-->

Mổ đẻ chủ động, hãy cẩn trọng!

(LĐTĐ) Mổ đẻ khi chưa có chuyển dạ (mổ đẻ chủ động) ngày càng trở nên phổ biến, song phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các chuyên gia về y tế cảnh báo, việc sinh mổ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé.
Sản phụ mắc Covid-19 được mổ đẻ cấp cứu thành công Mổ lấy thai thành công cho sản phụ nặng 155kg với nhiều bệnh lý phức tạp
Mổ đẻ chủ động, hãy cẩn trọng!
Trẻ suy hô hấp sau sinh mổ chủ động được điều trị tích cực tại Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tử vong sau sinh mổ chủ động

Việc chọn "giờ vàng" mổ lấy thai ngày càng gia tăng, thậm chí nhiều bậc phụ huynh lại lầm tưởng phương pháp này an toàn hơn sinh con theo quy luật tự nhiên, khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm tới mạng sống. Đơn cử vừa qua, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ trong chưa đầy một tuần, Trung tâm Sơ sinh của bệnh viện đã tiếp nhận 6 trẻ sinh mổ chủ động gặp các biến chứng nặng phải thở máy, có trẻ cần duy trì thuốc trợ tim... Đặc biệt, có hai trường hợp trẻ tổn thương phổi nặng, suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Điển hình như trường hợp bé trai Đ.T.D (1 ngày tuổi, ở Thái Bình), con lần hai trong gia đình. Vì sinh bé thứ hai, nên lo lắng những biến chứng của vết mổ đẻ cũ, gia đình quyết định sinh mổ chủ động khi thai nhi được 37 tuần. Sau sinh, trẻ được hỗ trợ thở CPAP - thở áp lực dương liên tục qua mũi. Tuy nhiên, tình trạng suy hô hấp tiến triển, trẻ được đặt nội khí quản chuyển đến Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương. Bệnh nhi vào viện trong tình trạng tổn thương phổi nặng, suy tuần hoàn.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh đã tiến hành hỗ trợ thở máy cho trẻ. Đồng thời, bệnh nhi được bơm surfatant vào phổi để hỗ trợ hô hấp, kết hợp với thuốc vận mạch, trợ tim liên tục. Sau 7 ngày điều trị, may mắn, tình trạng của Đ.T.D đã cải thiện và ổn định.

Trường hợp thứ hai không may mắn là bé trai 1 ngày tuổi ở Nam Định, đẻ mổ chủ động tại bệnh viện địa phương khi thai kỳ ở tuần thứ 36. Qua khai thác tiền sử, các bác sĩ cho biết do gia đình không nắm được những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra với cả mẹ và bé khi mổ chủ động, nên khi mẹ phải nằm theo dõi thai kỳ trong 1 tuần, gia đình đã quá lo lắng và mong muốn sinh mổ khi chưa có cơn chuyển dạ.

Trẻ sau sinh có suy hô hấp, tăng áp phổi nặng, được chuyển đến Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng tím tái, độ bão hòa oxi trong máu- SPO2 là 50%, suy tuần hoàn. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành cho trẻ thở máy tần số cao, duy trì thuốc trợ tim, vận mạch, thuốc giãn mạch phổi. Mặc dù đã được hồi sức tích cực nhưng tình trạng bệnh nhi không cải thiện, trẻ tử vong sau 3 ngày nhập viện.

Nguy hiểm khi mổ đẻ chưa có dấu hiệu chuyển dạ

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Điều trị tích cực sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, sinh con qua đường âm đạo là phương pháp sinh lý và tốt nhất cho mẹ và thai nhi. Mổ lấy thai chỉ nên thực hiện trong trường hợp mẹ có bệnh lý và thai không cho phép đẻ đường âm đạo. Tuy nhiên trong những năm gần đây, xu hướng mổ đẻ chủ động do chọn ngày, giờ sinh đẹp trở nên phổ biến.

Theo đó, tỷ lệ mổ lấy thai ở nhiều nước trên thế giới cũng có xu hướng tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tỷ lệ mổ lấy thai ở Mỹ năm 1996 là 21%, năm 2014 là 32,24%; Paraguay là 42%; Ecuador là 40%. Tại Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai vẫn còn cao, khoảng 39,1%. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, tỷ lệ này chỉ nên từ 5-10% nhằm tránh các tai biến cho mẹ và con.

Trẻ được sinh ra do mổ đẻ chủ động có thể bị suy hô hấp với nhiều mức độ: Từ khó thở thoáng qua đến suy hô hấp nặng cần thở máy, thậm chí phải cần đến ECMO (tim phổi nhân tạo). Một số trường hợp nặng có thể tử vong. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mổ lấy thai chủ động khi không có chuyển dạ khiến nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp ở trẻ cao gấp 2,6 lần so với mổ đẻ có chuyển dạ và cao gấp 1,9 lần so với đẻ thường.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Loan cho biết: Trong thời kì bào thai, phổi bị dịch lấp đầy nên quá trình trao đổi khí phụ thuộc vào bánh rau. Khi bánh rau ngừng hoạt động chức năng, phổi phải đảm nhiệm vai trò này. Trong cuộc đẻ thường, tử cung liên tục co làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí của bánh rau gây ra tình trạng giảm oxy của thai nhi, do đó phế nang phải được thông khí và máu qua phổi được tăng cường.

Đồng thời, quá trình chuyển dạ của sản phụ kích thích tăng sản xuất adrenalin của thai nhi và tăng giải phóng hormone thyrotropin của bà mẹ. Cả hai quá trình này có tác dụng làm tế bào phổi giảm tiết dịch và bắt đầu hấp thu dịch phổi ở trong phế nang, là bước chuẩn bị để phổi bắt đầu thực hiện chức năng hô hấp. Ở trẻ đẻ mổ chủ động không có quá trình này, dẫn đến phổi trẻ khi sinh ra chứa nhiều dịch hơn, dễ bị mắc các vấn đề về hô hấp sau sinh.

Để tránh các biến chứng nặng có thể xảy ra do mổ đẻ chủ động, các bậc phụ huynh không nên lựa chọn phương thức đẻ này khi không có chỉ định mổ đẻ bắt buộc. Các sản phụ nên trao đổi những lo lắng của mình với bác sĩ sản khoa để được hỗ trợ, chuẩn bị cho quá trình sinh an toàn và tốt nhất.

Theo các chuyên gia y tế, các sản phụ chỉ nên sinh mổ khi có chỉ định như: Ngôi thai bất thường, thai quá to (>4.000g), nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non, sa dây rốn, thai suy; sản phụ có khung chậu hẹp, có vết mổ cũ trên thân tử cung... Còn với trẻ siêu âm có cân nặng bình thường từ 2,8 - 3,5kg thì sinh thường là lựa chọn tốt nhất. Đối với trường hợp thai nhi nặng hơn 4kg và sức khỏe người mẹ không đảm bảo khả năng sinh thường thì bác sĩ sẽ khuyên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho sản phụ và em bé.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”

(LĐTĐ) Ngày 24/1, tại Phố Sách Hà Nội - Phố 19/12, UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội tổ chức khai mạc Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải dự lễ khai mạc.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), từ ngày 1/7/2025, người từ đủ 75 tuổi trở lên, không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội với mức 500.000 đồng/tháng.
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn

(LĐTĐ) Dịp Tết Nguyên đán 2025, thành phố Hà Nội định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, dự kiến tặng trên 1,1 triệu suất quà cho các đối tượng chính sách; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong những ngày Tết…
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn

(LĐTĐ) Sáng nay (24/1, tức ngày 25 tháng Chạp), mặc dù thời tiết Hà Nội trở lạnh và có mưa, nhưng 200 công nhân lao động Công ty Cổ phần công trình đô thị Phú Thành thực sự cảm thấy hạnh phúc và ấm lòng khi đón nhận sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội và tổ chức Công đoàn.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).

Tin khác

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tốt việc đón khách về tham quan khu Di tích thắng cảnh Chùa Hương năm 2025, ngành Y tế huyện Mỹ Đức đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn phổ biến các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn xã Hương Sơn.
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

(LĐTĐ) Sau khi sinh con đầu lòng, cô gái 19 tuổi đã tin vào quảng cáo làm to "vòng 1" không đau, đến spa tiêm filler (chất làm đầy) vào ngực, sau đó ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/1 đến ngày 10/1), toàn Thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã (tăng 19 trường hợp so với tuần trước).
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Xem thêm
Phiên bản di động