Mất cơ hội vì không hiểu quy định của ngành công an
Lẽ nào mãi chiếu cố thí sinh! | |
Thí sinh vướng tiền án của bố được vào Học viện Cảnh sát nhân dân | |
Thêm thí sinh 29 điểm bị dừng nhập học trường công an |
Thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về trường hợp một nữ sinh quê ở một huyện miền núi tỉnh Quảng Bình, tên Bùi Kiều Nhi, được 29 điểm, đủ điểm vào ngôi trường mà Kiều Nhi đã ước mơ: Học viện Chính trị công an nhân dân. Nhưng giấc mơ đại học đã khép lại với em vì lý do là không trung thực trong phần khai lý lịch. Tiếp đó là trường hợp Nguyễn Đức Ngà (trú tại xóm 9, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Ngà đã trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân nhưng do trong quá khứ cha của Ngà có một tiền án từ 22 năm về trước và Tổng cục Chính trị CAND căn cứ vào quy định cụ thể của lực lượng CAND và Thông tư 53 ngày 15/8/2012 quy định tiêu chuẩn về chính trị của cán bộ, chiến sĩ CAND, thí sinh Nguyễn Đức Ngà đã vi phạm điểm a, khoản 2, điều 6 thuộc những trường hợp không tuyển vào lực lượng CAND.
Lê Thị Bình bên góc học tập của mình |
Sau đó nhờ có sự chỉ đạo kịp thời đầy tính nhân văn của Bộ trưởng Bộ Công an nên hai thí sinh trên đã có cơ hội được bước chân vào giảng đường mà hai em hằng mơ ước.
Mới đây, báo LĐTĐ đã nhận được lá đơn thấm đẫm nước mắt của một nữ sinh ở Nghệ An cũng ở trong hoàn cảnh tương tự. Đó là nữ sinh Lê Thị Bình (sinh ngày 2/9/1997, trú tại xóm 9, xã Quỳnh Hậu, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An).
Mặc dù cầm trên tay tấm giấy báo nhập học nhưng Lê Thị Bình có nguy cơ không được vào Học viện Cảnh sát nhân dân vì cha của em từng có một tiền án từ khi em chưa sinh ra. Khoan hãy bàn đến chuyện trung thực hay không trong việc khai lý lịch của em Bình. Thành tích học tập của của nữ sinh này, khiến nhiều người thán phục: Lớp 11, Bình đoạt giải ba kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và giải nhì học sinh giỏi của tỉnh Nghệ An, lớp 12, cô nữ sinh này tiếp tục đạt giải trong kỳ học sinh giỏi cấp quốc gia. Trong kỳ thi vào Học viện Cảnh sát nhân dân, kết quả của Bình khiến nhiều người thán phục với môn địa lý 10 điểm; lịch sử 7,75 và ngữ văn 7, Lê Thị Bình được cộng 1,5 điểm ưu tiên. Hơn nữa, cô học trò nghèo này còn thi khối C, khối thi mà không ít thí sinh đều tỏ ra e ngại, tỷ lệ dự thi là rất thấp.
Trao đổi với PV, không giấu được những giọt nước mắt buồn tủi, Lê Thị Bình tâm sự: “Trở thành một chiến sĩ công an nhân dân là ước mơ lớn nhất của em. Để thực hiện mơ ước cháy bỏng đó, mặc dù gia đình rất nghèo khó nhưng em luôn cố gắng học tập, nỗ lực phấn đấu. Sau 12 năm đèn sách, em luôn đạt học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt. Giờ em rất buồn, chỉ mong được lãnh đạo Bộ Công an chiếu cố để em có thể nhập học”.
Trao đổi với PV, không giấu được những giọt nước mắt buồn tủi, Lê Thị Bình tâm sự: “Trở thành một chiến sĩ công an nhân dân là ước mơ lớn nhất của em. Để thực hiện mơ ước cháy bỏng đó, mặc dù gia đình rất nghèo khó nhưng em luôn cố gắng học tập, nỗ lực phấn đấu. Sau 12 năm đèn sách, em luôn đạt học sinh giỏi, hạnh kiểm tốt. Giờ em rất buồn, chỉ mong được lãnh đạo Bộ Công an chiếu cố để em có thể nhập học”. |
Ngày 29/8, rất đông người thân đã đến nhà ông Lê Thành Chung (SN 1961, cha đẻ em Bình) để chia sẻ nỗi buồn với gia đình khi nghe tin con gái ông, dù đủ điểm trúng tuyển nhưng vẫn trượt đại học. Giọt nước mắt lăn dài trên gò má nhăn nheo, ông Chung tỏ ra vô cùng ân hận chỉ vì hành vi ông gây ra từ rất lâu rồi đã làm ảnh hưởng đến tương lai của cô con gái ngoan ngoãn, học giỏi.
Năm 1993, ông Chung bị TAND huyện Quỳnh Lưu tuyên phạt 12 tháng tù về tội trộm cắp tài sản công dân. “Năm 1993, sau khi nằm viện về, do hoàn cảnh quá khó khăn tôi đã làm liều và nhận án phạt tù. Kể từ đó đến nay, vợ chồng tôi chăm chỉ lao động, nuôi dạy con cái, không làm bất cứ việc gì vi phạm pháp luật. Sự việc xảy ra hơn 20 năm, theo quy định của pháp luật tôi đã được xóa án tích nên tưởng mọi chuyện đã là quá khứ. Ai ngờ, chỉ một phút lầm lỡ thời trẻ mà giờ ảnh hưởng tương lai của con. Tôi càng nghĩ càng thấy mình có lỗi”, ông Chung cho hay.
Trong lá đơn gửi tới báo LĐTĐ, nữ sinh Lê Thị Bình viết: Cháu chỉ được nghe kể, bố cháu từng tham gia chiến trường Campuchia từ năm 1978 đến 1983. Ông nội cháu từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, ông bà ngoại là dân công hỏa tuyến thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Cậu ruột cháu đã hi sinh ở chiến trường Quảng Trị năm 1968… Thưa các bác, các cô, các chú, chỉ vì lầm lỗi nhất thời của bố từ khi cháu chưa sinh ra mà hậu quả cháu phải gánh chịu. Giờ đây, nếu không được sự thông cảm, chiếu cố của lãnh đạo Bộ Công an thì tương lai của cháu sẽ bị sụp đổ. Cuộc đời cháu sẽ như cánh chim non lạc giữa trời xanh...”.
Phước Long
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn
Xã hội 22/01/2025 16:12
Trường học đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng nhận an toàn thực phẩm ISO 22000:2018
Giáo dục 21/01/2025 12:54
Nhiều trường đại học bổ sung tổ hợp tuyển sinh
Giáo dục 21/01/2025 06:05
Đáp án các môn thi kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/01/2025 22:05
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực năm 2025
Giáo dục 20/01/2025 17:29
Hà Nội tiếp tục dẫn đầu kỳ thi học sinh giỏi quốc gia
Giáo dục 18/01/2025 16:56
Công bố kết quả kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 18/01/2025 15:54
Hà Nội chưa "chốt" môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2025 - 2026
Giáo dục 17/01/2025 13:32
Gặp mặt, tặng quà vợ, con chiến sĩ đang công tác tại biển đảo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Giáo dục 16/01/2025 16:08
Sân chơi lành mạnh cho học sinh có năng khiếu và đam mê âm nhạc
Giáo dục 16/01/2025 06:08