-->

Lý giải hiện tượng “giáo dục thần kỳ” Phần Lan

Từ một quốc gia không có tên trên bản đồ giáo dục thế giới, Phần Lan gây bất ngờ khi đứng đầu bảng xếp hạng của chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) trong lần đầu khảo sát vào năm 2000 và liên tục nằm trong vị trí top đầu những kỳ khảo sát sau đó.
ly giai hien tuong giao duc than ky phan lan Việt Nam nghiên cứu nhập khẩu chương trình GD Phần Lan
ly giai hien tuong giao duc than ky phan lan 14 lý do khiến cả thế giới ngưỡng mộ nền giáo dục Phần Lan

Đối với Phần Lan, điểm số của học sinh nước này trong các bài đánh giá quốc tế như PISA chỉ là kết quả phụ của hệ thống giáo dục chứ không phải mục tiêu chính. Từ hơn 40 năm trước đây, chính phủ Phần Lan bắt đầu chuyển đổi hệ thống giáo dục như là một lực đẩy chủ yếu của kế hoạch phục hồi kinh tế đất nước.

Theo tạp chí Smithsonian, cho đến tận cuối những năm 1960, hầu hết học sinh Phần Lan bỏ học trường công sau 6 năm học. Những em khác theo học ở các trường tư, trường chuyên hoặc trường làng, nơi bớt nghiêm khắc hơn. Chỉ có những con em gia đình khá giả hoặc may mắn mới được hưởng giáo dục chất lượng.

Vào năm 1963, chính phủ Phần Lan quyết định thực hiện kế hoạch táo bạo khi chọn lĩnh vực cải cách giáo dục công lập để phục hồi kinh tế. “Tôi gọi nó là Giấc Mơ Lớn của giáo dục Phần Lan”, Pasi Sahlberg - một nhà sư phạm làm việc cho Bộ Giáo dục và Văn hóa Phần Lan kể lại. “Đó đơn giản là ý tưởng rằng mọi trẻ em đều được theo học tại một ngôi trường công chất lượng. Nếu chúng tôi muốn trở nên cạnh tranh, chúng tôi cần phải phổ cập giáo dục cho tất cả mọi người. Điều này xuất phát từ nhu cầu tồn tại của con người.”

ly giai hien tuong giao duc than ky phan lan

Một quyết sách quan trọng được công bố vào năm 1979 khi các nhà cải cách giáo dục yêu cầu mọi giáo viên phải có bằng thạc sĩ 5 năm về lý thuyết và thực hành tại 1 trong số 8 trường đại học công. Toàn bộ học phí được chi trả bằng ngân sách nhà nước. Kể từ đó, vị thế của nghề giáo ở Phần Lan được đứng ngang bằng với hai nghề khác là bác sĩ và luật sư. Thí sinh dồn dập đăng ký các chương trình sư phạm, không phải bởi vì lương cao mà bởi nghề giáo trở nên hấp dẫn khi các giáo viên có quyền tự chủ và được tôn trọng.

Đến giữa những năm 1980, một loạt các sáng kiến giúp lớp học thoát khỏi những vết tích cuối cùng của những quy định từ trên xuống, việc kiểm tra và quản lý các chính sách giáo dục được bàn giao cho các chính quyền địa phương. Theo đó, chương trình giảng dạy quốc gia được tinh giản thành những chỉ dẫn chung. Ví dụ, sách giáo khoa môn Toán từ lớp 1 đến lớp 9 giảm xuống còn 10 trang. (Trước đó, bộ sách giáo khoa đầu tiên của Phần Lan được đưa vào giảng dạy trong thập niên 70 của thế kỷ trước dày tới 700 trang. Timo Heikkinen, người bắt đầu giảng dạy trong các trường công lập ở Phần Lan từ những năm 1980 nhớ lại rằng hồi đó, đa số giáo viên ở ngôi trường trung học nơi ông dạy chỉ ngồi bàn thuyết giảng cho học sinh chép bài răm rắp.)

Việc phân loại học sinh thành những nhóm có khả năng khác nhau được bãi bỏ. Tất cả học sinh dù giỏi hay kém đều được theo học cùng một lớp. Các lớp học được bố trí nhiều giáo viên đặc biệt có nhiệm vụ hỗ trợ các em và đảm bảo rằng không có học sinh nào bị tụt lại.

Kể từ đầu những năm 1990, bộ phận thanh tra giáo dục bị đóng cửa hoàn toàn, chuyển trách nhiệm giải trình và kiểm tra cho các giáo viên và hiệu trưởng.

ly giai hien tuong giao duc than ky phan lan

Hiện nay, Phần Lan không hề có một kỳ thi chuẩn hóa bắt buộc nào, trừ một kỳ thi cuối năm học ở bậc trung học phổ thông. Không hề có xếp hạng, so sánh hoặc cạnh tranh giữa các học sinh, trường học hay khu vực. Các trường học tại Phần Lan được tài trợ bởi chính phủ và được vận hành bởi các quan chức trong chính quyền, từ quan chức cấp nhà nước đến viên chức địa phương, chứ không phải các doanh nhân, tướng lĩnh quân đội hay chính trị gia. Mọi trường học đều có các mục tiêu quốc gia như nhau và các mục tiêu này đều được xây dựng từ các chuyên gia giáo dục có chứng chỉ ở các trường đại học.

Kết quả là, một học sinh Phần Lan dù đến từ thành thị hay nông thôn đều được hưởng nền giáo dục như nhau. Khoảng cách giữa các học sinh giỏi nhất và yếu nhất ở nước này là nhỏ nhất thế giới, theo một kết quả cuộc thăm dò của tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). “Bình đẳng là từ quan trọng nhất trong nền giáo dục Phần Lan”, Chủ tịch Hiệp hội Giáo viên Phần Lan Olli Luukkainen cho biết.

Ở Phần Lan, chính phủ cho phép các bà mẹ được nghỉ phép 3 năm sau khi sinh và trợ cấp dịch vụ trông trẻ ban ngày cho các bậc cha mẹ. Khi những đứa trẻ lên 5 tuổi, các em sẽ được đến trường mẫu giáo mà không phải đóng góp bất kỳ khoản tiền nào, ở đây, trẻ em được tập trung vào việc vui chơi và tương tác xã hội. Các trường học cung cấp đồ ăn, chăm sóc sức khỏe, tư vấn và dịch vụ taxi nếu học sinh cần. Chương trình chăm sóc sức khỏe cũng được miễn phí với toàn bộ học sinh. Đối với các bậc phụ huynh, trong một tháng họ sẽ nhận được khoảng 150 euro từ nguồn ngân sách nhà nước để chăm sóc và nuôi nấng mỗi một người con cho đến khi chúng bước sang tuổi 17.

ly giai hien tuong giao duc than ky phan lan
Trẻ mẫu giáo ở Phần Lan.

Sau gần 40 năm kể từ khi chính phủ Phần Lan quyết định thực hiện kế hoạch táo bạo khi chọn lĩnh vực cải cách giáo dục công lập để phục hồi kinh tế, vào năm 2000, cộng đồng giáo dục quốc tế mới bất ngờ với những thành quả của giáo dục Phần Lan khi biết kết quả xếp hạng PISA của học sinh Phần Lan.

Năm 2000 đánh dấu lần đầu tiên tổ chức OECD thực hiện chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) để đánh giá khả năng của học sinh 15 tuổi của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và đọc hiểu. Chương trình được thực hiện từ năm 2000 và cứ 3 năm lặp lại một lần. Mục đích của chương trình là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải thiện các chính sách và kết quả giáo dục. Chương trình hướng vào việc đo lường sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh. Kết quả cho thấy trẻ em Phần Lan sở hữu khả năng đọc hiểu tốt nhất trong số các học sinh cùng lứa tuổi.

Trong các kỳ khảo sát PISA sau đó, học sinh Phần Lan cũng liên tục nằm trong vị trí top đầu.

Đối với Phần Lan, điểm số của học sinh nước này trong các bài đánh giá quốc tế như PISA chỉ là kết quả phụ của hệ thống giáo dục chứ không phải mục tiêu chính. “Chúng tôi chuẩn bị cho trẻ em học cách học như thế nào, chứ không phải cách để thi”, nhà sư phạm Pasi Sahlberg lý giải.

Theo Xuân Vũ/Dân trí

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội

Thủ tướng đề nghị các ngân hàng nghiên cứu chính sách ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Sáng 3/2, ngày đầu tiên trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng năm mới, giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước và ngành ngân hàng trong năm 2025 và thời gian tới.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sáng 3/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Du lịch Việt Nam đón 12,5 triệu lượt khách nội địa dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25/1 - 2/2), ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

(LĐTĐ) Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy

(LĐTĐ) Theo dự kiến chương trình, Phiên họp thứ 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 5/2 đến 7/2 để xem xét, cho ý kiến các nội dung quan trọng trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, diễn ra vào cuối tháng 2/2025.
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết

(LĐTĐ) Thông thường, đường phố Hà Nội sẽ quay lại cảnh ùn tắc sau Tết, tuy nhiên khác với dự đoán, hôm nay (3/2) - ngày đầu đi làm sau Tết, đường phố Hà Nội lại đông đúc nhưng không xảy ra tình trạng ùn tắc.

Tin khác

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

Ngành GD&ĐT Hà Nội phát động trồng cây xanh trong các trường học

(LĐTĐ) Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động phong trào Tết trồng cây một cách thiết thực, tránh phô trương, hình thức.
Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, cấp tiểu học thành phố Hà Nội cần tiếp tục thực hiện đa dạng giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; chú trọng việc dạy học ngoại ngữ, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Khát vọng tuổi trẻ

Khát vọng tuổi trẻ

(LĐTĐ) Với ý chí quyết tâm vươn lên, không ngừng rèn luyện bản thân, biết bao bạn trẻ ngày nay đang nỗ lực trở thành công dân có trách nhiệm, sẵn sàng đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng của đất nước, góp phần xây dựng một Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập

(LĐTĐ) Học kỳ II năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội sẽ tăng cường quản lý đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, bao gồm trường có vốn đầu tư nước ngoài...
Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

Quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông

(LĐTĐ) Về một trong những nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2024 - 2025 cấp Trung học phổ thông (THPT), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các nhà trường tăng cường giải pháp để hỗ trợ học sinh lớp 12, quyết tâm nâng cao hơn nữa tỷ lệ tốt nghiệp THPT, cố gắng lọt tốp 10 địa phương có kết quả thi tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

Thiết thực chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên dịp Tết Ất Tỵ

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo đời sống, kịp thời quan tâm, động viên, chia sẻ với những khó khăn của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và học sinh.
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định

(LĐTĐ) Trước đó, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành kiểm toán tại Trường Đại học Thủ Dầu Một giai đoạn 2015 - 2021 và phát hiện trường này thu sai quy định học phí của sinh viên trong hai năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022 với tổng số tiền khoảng 37 tỷ đồng.
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức

(LĐTĐ) Nhằm trang bị hành trang tri thức và kỹ năng cần thiết để học sinh tự tin xác định con đường tương lai, vừa qua, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Giáo dục Nghề nghiệp (IVES) đã tổ chức chương trình “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT - Khối 10”.
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP

(LĐTĐ) Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội, thành phố Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT, Sở Tài chính về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP.
Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

Ngành GD&ĐT Hà Nội tặng quà Tết cho 170 giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) ​​​​​​Ngày 22/1, tại Trường Mầm non Việt Triều Hữu nghị (quận Đống Đa), Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn các trường mầm non và chuyên biệt trực thuộc. Đây là hoạt động thường niên của ngành mỗi dịp Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động