, tự kỷ gia công thực hiện. Từ bàn tay của người khuyết tật, tự kỷ, những sản phẩm này đã được xã hội đón nhận, có sức lan tỏa lớn không chỉ trong nước mà còn được quốc tế biết đến. Quan trọng hơn nữa, sản phẩm đã mang lại thu nhập cho chính những người tự kỷ, khuyết tật, khẳng định vị trí bình đẳng của họ trong xã hội.

Đặc biệt, “Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên, người tự kỷ và khuyết tật phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội” còn nhận được sự hỗ trợ, ủng hộ của xã hội bởi đã giải quyết được một vấn đề nhức nhối mà xã hội quan tâm: Đó là nhiều học sinh, thanh thiếu niên tự kỷ và khuyết tật không có trường để học, không có chỗ để làm, sống phụ thuộc vào gia đình và cần có sự hỗ trợ của xã hội.

Tạo cơ hội bình đẳng cho người yếu thế

Trên thị trường hiện nay đã có những sản phẩm “Lễ sắp thủ công” và sản phẩm “Oản nghệ thuật” do các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp sản xuất. Nhưng sản phẩm “Lễ sắp thủ công” và “Oản nghệ thuật” của Trung tâm Giáo dục đặc biệt Ngọc Ân có sự cộng tác của các học viên khuyết tật và tự kỷ tham gia theo từng công đoạn thực hiện tạo ra sản phẩm. Các em đã đóng góp vào quá trình hoàn thiện các sản phẩm truyền thống, đáp ứng nhu cầu của người dân trong phong tục thờ cúng của người Việt Nam.

Có thể thấy, những sản phẩm do học viên khuyết tật và tự kỷ làm nên có giá trị nhân văn rất sâu sắc. Bởi người bình thường, không khuyết tật có thể mất ít thời gian hơn để hoàn thành so với những người khuyết tật nói chung và học viên là thanh thiếu niên khuyết tật và tự kỷ nói riêng.

Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên tự kỷ, người khuyết tật phát triển bền vững

“Lễ sắp thủ công” và “Oản nghệ thuật” của học viên khuyết tật và tự kỷ Ngọc Ân đã nhận được những ý kiến rất tích cực từ một số đền, chùa, lễ hội, và các khách hàng quan tâm đến sản phẩm.

Dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tỷ mỉ của các giáo viên hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và các nhà tâm lý học, nhà trị liệu hành vi, cảm xúc;.. sản phẩm hướng nghiệp Ngọc Ân do học viên khuyết tật và tự kỷ hoàn thành đạt tính thẩm mỹ và sự thuận tiện cho người sử dụng. Qua thời gian thử nghiệm, các sản phẩm “Lễ sắp thủ công” và “Oản nghệ thuật” của học viên khuyết tật và tự kỷ Ngọc Ân đã nhận được những ý kiến rất tích cực từ một số đền, chùa, lễ hội, và các khách hàng quan tâm đến sản phẩm.

Sự khác biệt của ý tưởng sáng kiến so với sản phẩm hiện có trên thị trường chính là mô hình đã tạo ra những sản phẩm hướng nghiệp của người tự kỷ và khuyết tật có tính thẩm mỹ cao, đáp ứng nhu cầu của khách hàng mang đậm giá trị nhân văn, phát huy nét đẹp đạo đức, hiếu nghĩa, biết ơn hướng về cội nguồn; góp phần giữ gìn truyền thống “tốt đời đẹp đạo” trong văn hoá, lối sống của người Việt Nam từ chính sự lao động của những người tự kỷ và khuyết tật trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 7/4/2014 của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng" và Cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2024 do Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức ngày 11/6, “Mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên, người tự kỷ và khuyết tật phát triển bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội” của tác giả Đào Thanh Hoàn đã được trao "Bằng Sáng kiến Thủ đô".

Về tương lai, chị Đào Thanh Hoàn cũng không ngừng nghiên cứu, sáng tạo ra các dòng sản phẩm phù hợp với khả năng và nhu cầu của các dạng và mức độ khuyết tật khác nhau; tạo ra một mô hình phát triển thực tế đó, các học viên và gia đình, nhà trường sẽ thấy học viên phù hợp với nghề nào, rèn luyện trau dồi kiến thức, kỹ năng để sau này các em có thể làm được nghề đó.

Chị Đào Thanh Hoàn cũng cho biết, khi mô hình đạt được hiệu quả về kinh tế, chị sẽ nghiên cứu triển khai tới các đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt là tạo việc làm cho phụ nữ khuyết tật.

“Phụ nữ khuyết tật thường là đối tượng chịu nhiều tác động nhất của nghèo đói do các rào cản về giới. Tỷ lệ nghèo, thiếu việc làm, thất học của người khuyết tật cao hơn rất nhiều so với người bình thường, trong đó những khó khăn mà phụ nữ khuyết tật gặp phải cao gấp 3 lần so với nam giới. Họ ít được tiếp cận với những cơ hội phát triển cá nhân, xã hội, kinh tế; ít được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông…

Đặc biệt, phụ nữ khuyết tật thường gặp nhiều rủi ro, dễ bị lạm dụng lao động và tình dục hơn so với phụ nữ bình thường, các quyền về sức khỏe sinh sản của họ ít được quan tâm và đảm bảo… Những khó khăn này tạo ra những cản trở lớn trong cuộc sống và việc hòa nhập cộng đồng của phụ nữ khuyết tật”, chị Đào Thanh Hoàn chia sẻ.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

Ấm áp những món quà Công đoàn cuối năm

(LĐTĐ) Tiếp tục hành trình trao yêu thương đến với những hoàn cảnh khó khăn để có cái Tết đầm ấm, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp trao hàng trăm phần quà đến với các em nhỏ và người yếu thế.
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm

(LĐTĐ) Chiều 24/1 (25 tháng Chạp), ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều người dân đã cồng kềnh hành lý trở về quê nghỉ Tết. Các bến xe và tuyến đường hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông đúc, dòng người và phương tiện nối đuôi nhau hối hả về quê đón Tết.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Dự kiến thời gian bắn 15 phút, từ 0 giờ đến 00h15 ngày 29/1/2025 (tức đêm Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025). Kinh phí phục vụ bắn pháo hoa từ nguồn xã hội hóa.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, để giảm ùn tắc giao thông, đơn vị sẽ tổ chức giao thông tại một số điểm, nút. Đáng chú ý, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho phép một số loại phương tiện được phép rẽ phải liên tục tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố.
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Tin khác

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

Nhân viên tuyến buýt 62 cứu người gặp nạn

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành xe trên tuyến, đội ngũ nhân viên xe buýt tuyến 62 (lộ trình Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín) của Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã có nghĩa cử cao đẹp khi kịp thời hỗ trợ người đi đường gặp tai nạn giao thông đến bệnh viện cấp cứu.
Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa: Mái ấm của những ước mơ khuyết tật

(LĐTĐ) Nằm sâu trong một con ngõ nhỏ yên tĩnh tại thôn Thanh Oai (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Trung tâm Dạy nghề Từ thiện Quỳnh Hoa là một nơi đặc biệt. Nơi đây là mái ấm của những con người kém may mắn – những người mang trên mình những khiếm khuyết về thể chất, nhưng tràn đầy nghị lực và khát khao được sống, được cống hiến.
Chuyện về người tuần đường mẫn cán

Chuyện về người tuần đường mẫn cán

(LĐTĐ) Công tác tại Công ty Cổ phần Công trình giao thông 2 Hà Nội từ năm 2001, anh Cao Huy Giáp (sinh năm 1977), nhân viên tuần đường Xí nghiệp sửa chữa xe máy cơ khí và dịch vụ luôn nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Là một đảng viên, anh Giáp luôn ý thức bản thân mình phải nỗ lực, cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ công việc được giao, gương mẫu đi đầu trong mọi nhiệm vụ.
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả

(LĐTĐ) Việc đưa vè vào hoạt động củng cố bài học góp phần giúp học sinh hứng thú, dễ nhớ, dễ thuộc các kiến thức trọng tâm sau mỗi bài học.
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh

(LĐTĐ) Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động