-->

Lý Sơn, Quảng Ngãi: Từ quá khứ đến hiện tại

Là mảnh đất tiền tiêu, nơi có đội hùng binh Hoàng Sa - thiên sử vàng oai hùng trong lịch sử dân tộc về khẳng định chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, Lý Sơn 40 năm sau ngày giải phóng đã có những đổi thay không ngờ
Tết đầu tiên đảo Lý Sơn có điện lưới quốc gia
Ngư dân Lý Sơn kiên định bám biển

Tổ quốc nhìn từ biển

Tháng tư, cùng đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Thành ủy và Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội, tôi có dịp đi thực tế huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi. Ngồi trên xuồng cao tốc ra đảo, giữa đại dương mênh mông, những ca từ “Nơi anh đến là biển xa; nơi anh đến là đảo xa/Mảnh quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà…” cứ văng vẳng bên tai. Đất liền đã xa chỉ còn lại mênh mông nước. Thu Hà, chuyên viên ban Tuyên giáo nói: “Có ra biển cả mới thấy đại dương bao la và con người thật bé nhỏ”! Tôi trả lời, “Bé nhỏ nhưng rất kiên cường. Nhìn những chiếc thuyền đánh cá nhỏ nhoi giữa đại dương thế kia, nhưng đã cưỡi lên bao con sóng dữ không chỉ mưu sinh mà còn khẳng định quyền Tổ quốc ”.

Xa xa, nhìn những con tàu vận tải lênh đênh, những con thuyền đánh cá nối đuôi nhau ra ngư trường, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo trầm ngâm: “Chúng ta ra Lý Sơn lần này, ở đại dương bao la thế kia mới thấy hết giá trị của biển cả. Nó không chỉ là nơi cho chúng ta nguồn tài nguyên vô giá (hải sản, khoáng sản) mà còn là huyết mạch giao thương với thế giới bên ngoài. Thế nên, chẳng gì ngạc nhiên khi thế kỷ 21 được mệnh danh là thế kỷ của đại dương, của kinh tế biển. Thế mới biết ông cha xưa có tầm nhìn chiến lược thế nào. Nhiệm vụ của các đồng chí phóng viên trong chuyến công tác ở huyện đảo Lý Sơn lần này là phải làm sao khơi dậy được niềm tự hào dân tộc mà tiên tổ để lại để cùng nhau bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”!

Lý Sơn, Quảng Ngãi: Từ quá khứ đến hiện tại
Bia tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa Bắc Hải

…Câu chuyện đang đà cao trào thì phía mũi tàu, đảo Lý Sơn cũng đã dần hiện ra. Trong ánh chiều tà, khi hoàng hôn đã trải những thảm vàng khắp biển cả, cảng cá Lý Sơn vẫn tàu bè vào ra tấp nập. Lý Sơn đã hiện rõ, không như những gì tôi tưởng tượng khi chưa đặt chân đến, rằng nơi đây vẫn hoang sơ, chỉ những làng cá bé nhỏ với những cánh đồng trồng tỏi nổi tiếng. Nhưng không, Lý Sơn chẳng khác gì đất liền. Nhà cửa mọc san sát, ánh điện lung linh, khách sạn 3 sao đã có; nhà nghỉ khá nhiều. Nhìn những khuôn mặt đôn hậu của người dân, những thân hình vạm vỡ của thanh niên làm nghề chài lưới, tôi hiểu nơi đây đang có một sức sống mãnh liệt. Và càng mãnh liệt hơn, khi cả đoàn công tác báo chí đến từ Thủ đô cùng tiến hành làm lễ chào cờ, hát Quốc ca dưới cờ Tổ quốc ở cột mốc đảo Lý Sơn. Ông Hồ Quang Lợi và bà Phan Lan Tú (Giám đốc Sở Thông tin- Truyền thông) nói với chúng tôi, Tổ quốc nhìn từ biển mới thấy đáng yêu, đáng tự hào làm sao!
những thành tựu phát triển kinh tế

Nói về bức tranh kinh tế- xã hội của huyện lý Sơn, bà Phạm Thị Hương, Phó chủ tịch UBND huyện, một người con gốc tỉnh Hà Nam cho biết: Diện tích huyện đảo trên 10 km2, dân số 22 ngàn người. Kinh tế đảo bao gồm ba ngành nghề, lĩnh vực chính là khai thác hải sản (chiếm trên 50% GDP), còn lại là sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nghề trồng tỏi và du lịch, dịch vụ. Điều đặc biệt, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước hiện nay người dân huyện đảo Lý Sơn đã được dùng điện lưới quốc gia. Chính nhờ có điện mà hiện du lịch, dịch vụ đang phát triển nhanh. Trong tương lai không xa, du lịch, dịch vụ sẽ vươn lên thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cũng theo bà Hương, hiện thu nhập đầu người của người dân huyện đảo khoảng 26- 30 triệu đồng/năm. Hiện các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục đã phát triển khá toàn diện; toàn huyện có khoảng 5.000 học sinh tại các cơ sở giáo dục trên huyện đảo.

Chị Huyền, chủ khách sạn 3 sao đầu tiên ở huyện đảo Lý Sơn, 45 tuổi khi trao đổi với chúng tôi về sự đổi thay trên hòn đảo quê hương, hồ hởi nói: “Ui, sau giải phóng những năm tui còn nhỏ ở huyện đảo còn hoang sơ lắm. Người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh cá, trồng tỏi. Không điện, trạm xá, trường học cũng rất ít, đã thế lại thiếu nước ngọt nghiêm trọng, phương tiện đi lại với đất liền không có xuồng cao tốc như bây giờ. Mỗi lần gió to, sóng lớn chút thôi, nếu nhà ai có người bị bệnh thì chỉ biết nằm chờ trời yên biển lặng mới đưa vô bờ chữa trị. Nay, 100% nhà có xe gắn máy, tivi cũng vậy, đồ dùng gia đình cũng không thiếu; đất liền có chi ở đảo có cái đó. Đặc biệt, Đảng, Nhà nước đã đưa lưới điện quốc gia ra đảo và nâng cấp hệ thống xử lý nước ngọt giúp dân đảo ngày càng có điều kiện phát triển ”. Còn ông Dương Hạnh, lão ngư có hơn 40 năm bám biển kể: So với trước giải phóng, nhìn đời sống bà con hiện tại ngỡ là mơ. Nói thiệt với các anh, nếu hệ thống y tế phát triển hơn chút nữa thì ở đảo chẳng thiếu gì. Nhà nước, tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều nên bà con giờ rất yên tâm vừa làm ăn, vừa bám biển để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc”!

Nhớ về tiên tổ cùng nhau giữ nước

Từ nhiều thế kỷ trước, các bậc tiền nhân trên đảo Lý Sơn đã có đội hùng binh Hoàng Sa dong thuyền đi khắp ngư trường truyền thống này, đóng mốc đánh dấu chủ quyền Tổ quốc. Và trong chuyến thăm Lý Sơn chúng tôi may mắn gặp được chị Đặng Thị Hiền, người xã An Vĩnh (huyện Lý Sơn), hậu duệ đời thứ 15 của Đà công Đặng Văn Siểm, một trong những lái thuyền đầu tiên của Đội hùng binh ra Hoàng Sa dưới triều Nguyễn. Chị Hiền hiện là hướng dẫn viên nhà trưng bày Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, hiện đặt giữa trung tâm huyện đảo Lý Sơn.

Chị Huyền giới thiệu, từ thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn đã lập ra lực lượng chuyên trách do nhà nước quản lý gọi là Đội Hoàng Sa, hàng năm chọn ra 70 thanh niên trai tráng, chủ yếu là con thứ từ hai làng An Hải và An Vĩnh, đảo Lý Sơn, dùng 5 thuyền câu ra quần đảo Hoàng Sa để thu lượm sản vật và hóa vật. Về sau, Đội hùng binh Hoàng Sa còn đảm nhiệm thêm việc thăm dò, đo đạc hải trình và vẽ bản đồ. Vào tháng Giêng năm Ất Hợi 1815, vua Gia Long đã cử cai đội trưởng Phạm Quang Ảnh - người khai lập dòng họ Phạm Quang trên đảo Lý Sơn ra đảo Hoàng Sa để xem xét, đo đạc hải trình. Sau này, Phạm Quang Ảnh còn nhiều chuyến đi ra Hoàng Sa, mỗi năm khởi hành từ tháng hai âm lịch và trở về vào tháng tám trăng tròn. Rồi trong một chuyến đi, cả cai đội mãi mãi không trở về, gửi thân nơi biển xanh.

Lý Sơn, Quảng Ngãi: Từ quá khứ đến hiện tại
Đoàn công tác chụp hình tại cột mốc đảo Lý Sơn

Vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), Vua đã sai Phạm Hữu Nhật là thế hệ thứ tư trong dòng họ Phạm trên đảo Lý Sơn đem thuyền ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình và cắm cột mốc, dựng bia xác lập chủ quyền. Khi đó, cai đội mang theo 10 bài gỗ có khắc chữ "Minh Mạng thập thất niên Bính Thân", nghĩa là "Năm Minh Mạng thứ 17, Bính Thân". Sau khi đến nơi, đội của ông đã dựng bia chủ quyền và trồng thêm cây cối ở từng điểm đảo. Chuyến đi Hoàng Sa cuối cùng của Phạm Hữu Nhật vào năm 1854 và ông cũng mất tích ngoài biển khơi. Vì thế người dân Lý Sơn đã truyền tụng nhau câu: "Hoàng Sa trời bể mênh mông. Người đi thì có mà không thấy về" để nói về nỗi gian truân, hiểm nguy của người lính Đội Hoàng Sa khi xưa. Giọng bùi ngùi, ông Hồ Quang Lợi chia sẻ: “Đây chính là những bằng chứng thép khẳng định, từ lâu đời, cha ông ta đã có công lao khai phá và xác lập chủ quyền ở Hoàng Sa một cách hòa bình. Đây cũng chính là ngọn nguồn bồi đắp tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và quyết tâm sắt đá bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc”.

Hà Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

Đảm bảo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động ngành Thoát nước Hà Nội

(LĐTĐ) Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã đến thăm, chúc Tết và kiểm tra sản xuất tại Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (24/1), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 4 đồng, hiện ở mức 24.328 đồng. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,04%, xuống mức 108,04.

Tin khác

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Chiều ngày 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Thủ đô Hà Nội.
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2

Các địa phương hoàn thiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ với sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy trong thời gian từ 18 - 20/2).
Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Chiều nay (23/1), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Chiều 23/1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ông Đinh Thế Huynh

(LĐTĐ) Sáng 23/1, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng đồng chí Đinh Thế Huynh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thường trực Ban Bí thư khóa XII. Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và trao Huân chương Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 23/1, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội dâng hương tại Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Ngày 23/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã dâng hương tưởng niệm các vị tiền bối cách mạng và các Anh hùng, liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).
Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Thủ tướng bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định bổ nhiệm lại 2 Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

“Nghẹt thở” từ TP.HCM về quê đón Tết

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày 23/1/2025 (tức 24 tháng Chạp) người dân và phương tiện lần lượt rời Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) để về quê đón Tết, khiến khu vực cửa ngõ thành phố kẹt cứng. Hàng nghìn người và phương tiện chen chân, mệt mỏi, xếp thành hàng dài trên các quốc lộ, cao tốc, đường dẫn lên cao tốc. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô trong sáng ngày 23/1.
Xem thêm
Phiên bản di động