-->

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản: Tạo cơ hội thoát nghèo bền vững cho người dân

(LĐTĐ) Nhằm hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo tại các xã dân tộc miền núi, các hộ có điều kiện chăn nuôi bò sinh sản, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã triển khai mô hình Chăn nuôi bò sinh sản. Sau 5 năm triển khai, mô hình đã đem lại hiệu quả trông thấy, nhiều hộ cận nghèo, hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Thường Tín: Tiếp tục nhân rộng mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi Nhân rộng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản

Thoát nghèo nhờ nuôi bò sinh sản

Trong chiều tháng 8 nắng gắt, chúng tôi tìm đến nhà chị Đỗ Thị Khuyên (thôn 3, xóm Vao, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất) để cùng nghe câu chuyện vươn lên thoát nghèo của đôi vợ chồng khuyết tật. Chị Khuyên kể, trước đây, vợ chồng chị là hộ cận nghèo. Cả hai vợ chồng đều là người khuyết tật, trong khi đó vợ chồng chị còn phải nuôi 2 con ăn học nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Thu nhập của vợ chồng chị chỉ trông vào việc đi bán hàng từ thiện của chồng và vài sào ruộng.

Trong lúc khó khăn, vợ chồng chị Khuyên được Trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất lựa chọn tham gia mô hình Chăn nuôi bò sinh sản của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội. Tham gia mô hình, chị Khuyên được cán bộ khuyến nông tận tình hướng dẫn cách chăm sóc, phòng dịch và phối giống. Hiện tại, bò giống nhà chị Khuyên đã sinh sản lứa thứ 2 được 3 tháng.

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản: Tạo cơ hội thoát nghèo bền vững cho người dân
Nhờ tham gia mô hình Chăn nuôi bò sinh sản, chị Đỗ Thị Khuyên đã vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Nguồn thu nhập từ bán bê đã giúp gia đình chị Khuyên vơi bớt khó khăn. Với lứa bê đầu, vợ chồng chị bán được 16 triệu đồng. Trong đó, vợ chồng chị dành ra 1 khoản để mua xe đạp điện cho con gái lớn đi học, số tiền còn lại vợ chồng chị tiếp tục dầu tư làm ăn, trang trải cuộc sống. Với bản tính chăm chỉ, cần củ, chỉ sau một thời gian ngắn vợ chồng chị Khuyên đã vươn lên thoát nghèo.

Cũng thoát nghèo chỉ sau 2 năm sau khi nuôi bò sinh sản, chị Đinh Thị Na, thôn 1 Yên Bình, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất không giấu được niềm vui khi bò nhà chị đang có bầu lứa thứ 3. Chị Na cho biết, gia đình chị là hộ cận nghèo nên được hỗ trợ 70% giống và thức ăn cho bò. Vốn có kinh nghiệm nuôi bò từ khi chưa lấy chồng nên việc chăn nuôi bò với chị không quá khó khăn. “Trong quá trình nuôi bò, cán bộ khuyến nông cũng luôn hỏi thăm, tư vấn kịp thời về thức ăn thô, thức ăn tinh và cách chăm sóc bò nên tôi rất yên tâm. Thời gian tới, nếu bò sinh sản được bê cái, vợ chồng tôi sẽ giữ lại để nhân giống, từ đó phát triển kinh tế gia đình’”, chị Na chia sẻ.

Bà Vương Thị Chung, Phó Trưởng trạm Khuyến nông huyện Thạch Thất cho biết, mô hình chăn nuôi bò sinh sản được triển khai trên địa bàn từ năm 2017 tới nay. Qua thời gian chăn nuôi, khoảng 90% hộ gia đình trên địa bàn huyện Thạch Thất đã vươn lên thoát nghèo. Số còn lại là đối tượng nghèo bền vững nên không có cơ hội xóa nghèo. Theo bà Chung, phát huy những kết quả đạt được, những năm tới Trạm Khuyến nông huyện sẽ tiếp tục đầu tư phát triển mô hình bò sinh sản ở những vùng đệm và vùng miền núi ở địa phương, qua đó, giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Không chỉ có riêng huyện Thạch Thất, mô hình chăn nuôi bò sinh sản đã góp phần tạo công ăn việc làm cho những hộ nghèo ở những xã miền núi khó khăn. Riêng đối với mô hình triển khai năm 2017, cùng với sự hỗ trợ của các cấp, 100% các hộ nghèo tham gia mô hình tại huyện Ba Vì, Thạch Thất thoát nghèo; 36,6% các hộ tham gia mô hình tại huyện Mỹ Đức thoát nghèo.

Khẳng định hiệu quả sau 5 năm triển khai

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản (Trung tâm khuyến nông Hà Nội), mô hình nuôi bò sinh sản được triển khai năm 2017, chủ yếu tập trung hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo tại các xã dân tộc miền núi, các hộ có điều kiện chăn nuôi bò sinh sản tại các xã chăn nuôi bò trọng điểm theo quy hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Sau 5 năm triển khai, các mô hình đều cho kết quả tốt, đàn bò cái nền lai Sind, lai Brahman dễ nuôi, ít bệnh tật, sinh sản tốt, bê con sinh ra đều sinh trưởng phát triển tốt cho thu nhập từ 10 đến 12 triệu đồng/1 con bê đực, đặc biệt những bò cái sinh sản phối tinh bò BBB sinh bê đực đã bán được 18 triệu đồng/con, đối với bê cái có giá trị cao hơn hoặc tiếp tục để làm giống.

“Mô hình đã được đánh giá cao vì có ý nghĩa rất to lớn đối với các hộ nghèo. Đây vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất để các hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, đồng thời là động lực, sự động viên hỗ trợ lớn lao về mặt tinh thần, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và của cộng đồng với các hộ nghèo. Mô hình đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững tại các huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, ông Sơn khẳng định.

Bên cạnh đó, để có được thành công của mô hình, không thể không kể đến sự vào cuộc sát sao của đội ngũ cán bộ khuyến nông từ Thành phố tới cấp cơ sở. Theo đó, các cán bộ khuyến nông đã theo dõi sát sao từ khâu chọn điểm, chọn hộ và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bò cho các hộ gia đình. Ở các giai đoạn quan trọng nuôi bò như động đực, phối giống, trong thời gian bò mang thai cán bộ khuyến nông luôn đồng hành với các hộ gia đình để bò sinh sản thuận lợi.

Ngoài huyện Thạch Thất, mô hình nuôi bò sinh sản còn được triển khai ở các xã vùng sâu vùng xa của huyện Ba Vì, Mỹ Đức, do đó việc hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, không có điều kiện xuống kiểm tra các mô hình thường xuyên nên cán bộ của phòng phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản đã ứng dụng công nghệ thông tin kết nối các nhóm hộ nuôi bò để kịp thời hỗ trợ chủ hộ. Theo đó, cán bộ phòng phòng Khuyến nông Chăn nuôi - Thủy sản đã lập nhóm Zalo kết nối các nhóm hộ kết nối trong huyện hoặc các huyện với nhau. Qua đó, vừa tạo cơ hội cho các hộ gia đình trao đổi kinh nghiệm nuôi bò, đồng thời, cán bộ khuyến nông nắm bắt kịp thời những vấn đề của các hộ chăn nuôi gặp phải từ đó có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Không chỉ là hướng đi đúng giúp các hộ cận nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, mô hình chăn nuôi bò sinh sản của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cũng góp phần chủ động con giống đáp ứng nhu cầu tại địa phương, tạo sự đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Không chỉ vậy, mô hình chăn nuôi bò còn sử dụng hiệu quả lao động nông nhàn ở địa phương gắn với việc chăn nuôi tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp, hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng sản lượng thịt bò cung cấp cho thị trường Thủ đô.

Từ năm 2017 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng và triển khai mô hình Chăn nuôi bò sinh sản với tổng quy mô đã hỗ trợ 485 con bò với 328 hộ tham gia tại các huyện Ba Vì, Mỹ Đức, Thạch Thất, Gia Lâm, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thanh Oai. Đối với mô hình hỗ trợ hộ nghèo, vùng núi được hỗ trợ 70% con giống, 70% thức ăn; đối với mô hình hỗ trợ các hộ vùng đồng bằng được hỗ trợ 50% con giống và 50% thức ăn. Riêng năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đang tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi bò sinh sản quy mô 100 con bò cái (hỗ trợ 50% giống, thức ăn) tại 04 huyện Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thạch Thất, Chương Mỹ.
Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

Mùng 6 Tết, giá vàng trong nước tăng vọt

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng nay (3/2, tức mùng 6 Tết), nhiều công ty kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tròn trơn.
Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), chỉ vài giờ sau khi chạm mốc 2.810 USD/ounce, giá vàng thế giới liên tục giảm.
Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

Thông tin mới về đợt gió mùa đông bắc

(LĐTĐ) Sáng sớm nay (3/2, tức mùng 6 Tết), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ. Dự báo trong ngày và đêm nay, tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Nền nhiệt giảm dần, trời chuyển mưa rải rác.
Quy định mới về giá điện từ tháng 2

Quy định mới về giá điện từ tháng 2

(LĐTĐ) Luật Điện lực (sửa đổi) thay thế cho Luật Điện lực năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, trong đó khoản 12 Điều 5 nêu rõ về chính sách giá điện và giá dịch vụ về điện.
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng

Đảng ta thật là vĩ đại. 95 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn có những quyết định mang tầm tư duy dẫn đường đưa cách mạng Việt Nam vào thế tiến công không ngừng, tiên phong trong cách mạng thế giới, đưa dân tộc tới tương lai rạng ngời...
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới

(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.

Tin khác

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính

(LĐTĐ) Không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính là quy định từ nhiều năm nay đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

Niềm vui của những người không chọn ngày mở hàng

(LĐTĐ) Được khách nhớ và sử dụng dịch vụ của mình chính là ngày mở hàng tốt nhất. Đây là quan điểm của không ít chủ cửa hàng sửa chữa điện lạnh, gara ô tô, cùng các ngành hàng dịch vụ khác trong những ngày đầu năm mới.
Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

Giới trẻ làm xuyên Tết kiếm thêm thu nhập

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán, thay vì về quê đoàn tụ cùng gia đình, nhiều người trẻ đã quyết định ở lại Thủ đô để làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ. Với họ, đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập gấp 3 lần ngày thường, giúp bản thân trang trải cuộc sống cá nhân mà không phải xin tiền bố mẹ.
Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

Nhân viên xe buýt giúp người bị tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Trong quá trình vận hành tuyến buýt số 101B (Bến xe Giáp Bát - Đại Cường) nhân viên của tuyến đã phát hiện người dân bị tai nạn giao thông trên đường và dùng xe buýt đưa đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình năm 2025

Theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) là 4,5% mức tiền lương hoặc lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở.
Gần 9.000 lao động Bình Dương làm việc xuyên Tết

Gần 9.000 lao động Bình Dương làm việc xuyên Tết

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp có lao động làm việc xuyên Tết tại Bình Dương chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ bảo vệ, phòng khám và một số đơn vị kinh doanh về nhà hàng, khu vui chơi giải trí.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có chuyển biến tích cực

(LĐTĐ) Sau 3 năm thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc của nước ta chuyển biến tích cực, đi vào nề nếp và liên tục ghi nhận thành tích mới.
Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đưa Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đưa Thủ đô phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Có hiệu lực từ 1/1/2025, với những khoản về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, Luật Thủ đô được kỳ vọng sẽ tạo ra "cú hích" trong cơ chế thu hút, trọng dụng và phát triển nguồn nhân cho Thủ đô thời gian tới, đưa Thủ đô phát triển nhanh và bền vững.
Giải bài toán nguồn nhân lực

Giải bài toán nguồn nhân lực

(LĐTĐ) Trước nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và các tỉnh Đông Nam Bộ cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn kinh tế lớn và sự chuyển đổi sản xuất.
Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%

(LĐTĐ) Theo báo cáo nhanh của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ năm 2025 của người lao động tăng 13% so với mức thưởng Tết Giáp Thìn năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động