Ngày đầu nới lỏng giãn cách: Hàng quán dè dặt mở cửa, có nơi chưa thực hiện dán mã QR
Quét mã QR code, tạo thuận lợi trong lưu thông hàng hóa “Lá chắn” công nghệ trong phòng, chống dịch Covid-19 Cách tạo QR Code để lưu thông qua chốt kiểm soát dịch |
Cửa hàng, quán ăn dè dặt mở cửa trở lại
Dạo qua một số tuyến phố trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm…trong ngày đầu các địa phương này được Thành phố cho phép mở lại một số dịch vụ ăn uống (bán mang về), dịch vụ sửa chữa cho thấy, bên cạnh một số quán ăn, dịch vụ sửa chữa xe máy thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch và nhanh chóng mở cửa trở lại sau gần 2 tháng phải đóng cửa, thì cũng không ít chủ cửa hàng do lo lắng kinh doanh thua lỗ, lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe...nên chưa thật sự mặn mà với việc mở lại cửa hàng.
Nhiều cửa hàng dè dặt khi mở cửa bán hàng mang về trong ngày đầu được phép mở cửa |
Theo chia sẻ của một số chủ cửa hàng, quán ăn cho thấy, việc nhiều người kinh doanh chưa dám mở cửa trở lại một phần vì lo lắng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một phần vì lo lắng khi mở cửa trở lại sẽ thua lỗ do lượng khách hàng mua đồ ăn mang về ít.
Trong khi đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Thành phố thực hiện giãn cách kéo dài đã khiến nhiều chủ cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ phải sang nhượng, hoặc trả lại mặt bằng kinh doanh; thậm chí, nhiều người kinh doanh hiện đã về quê và chưa thể quay trở lại Hà Nội do việc kiểm soát đi lại vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Anh Lê Ngọc Hà, chủ quán phở gà trên đường Đỗ Đức Dục (Nam Từ Liêm) cho biết, khi hay tin Thành phố cho phép hàng quán được mở cửa bán mang về, anh Hà cảm thấy rất mừng vì có thể hoạt động lại sau khoảng 2 tháng phải đóng cửa để phòng, chống dịch. Tuy nhiên, khi mở cửa trở lại những người kinh doanh nhỏ lẻ như anh Hà sẽ phải tính toán rất kỹ, trong đó, bên cạnh việc đảm bảo quy tắc phòng, chống dịch, thì phải cân đối làm sao hàng làm ra sẽ được tiêu thụ hết nếu không sẽ phải chịu lỗ thêm.
Cùng với các quán ăn, cửa hàng văn phòng phẩm, sách giáo khoa cũng đã mở cửa phục vụ nhu cầu người dân |
“Vấn đề lo nhất là làm sao đảm bảo được lượng khách hàng khi mở cửa trở lại, tiếp theo đó là việc đảm bảo có được các shiper kịp thời không. Thực tế cho thấy, khi mua hàng ăn nấu sẵn như bún, phở, thịt gà, thịt vịt…khách hàng thường muốn được phục vụ nhanh chóng, kịp thời. Do đó, nếu ship đồ không kịp khách sẽ không mặn mà đặt món nữa. Vì thế, mở cửa hàng trở lại và duy trì thời điểm này là rất khó khăn”, anh Hà chia sẻ.
Theo ghi nhận của chúng tôi trong chiều ngày 16/9, mặc dù dịch vụ giao thức ăn đã hoạt động trở lại trên các ứng dụng Grab, Bee và một số ứng dụng khác, tuy nhiên, hiện việc giao hàng chủ yếu thuộc các nhóm hàng thực phẩm tươi sống và hàng hoá thiết yếu khác. Số lượng cửa hàng bán thức ăn, đồ uống còn rất ít, nhất là khu vực ngoại thành. Nguyên nhân là nhiều chủ cơ sở nhỏ lẻ vẫn còn tỏ ra thận trọng trong việc hoạt động lại và lượng shiper hoạt động cũng chưa nhiều như thời điểm trước giãn cách xã hội.
Bên cạnh việc trở lại bán hàng của một số quán ăn, nhiều cửa hàng vẫn chưa mặn mà mở cửa trở lại |
Chị Tâm, một chủ cửa hàng bán cơm bình dân tại đường Kẻ Vẽ, phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm) cho biết, trước thời điểm dịch quán cơm gia đình chị trung bình một ngày bán gần 100 suất cơm, nhưng giờ người lao động nghỉ việc nhiều, lượng bán ra ít, trong khi đó giá thực phẩm lại rất cao. Vì thế, nếu mở bán không khéo sẽ thua lỗ.
“Giờ thuê mặt bằng lại mà chỉ bán mang đi thì chắc chắn lỗ. Việc nấu bán tại nhà, tôi cũng chỉ mới cân nhắc, vì giá nguyên liệu đang quá cao mà khó kiếm đủ. Bán một suất cơm hay một bán bún chỉ 25 – 35.000 đồng/suất, nhưng người ta mua mang về cộng tiền ship vào giá lại tăng lên 40 – 50.000đồng/suất, thời điểm khó khăn này liệu được bao nhiêu người đặt cơm mang về. Vì thế, tôi vẫn chưa mở quán bán lại”, chị Tâm cho hay.
Chưa thực hiện nghiêm việc dán mã QR
Cùng với việc nhiều cửa hàng, quán ăn chưa sẵn sàng trở lại kinh doanh do nhiều yếu tố, cũng có một số cửa hàng như bún, phở, tiệm sửa xe máy tại một số quận như Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ…khi mở cửa trở lại không thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch trong đó có điều kiện buộc phải dán mã QR trước quán cho khách hàng quyét và khai y tế. Thậm chí, một số cửa hàng, quán ăn có treo mã QR nhưng chỉ “chống đối” và khi được hỏi nhiều người cho rằng, họ chưa nhận được sự hướng dẫn từ chính quyền địa phương.
Một điểm bán hàng tại Phùng Khoang, Nam Từ Liêm chưa thực hiện việc dãn mã QR trong ngày đầu mở cửa |
Ghi nhận tại một số tuyến đường trên địa bàn quận Cầu Giấy như: Tô Hiệu, Nguyễn Phong Sắc; hay tuyến đường Đỗ Đức Dục, đường Phùng Khoang, Trung Văn (Nam Từ Liêm); đường Kẻ Vẽ, Tân Xuân (Bắc Từ Liêm)…nhiều quán ăn, cửa hàng văn phòng phẩm, tiệm sửa xe không thực hiện dán mã quét QR.
Theo anh Khánh, chủ quán quán ăn trên đường Trung Văn (Nam Từ Liêm) cho biết, khi mở cửa việc đảm bảo phòng, chống dịch được chuẩn bị khá đầy đủ như chuẩn bị nước sát khuẩn, thường xuyên nhắc nhở người mua hàng giữ khoảng cách... Tuy nhiên, cửa hàng vẫn chưa dán mã quét QR do chưa được hướng dẫn cụ thể và cũng chưa biết đăng ký mã QR cho cửa hàng như thế nào.
“Do mới mở cửa trở lại và cũng là quán ăn nhỏ nên tôi chưa kịp đăng ký mã QR. Tuy nhiên, tôi cũng chưa biết phải đăng ký như thế nào, trong khi đó chính quyền địa phương cũng chưa có hướng dẫn cụ thể để người kinh doanh, chủ cửa hàng quán ăn đăng ký. Tôi nghĩ, có thể từ ngày mai các cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh hướng dẫn và kiểm soát vấn đề này”, anh Khánh cho hay.
Trong ngày đầu mở cửa, việc thực hiện các quy tắc phòng, chống dịch vẫn chưa được một số cửa hàng thực hiện nghiêm túc, trong đó có điều kiện bắt buộc là dán mã QR |
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch được an toàn, triệt để, đặc biệt là đối với các chủ cửa hàng, quán ăn tại các 19 địa quận, huyện vừa được Thành phố cho phép mở cửa bán hàng trở lại theo hình thức bán hàng mang về; thiết nghĩ, các cơ quan chức năng tại các địa phương này cần đẩy nhanh và quyết liệt hơn trong việc giám sát và đề nghị các chủ cửa hàng thực hiện nghiêm túc việc dán mã QR để khai báo y tế đối với người đến mua hàng theo đúng quy định, cũng như việc đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Theo quy định của Thành phố, từ 12h ngày 16/9, 19 quận, huyện, thị xã đủ điều kiện mở cửa một số dịch vụ kinh doanh, gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ. Trong đó, các cửa hàng, quán ăn…mở cửa phải đảm bảo điều kiện bắt buộc là phải tạo điểm quét QR code để khách đến mua hàng khai báo.
Một số cửa hàng thực hiện nghiêm túc việc dãn mã QR đảm bảo công tác phòng, chống dịch |
Cụ thể, muốn tạo điểm quét QR để quản lý thông tin người ra vào, cung cấp cho cơ quan chức năng trong trường hợp cần thiết thì cần thực hiện các bước sau:
1. Chủ địa điểm đăng ký để sử dụng được tính năng quét mã QR và quản lý được thông tin người ra vào. Truy cập trang web https://qr.tokhaiyte.vn/. Chọn mục "Đăng ký địa điểm" và nhập đầy đủ thông tin về địa điểm cần đăng ký: Tên địa điểm. Ví dụ: Quán cafe highland, Công ty TNHH ABC, phòng khám đa khoa...; thông tin về địa điểm: Tỉnh, quận/huyện, xã. Họ và tên người đăng ký. Ví dụ: Nguyễn Văn A - Số điện thoại di động của người đăng ký, Ví dụ: 0908.122xxx.
Sau khi đã điền đủ thông tin, chọn "Tiếp tục bước 2". Điền mã OTP (là mã gồm 6 chữ số sẽ được gửi đến số điện thoại của người đăng ký) và chọn "Tiếp tục bước 3". Chọn (1) "Tải xuống Mã QR của Địa điểm" để lưu hình ảnh mã QR về máy tính và in để dán ở lối ra vào, sau đó chọn (2) "Quản lý địa điểm" để chuyển sang bước 2.
Một cửa hàng sửa chữa xe máy đã mở cửa trở lại tại phường Trung Văn (Nam Từ Liêm) |
2. Chủ địa điểm yêu cầu khách ra vào xuất trình mã QR của mình để quét, ghi nhận lượt vào, ra. Người kiểm soát địa điểm mở ứng dụng Bluezone và chọn tính năng Kiểm tra mã QR. Chọn địa điểm kiểm soát (là nơi mà người kiểm soát đang đứng để tiến hành quét mã QR người ra vào).
Sau khi chọn địa điểm, người kiểm soát quét mã QR của người ra vào (có thể quét trực tiếp mã trên điện thoại, mã QR được in ra giấy, hoặc mã QR của thẻ Bảo hiểm y tế). Sau khi quét thành công, màn hình sẽ hiện ra thông tin của người ra vào (tên viết tắt) và tình trạng khai báo y tế.
3. In mã QR được cung cấp, dán ở lối ra vào để khách sử dụng điện thoại thông minh quét mã khi đi qua.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn hóa 23/01/2025 20:36
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ
Văn hóa 23/01/2025 17:12
Đi đâu, xem gì tại Hà Nội dịp Tết Ất Tỵ?
Du lịch 23/01/2025 13:09
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh
Văn hóa 23/01/2025 12:21
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc
Văn hóa 23/01/2025 08:43
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Central Retail trao tặng 5.100 phần quà Tết nhân ái
Cộng đồng 22/01/2025 14:20
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long
Văn hóa 22/01/2025 14:18
Dịch vụ đồ lễ cúng ông Công, ông Táo trên “chợ online” hút khách, giá từ vài trăm nghìn
Cộng đồng 22/01/2025 08:33