-->

Mang tranh dân gian vào đời sống hiện đại

Triển lãm tranh Hàng Trống “Những điều xưa cũ mới mẻ” được tổ chức tại Hà Nội từ 10 - 25/1, đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người yêu tranh dân gian truyền thống. Ít ai biết việc phục dựng vốn văn hoá xưa này là tâm huyết của nhóm bạn trẻ S River do nhà thiết kế Trịnh Thu Trang - Giảng viên Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội sáng lập.
mang tranh dan gian vao doi song hien dai Triển lãm tranh Hàng Trống "Những điều xưa cũ mới mẻ"
mang tranh dan gian vao doi song hien dai Nỗ lực khôi phục dòng tranh Đỏ
mang tranh dan gian vao doi song hien dai Chung tay khôi phục dòng tranh dân gian của Thủ đô
mang tranh dan gian vao doi song hien dai Phố Hàng Trống – Truyền thống đậm đà

Hành trình tìm về tranh Hàng Trống

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhà thiết kế (NTK) Trịnh Thu Trang là người yêu mến và muốn lưu giữ với những giá trị văn hóa truyền thống của một Hà Nội xưa cũ, đã bị mai một rất nhiều, thậm chí mất hẳn. Trong đó có tranh Hàng Trống, dòng tranh đặc trưng của người dân Hà thành xưa song nguy cơ thất truyền rất cao do nhu cầu hưởng thụ văn hóa, đời sống tâm linh đã thay đổi quá nhiều.

Hành trình tìm về tranh Hàng Trống của Trịnh Thu Trang bắt đầu từ một tình cờ gặp gỡ nghệ nhân tranh Hàng Trống cuối cùng Lê Đình Nghiên. “Lần đầu tiên được nhìn thấy những bức tranh thờ, tranh tết Hàng Trống thật ở khổ lớn - có bức lên tới 1,5m - với màu sắc nổi bật, tôi cảm thấy choáng ngợp và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp rực rỡ ấy. Nghệ nhân xưa tạo hình rất táo bạo, sử dụng tất cả các màu tương phản rất mạnh, xanh, vàng, đỏ kết hợp với nhau tạo nên tính thẩm mỹ, màu sắc hấp dẫn”, Trịnh Thu Trang nhớ lại.

mang tranh dan gian vao doi song hien dai
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê cùng Trịnh Thu Trang và các thành viên của S River.

NTK Trịnh Thu Trang đánh giá, màu sắc trong tranh Hàng Trống có những nét riêng rất đặc thù so với các dòng tranh dân gian khác. Có lẽ do được vẽ tay nên màu sắc trong tranh Hàng Trống cũng rực rỡ, phóng khoáng hơn dù chỉ có 6 màu cơ bản. Ngoài những màu làm từ tự nhiên, nghệ nhân còn sáng tạo màu mới bằng phẩm màu.

Hai màu đặc trưng của tranh Hàng Trống chính là xanh da trời và hồng điều. Màu phẩm đó đã làm nên một thần thái riêng. Các màu tươi khác như đỏ, cam, vàng thư, xanh lá cây… cũng được vận dụng, kết hợp tài tình với hệ thống nét đen của màu tự nhiên lấy từ than lá tre ủ kỹ, khiến cho các tác phẩm tranh Hàng Trống vô cùng rực rỡ cuốn hút nhưng cũng không kém phần tao nhã, tinh tế.

Ban đầu, Trịnh Thu Trang dành dụm tiền để đặt tranh. Bộ Tố Nữ chính là tranh Tết đầu tiên cô được tiếp cận và cảm thấy quý trọng trước ý nghĩa sâu xa mà gần gũi. Không chỉ đơn giản là bốn cô gái với nhạc cụ trên tay, bộ tranh còn gửi tới người thưởng thức những thông điệp đặc biệt khác.

Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê, bộ Tố Nữ xuất phát từ tục thờ cúng của người Việt như hát chèo, hát cửa đình để dâng những âm thanh đẹp đẽ lên thần thánh. Còn nghệ nhân Lê Đình Nghiên lại nói về bộ Tố Nữ một cách giản dị mà vô cùng ấm áp. Những âm thanh không chỉ là tiếng đàn, tiếng phách mà còn là những âm thanh vui vẻ trong mỗi gia đình: Tiếng cười con trẻ, tiếng lanh canh dọn mâm cơm, tiếng vợ chồng trò chuyện… Bộ tranh là lời chúc Tết với thông điệp gửi tới mọi gia đình: Năm mới hạnh phúc tràn đầy “tiếng vui”…

Khi đã đặt mua một số lượng tranh nhất định, Thu Trang xin tài trợ địa điểm để tổ chức 2 triển lãm nhỏ, kết hợp dạy trẻ em vẽ tranh Hàng Trống. Cô cẩn thận mời nghệ nhân Lê Đình Nghiên và nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê tới thuyết giảng cho khách tham quan cái hay, cái đẹp, cái khác biệt của tranh dân gian Hàng Trống; phân tích ý nghĩa một số tranh thờ - tranh tết tiêu biểu; giới thiệu các công đoạn vẽ tranh cơ bản… Thật bất ngờ, đại đa số khách tham quan là người trẻ với khoảng 50% có độ tuổi từ 18-24 tuổi. Một số khách trẻ sau khi đã hiểu biết về tranh Hàng Trống đã tới nhà nghệ nhân đặt mua tranh...

Tiềm năng ứng dụng trong thiết kế đồ hoạ

Trong bối cảnh ngành thiết kế của nước ta đang thiếu những nguyên liệu truyền thống mang bản sắc Việt, lại có tiềm năng ứng dụng rất lớn vào thiết kế đồ họa của tranh Hàng Trống nói riêng và mỹ thuật dân gian Việt Nam nói chung. Trịnh Thu Trang quyết định đúc kết các ý tưởng trên thành một cuốn sách, với mục đích tạo một kho nguyên liệu cung cấp mẫu hoạ tiết ứng dụng cho mỹ thuật và thiết kế hiện đại, vơi hy vọng lan tỏa đến người đọc – nhất là các bạn trẻ.

Năm 2017, Trang quyết định thành lập nhóm S River quy tụ các thành viên trẻ (nhiều bạn mới ngoài 20 tuổi) có cùng cảm hứng để cùng biên soạn quyển Họa Sắc Việt, lấy tranh Hàng Trống là dòng tranh đầu tiên để nghiên cứu. “Từ dự án số hóa những họa tiết, bảng màu tiêu biểu của dòng tranh Hàng Trống để sáng tạo thành thiết kế đồ họa đương đại mang yếu tố văn hóa truyền thống Việt Nam, tôi hy vọng có thể truyền cảm hứng cho người trẻ để họ có thể bắt đầu một dự án cá nhân có liên quan hoặc được lấy cảm hứng từ mỹ thuật dân gian Việt Nam – một kho tàng tư liệu văn hóa đồ sộ, quý giá và đáng trân trọng”, cô bày tỏ.

Cụ thể hơn, dự án là một cách tiếp cận mới về việc duy trì, bảo tồn những giá trị truyền thống. S River không cố gắng bê nguyên chúng đặt vào thực tại, không cố níu kéo những điều thuộc về lịch sử mà chắt lọc những chất liệu dân gian có tiềm năng ứng dụng vào cuộc sống hiện đại, vào công việc hiện tại của những người thiết kế đồ họa, những nhà thiết kế thời trang, nội thất hay giới nghệ thuật khác. Đó là cách S River thực hiện với mong muốn những giá trị dân gian xưa “sống lại”, ở bất cứ đâu trong đời sống đều có thể dễ dàng bắt gặp.

Mục tiêu của dự án là mang sản phẩm đồ họa lấy cảm hứng từ dòng tranh Hàng Trống tiếp cận đông đảo công chúng. Các dữ liệu sẽ được số hóa thành bảng mã màu, họa tiết cùng hướng dẫn kết hợp màu sắc và cách ứng dụng trên thiết kế đồ họa, thời trang, nội thất và thủ công mỹ nghệ.

“Tôi mong muốn giá trị thẩm mỹ, yếu tố tinh thần của tranh Hàng Trống sẽ đi vào đời sống của người dân và có sức sống, tính cuốn hút của riêng mình. Và trong thời đại của công nghiệp và công nghệ số tranh dân gian cần được biến đổi sang dạng thức phù hợp để có thể phát triển, thích nghi với cuộc sống hiện tại. Chúng tôi lựa chọn một vài chi tiết, họa tiết, hình ảnh, bảng màu ưng ý từ một hoặc vài ba bức tranh rồi sáng tạo, tưởng tượng, sắp xếp, phối trộn chúng trở thành giá trị thẩm mỹ mới, đặt trong bối cảnh mới, mang sứ mệnh mới và có khả năng ứng dụng vào thiết kế. Song tôi luôn khẳng định, tất cả những sản phẩm mới kia đều có nguồn gốc từ tranh dân gian Hàng Trống.”- Thu Trang nhấn mạnh.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi hoạt động "Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng" cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, sáng 23/1 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ tổ chức đoàn đến thăm và tặng quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam – Chi nhánh Xuân Mai.
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, thủ tục hành chính nội bộ, xử lý phản ánh, kiến nghị trên nền tảng công dân Thủ đô số - iHanoi năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”

(LĐTĐ) Ngày 23/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Bùi Phương Nam (sinh năm 1997, trú tại xã Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; hiện đang ở khu đô thị Vinhomes Oceanpark 2, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) về tội "Chống người thi hành công vụ".
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Đậu Thị Tâm về hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ, đăng tải thông tin sai sự thật.
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168

(LĐTĐ) Chiều 23/1, đồng loạt các màn hình led ở nhiều khu vực trung tâm Hà Nội đã hiển thị thông tin tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024.

Tin khác

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(LĐTĐ) Chiều 23/1, tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám diễn ra Lễ khai mạc Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 cùng các hoạt động văn hoá nghệ thuật chào mừng Xuân.
"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

"Lộ diện" linh vật Rắn tại đường hoa Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Đường hoa Nguyễn Huệ, đường hoa lớn nhất và được chờ đợi nhất trong năm của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và đang tất bật chuẩn bị để phục vụ nhu cầu thưởng lãm của người dân và du khách trong, ngoài nước.
Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

Hà Nội: Sẵn sàng mùa lễ hội an toàn, văn minh

(LĐTĐ) Ngay từ đầu năm 2025, công tác chuẩn bị cho các lễ hội truyền thống tại Hà Nội đã được các địa phương triển khai tích cực. Tại đền Sóc (huyện Sóc Sơn), đền Sái (huyện Đông Anh) hay gò Đống Đa (quận Đống Đa), kế hoạch tổ chức các lễ hội đã được ban hành sớm với sự phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết.
Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

Triển lãm Báo Xuân trực tuyến - ứng dụng chuyển đổi số phát triển văn hóa đọc

(LĐTĐ) Ngày 22/1, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Tây Hồ tổ chức khai mạc triển lãm Báo Xuân trực tuyến 2025, đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động văn hóa đọc.
Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Tái hiện nghi lễ "Tống cựu nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Sáng 22/1, tại Khu Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra Lễ "Tống cựu nghinh tân" trong không khí trang nghiêm và đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

Hà Nội sẽ trình diễn drone hỏa thuật với số lượng kỷ lục vào đêm Giao thừa

(LĐTĐ) Chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long 2025" với điểm nhấn là màn trình diễn của 2025 drone hỏa thuật lớn nhất thế giới từ trước tới nay hứa hẹn sẽ mang tới cho nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung một món quà chào xuân đặc biệt ý nghĩa.
Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

Bia đá kể chuyện - Góc nhìn mới về kho tàng di sản Văn Miếu

(LĐTĐ) Nhân dịp đón xuân Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức trưng bày chuyên đề "Bia đá kể chuyện" tại Khu Vườn bia Tiến sĩ. Sự kiện này còn mang ý nghĩa đặc biệt khi hướng tới dịp kỷ niệm 950 năm khoa thi Nho học đầu tiên của Việt Nam (1075 - 2025).
Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

Tìm về cội nguồn Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Tại Hoàng thành Thăng Long, chuỗi hoạt động Tết sẽ diễn ra từ ngày 20/1/2025 (21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến ngày 6/2/2025 (mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) với nhiều nội dung đặc sắc.
Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

Khoác "áo" mới cho thành phố Biên Hòa

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai, những năm gần đây, lĩnh vực kinh tế đêm tại thành phố Biên Hòa có bước phát triển, nổi bật là hoạt động dịch vụ giải trí, ẩm thực, chợ đêm, phố đi bộ. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

Khám phá ý nghĩa Tết ông Công ông Táo và cách dọn bàn thờ đón lộc xuân

(LĐTĐ) Cứ khoảng sau ngày rằm tháng Chạp là các gia đình bắt đầu rậm rịch chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo liền ngay sau đó. Ngoài việc mua vàng mã, chuẩn bị quần áo cho các Táo, thì người dân còn mua cá cho các Táo cưỡi về trời và chuẩn bị thực đơn để lên mâm cúng,… Nhiều người đã quen lệ hằng năm cúng ông Công ông Táo, nhưng lại chưa hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ nghi này.
Xem thêm
Phiên bản di động