-->

Mở cửa kinh doanh tại các địa phương “vùng xanh”: Quyết không lơ là công tác phòng, chống dịch

Từ 12h ngày 16/9, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội cho phép một số loại hình kinh doanh dịch vụ tại 19 quận, huyện, thị xã được mở cửa trở lại. Mặc dù rất vui mừng trước quyết định này nhưng chính quyền các địa phương cũng như người dân tại đây đều khẳng định, việc mở cửa kinh doanh trở lại sẽ được thực hiện một cách cẩn trọng và đặt yếu tố an toàn phòng, chống dịch lên hàng đầu.
Ngày đầu nới lỏng giãn cách: Hàng quán dè dặt mở cửa, có nơi chưa thực hiện dán mã QR Người dân "vùng xanh" vui mừng được kinh doanh nhưng không lơ là phòng dịch

Trang bị mã QR Code, sẵn sàn bán hàng trở lại

Theo Văn bản số 3084/UBND-KGVX ngày 15/9/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố, từ 12h ngày 16/9, Thành phố cho phép mở cửa trở lại một số loại hình kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã chưa ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng (từ thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 3/9/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố).

Theo đó các loại hình được hoạt động trở lại gồm: Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Mở cửa kinh doanh tại các địa phương “vùng xanh”: Quyết không lơ là công tác phòng, chống dịch
Nhiều cửa hàng ăn uống mở cửa bán hàng mang về.

Ghi nhận của phóng viên tại các quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình… trong buổi chiều đầu tiên mở cửa trở lại cho thấy, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh đều chú trọng tới quy định phòng, chống dịch như bố trí nước sát khuẩn, đo thân nhiệt, yêu cầu khách hàng xếp hàng giãn cách… Đặc biệt, nhiều cửa hàng ăn uống đã trang bị sẵn mã QR khổ lớn để khách hàng đến mua đồ mang về có thể khai báo y tế.

Chị Đào Thị Xuân, chủ một cửa hàng bún chả tại phố Doãn Kế Thiện (quận Cầu Giấy) cho biết, sau khi có thông tin được mở cửa bán hàng mang về, ngay trong đêm 15/9, chị và các thành viên trong gia đình đã bắt tay vào việc dọn dẹp, khử khuẩn bàn ghế, dụng cụ nấu nướng và đăng thông báo lên Facebook để khách hàng thân thiết nắm được thông tin.

“Sau 2 tháng ngừng bán hàng, nay được hoạt động trở lại chúng tôi vui lắm, thao thức suốt cả đêm. Để được bán hàng trở lại chúng tôi cũng đã ký cam kết với phường sẽ thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch, chỉ bán hàng mang về và không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người…”, chị Xuân cho biết.

Mở cửa kinh doanh tại các địa phương “vùng xanh”: Quyết không lơ là công tác phòng, chống dịch
Nhiều người mang xe máy đi sửa do để lâu dẫn đến tình trạng hỏng hóc, không nổ được máy.

Cùng chung với chị Xuân, anh Hoàng Mạnh Thắng, chủ cửa hàng bán lòng ở Thụy Khuê (quận Tây Hồ) cho hay, sau khi được chính quyền địa phương phổ biến về những điều kiện để được bán hàng trở lại, gia đình đã khẩn trương chuẩn bị đầy đủ nước khử khuẩn, mã QR, bố trí riêng một nhân viên nhắc nhở khách khi tới mua hàng mang về phải giữ khoảng cách đúng quy định, đeo khẩu trang và không trò chuyện, giao tiếp quá nhiều.

“Ngày đầu mở cửa lại tuy chưa quá đông khách như trước nhưng để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, chúng tôi thống nhất sẽ chuẩn bị thật kỹ và làm nghiêm túc ngay từ đầu”, anh Thắng chia sẻ.

Cùng với các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, từ trưa 16/9, các cửa hàng kinh doanh văn phòng phẩm, mực in, sửa chữa điện tử, máy tính... cũng đã mở cửa đón khách trở lại.

Quản lý cửa hàng sửa xe Sài Gòn Motor phố Nguyễn Phong Sắc (quận Cầu Giấy) cho biết, một số người phải làm việc tại nhà trong thời gian dài, hạn chế đi lại nên xe máy để lâu bị hỏng hóc, có nhu cầu sửa chữa, bảo trì. Do đó, cửa hàng đã huy động nhân viên đến từ sớm để sẵn sàng phục vụ khách khi mở cửa trở lại. Thời điểm mở cửa lại, cửa hàng cũng lưu ý thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch mà Thành phố quy định.

Siết chặt quản lý

Việc được mở cửa kinh doanh trở lại sẽ tạo điều kiện cho người dân từng bước bình thường hóa cuộc sống. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các địa phương, song song với việc bán hàng, các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch.

Chia sẻ với phóng viên, lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm cho biết, quận đã yêu cầu các phường phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với các cơ sở kinh doanh khi mở cửa trở lại. Theo đó, các cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại phải theo sự quản lý, giám sát, kiểm tra của UBND phường, được phép hoạt động khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện như: Có phương án phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của quận sau đó gửi UBND phường sở tại để phê duyệt, thực hiện theo đúng quy định. Chủ cơ sở kinh doanh, dịch vụ và nhân viên bán hàng, giao hàng tại cơ sở phải được tiêm vắc xin phòng Covid-19; thực hiện 5K; khai báo y tế bắt buộc hàng ngày đổi với tất cả nhân viên; quét mã QR bắt buộc với khách đến mua hàng (người dân trên địa bàn phường); thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn tại cơ sở; hạn chế tiếp xúc trực tiếp.

Mở cửa kinh doanh tại các địa phương “vùng xanh”: Quyết không lơ là công tác phòng, chống dịch
Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, các cửa hàng đã chủ động trang bị mã QR.

Chủ các cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải cam kết và thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. Sau khi các chủ cơ sở thực hiện được đầy đủ các nội dung trên thì mới được phép bán hàng trở lại chứ không phải cứ đến giờ là được bán.

Cũng đặt vấn đề phòng, chống dịch lên hàng đầu, bà Phan Thị Hải Yến - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Hòa chia sẻ: “Ngay trong sáng 16/9, để tạo điều kiện cho người dân có thể kinh doanh trở lại, phường Trung Hòa đã yêu cầu lực lượng cảnh sát khu vực kiểm tra kỹ các cửa hàng kinh doanh xem có đầy đủ điều kiện được mở cửa hay không. Đồng thời, phường cũng đề nghị các chủ cửa hàng phải ký cam kết về việc thực hiện các quy định phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định”.

Mở cửa kinh doanh tại các địa phương “vùng xanh”: Quyết không lơ là công tác phòng, chống dịch
Một số cửa hàng vẫn chưa mở cửa trở lại.

Còn Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết, quận đã chỉ đạo các phường thực hiện quản lý, giám sát, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được phép hoạt động; yêu cầu các cơ sở thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, bắt buộc khai báo y tế với nhân viên, tuân thủ nghiêm 5K, quét mã QR đối với khách đến mua hàng; thường xuyên vệ sinh khử khuẩn tại cơ sở, hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp.

Bên cạnh đó, chủ cơ sở kinh doanh, dịch vụ phải ký giấy cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. “Quận cũng yêu cầu các phường tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch. UBND các phường chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu để cơ sở vi phạm quy định phòng, chống dịch hoạt động” - Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến nhấn mạnh.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn cho người lao động

Thành phố Hà Nội đã và đang chú trọng triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho người lao động và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, xây dựng môi trường làm việc an toàn, văn minh, thân thiện cho người lao động.
Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Giải ngân trên 21,6 tỷ đồng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động vay vốn

Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) cho biết, để thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, ngay từ đầu năm 2025, Quỹ đã chủ động, kịp thời xây dựng kế hoạch công tác tín dụng năm 2025; kế hoạch kiểm tra sau vay vốn đối với nguồn vốn Quỹ Trợ vốn và Quỹ quốc gia về việc làm năm 2025.
Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Cẩn trọng với các chiêu lừa đảo mùa du lịch

Mỗi khi hè đến nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của người dân trên cả nước bắt đầu tăng cao, đặc biệt là vào dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Đây cũng là thời điểm những cạm bẫy du lịch được tội phạm lừa đảo giăng ra…
Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Bác bỏ thông tin bão cấp 12 đổ bộ Quảng Ninh đầu tháng 5/2025

Chiều 20/4, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, thông tin về việc một cơn bão mạnh (cấp 12) xuất hiện và ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh vào thời điểm đầu tháng 5/2025 là không có cơ sở khoa học.
Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Hơn 207 triệu lượt đăng ký khám chữa bệnh BHYT bằng Căn cước công dân

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tính đến ngày 15/4/2025, cả nước đã có hơn 207 triệu lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) bằng số định danh cá nhân/Căn cước công dân (CCCD) thành công phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT.
Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Số người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội một lần giảm đáng kể

Lũy kế đến hết quý 1/2025, toàn quốc có 267.493 người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm gần 70.000 người, tương đương 26,17% so với cùng kỳ năm 2024.
Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên tích cực xây dựng đơn vị “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”

Thực hiện chủ đề công tác năm 2025 và hưởng ứng phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trong công nhân, viên chức, lao động do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động, nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận đã tích cực ra quân, kêu gọi đoàn viên công đoàn tham gia tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cơ quan, đơn vị.

Tin khác

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động