Microsoft: Việt Nam xếp thứ 2 ở khu vực châu Á bị mã độc tấn công
Facebook, Microsoft, Twitter và Youtube liên kết chống khủng bố | |
Microsoft hợp tác trong lĩnh vực giáo dục |
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: pandasecurity.com) |
SIR Volume 21 chỉ ra châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt thị trường mới nổi, là những nước gặp nguy cơ cao nhất về các mối đe dọa an ninh mạng. Báo cáo này dựa trên phân tích các thông tin hiểm họa từ hơn 1 tỉ hệ thống khắp toàn cầu của Microsoft. Báo cáo cũng bao gồm các dữ liệu định hướng dài hạn và các hồ sơ hiểm họa chi tiết từ hơn 100 thị trường và khu vực.
Trong năm nước đứng đầu toàn cầu về nguy cơ nhiễm mã độc thì có hai thuộc khu vực Đông Nam Á là Việt Nam (thứ 2) và Indonesia (thứ 4) (trong khi đó, Mông Cổ đứng thứ nhất, Pakistan thứ ba, Nepal và Bangladesh đứng ở vị trí thứ 5). Việt Nam và Indonesia là hai nước có tỷ lệ nhiễm mã độc hơn 45% vào quý 2/2016, nhiều hơn gấp đôi so với mức trung bình 21% của thế giới.
Vẫn theo danh sách này, các nước bị nhiễm mã độc cao bao gồm các thị trường lớn đang phát triển và các nước Đông Nam Á như Mông Cổ, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Campuchia, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ với tỉ lệ hơn 30%. Trong khi đó, các quốc gia phát triển cao về công nghệ thông tin trong khu vực như Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Singapore… có tỉ lệ nhiễm mã độc ở mức thấp hơn so với trung bình thế giới.
Theo Microsoft, danh sách mã độc xuất hiện nhiều ở châu Á-Thái Bình Dương gồm Gamarue, sâu máy tính cung cấp một điều khiển mã độc chiếm quyền trên máy tính người dùng, ăn cắp thông tin và thay đổi các thiết lập bảo vệ trên máy; Lodbak, dạng trojan thường được cài trên các ổ di động bị điều khiển bởi Gamarue, và luôn cố cài đặt Gamarue khi ổ đĩa bị nhiễm kết nối với máy tính và Dynamer, trojan có thể ăn cắp các thông tin cá nhân, tải thêm mã độc hoặc giúp các hacker truy cập vào máy tính.
Ông Keshav Dhakad, Giám đốc khu vực, Trung tâm Phòng chống Tội phạm mạng, Microsoft châu Á cho rằng, với sự gia tăng lượng mã độc kèm lượng tấn công ngày càng tinh vi, an ninh mạng đang trở thành nhiệm vụ ưu tiên quan trọng với hầu hết các tổ chức. “Các tổ chức thường mất trung bình tới 200 ngày để biết rằng họ đã bị tấn công và điều này không giảm nhiệt trong tương lai nên điều các doanh nghiệp cần phải tích hợp tốt các đầu tư và năng lực bao gồm ‘Bảo vệ - Phát hiện - Đáp ứng’ với một chiến lược tập trung vào những cột trụ cốt lõi là Định danh - Ứng dụng, Dữ liệu, Cơ sở hạ tầng và Thiết bị.
Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp nên xem xét việc sử dụng mạnh mẽ các dịch vụ dựa trên đám mây đáng tin cậy để được bảo vệ dữ liệu ở mức độ cao nhất,” ông Keshav Dhakad khuyến nghị./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
Công nghệ 16/01/2025 16:45
7 sản phẩm đạt giải Vàng Make in Viet Nam 2024
Xe - Công nghệ 16/01/2025 06:03
Máy giặt AI độc đáo: "Giặt" cơ thể và tâm trí trong 15 phút!
Công nghệ 04/01/2025 07:43
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30