-->

Lưu luyến những khuôn gỗ làm bánh Trung thu

Người Việt Nam ai cũng biết bánh nướng, bánh dẻo là loại quà ẩm thực quen thuộc, gắn với tết Trung thu. Nhưng, chắc ít ai biết rằng ở Hà Nội, nghề tạo khuôn gỗ để làm bánh nướng, bánh dẻo đã có từ rất lâu và là một nghề thủ công truyền thống vô cùng độc đáo.
luu luyen nhung khuon go lam banh trung thu Trào lưu tự làm bánh trung thu của giới trẻ
luu luyen nhung khuon go lam banh trung thu Bánh Trung thu Brodard khẳng định hương vị Việt

Để có những chiếc bánh trung thu đẹp và hấp dẫn thì cần có khuôn bánh đẹp. Tại Hà Nội từ bao đời nay đã có nghề làm khuôn bánh trung thu. Cho dù ở thời xã hội hiện đại, bánh trung thu còn được sản xuất theo các mẫu khuôn nhựa, thì vẫn còn những người thợ làm khuôn bánh trung thu bằng gỗ theo lối thủ công xưa.

luu luyen nhung khuon go lam banh trung thu

Ở Hà Nội, nghề làm khuôn bánh nướng, bánh dẻo xuất hiện từ khi xuất hiện loại bánh này. Trên phố Hàng Quạt ở Hà Nội hiện vẫn còn một số gia đình duy trì nghề làm khuôn bánh bằng chất liệu gỗ được truyền qua nhiều đời. Nếu đến phố Hàng Quạt vào khoảng thời gian gần tết Trung thu, sẽ thấy vô vàn những khuôn bánh được treo trên tường, trên các cánh cửa, hoặc bày trên những chiếc bàn để khách lựa chọn. Giờ đây, chẳng cứ là nhà sản xuất bánh nướng, bánh dẻo mới đến mua khuôn về làm bánh, kinh doanh, mà nhiều chị em nội trợ cũng tới tìm mua khuôn về tự làm bánh tại nhà, bởi thị trường đã có sẵn nhiều loại lò nướng hiện đại bằng điện.

Ở khu vực phố cổ, phố cũ Hà Nội hiện còn duy nhất ông Quang - một thợ làm khuôn bánh lâu năm tại cửa hàng số 59 phố Hàng Quạt. Không chỉ làm khuôn bánh nướng, bánh dẻo, gia đình ông Quang còn làm khuôn xôi, oản và các loại dấu khắc gỗ. Tìm gặp ông Quang tại nhà riêng, tôi được biết nghề làm khuôn bánh này có gốc gác từ làng tiện gỗ Nhị Khê và làng Chiếc (nay là Nhân Hiền) thuộc huyện Thường Tín (Hà Nội) - nơi có truyền thống làm khuôn bánh bằng gỗ nổi tiếng.

Khi xưa, từ làng tiện gỗ ấy, một số thợ giỏi đã lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp, rồi tụ thành phường, hội - tập trung ở các phố Hàng Tiện, Tô Tịch làm nghề, mưu sinh. Xã hội phát triển hiện đại hơn thì nghề tiện gỗ truyền thống bị mai một. Có nhiều người bỏ nghề, một số thì chuyển sang nghề làm con dấu, hoặc thợ mộc. “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” - nhiều người say nghề, dẫu vẫn biết gian nan khi kiếm sống, vẫn tâm niệm như thế và lặng lẽ nuôi giữ cái nghề dân dã đó.

Tìm hiểu thêm về nghề làm bánh, tôi tìm gặp ông Hưng - chủ cửa hàng Gia Lợi ở số 8 phố Hàng Đường. Ông Hưng cho biết: "Gia đình tôi có truyền thống làm bánh trung thu từ xưa. Bánh ngon là nhờ thợ, còn bánh đẹp là nhờ khuôn. Bánh trung thu làm khó nhất, nhưng đẹp nhất là bánh dẻo mặt trăng loại 5 kg có đường kính khoảng 40 cm. Trên bánh có hình “Lưỡng long chầu nguyệt”. Khuôn bánh nhà tôi phải đặt những người thợ giỏi nhất làm. Khuôn bánh có đường nét bay bổng, nét khắc sâu và nhọn”. Để minh chứng, ông Hưng mang cho xem chiếc khuôn bánh cổ có tuổi đời gần 100 năm. Đó là một chiếc khuôn gỗ được khắc tinh xảo, dù trải qua năm tháng khuôn gỗ bạc màu thời gian, nhưng nhìn vẫn thấy thật đẹp. Nếu treo lên tường thì nó đúng là một tác phẩm nghệ thuật.

Hiện ở Hà Nội chỉ còn một số ít xưởng bánh duy trì phương thức làm bánh bằng khuôn gỗ. Chính vì vậy, ông Quang vẫn còn có việc làm. Ông Quang cho biết: "Nghề này cái khó nhất là thực sự hiểu được nhu cầu của khách để làm ra những chiếc khuôn bánh mà người làm bánh nhìn thấy ưng ngay và người mua bánh cũng thích”. Là người nhanh nhạy với thị trường, nên các mẫu khuôn bánh của ông Quang rất đa dạng. Bên cạnh các khuôn bánh truyền thống như: Cá chép, rồng, hoa hồng... ông còn chế tác cả các khuôn bánh hình những nhân vật trong phim mà trẻ em yêu thích như: Trư Bát Giới, Doreamon...

Những năm gần đây, nhờ có công nghệ hiện đại nên một số khuôn bánh đã được làm bằng máy đục gỗ tự động CNC. Chỉ cần đưa họa tiết vào máy tính là máy sẽ lập trình cho máy đục tự động làm ra một khuôn bánh như ý. Chính vì thế, giá thành của khuôn bánh không bị cao so với làm thủ công. “Nhưng khuôn đục bằng máy nhìn nó bị cứng, chứ không mềm mại, có hồn như làm theo cách thủ công” - ông Quang chia sẻ.

Hà Nội đẹp bởi các phố nghề cổ truyền. Có nhiều nghề không còn nữa. Có nghề vẫn đứng vững với thời gian. Dẫu nhỏ bé, nhưng nghề làm khuôn bánh nướng, bánh dẻo bằng chất liệu gỗ đang góp mình tạo nên sự hấp dẫn của phố cổ.

Ngày nay, để đáp ứng với tốc độ nhanh của thời hiện đại, các xưởng bánh thường dùng khuôn bánh bằng chất liệu nhựa, nên khuôn bánh bằng gỗ ít còn được ưa chuộng. Dù vậy, sau một thời gian, dường như người ta lại quay về với những giá trị truyền thống. Vì vậy mà, vài năm gần đây, các nhà sản xuất bánh nướng, bánh dẻo gia truyền lại tấp nập người mua mỗi dịp đến tết Trung thu. Nghề làm khuôn bánh dẻo, bánh nướng bằng gỗ cũng vì vậy đã có thể tồn tại, như một cách lưu giữ một nét nghề truyền thống rất độc đáo ở Hà Nội.

Lê Bích

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Long trọng Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1.985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2025.
Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

Vượt giá rét, mưa phùn hàng nghìn du khách đổ về dự khai hội chùa Hương

(LĐTĐ) Sáng nay 3/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), hàng nghìn khách thập phương vượt giá rét, mưa phùn đổ về dự Lễ khai hội chùa Hương 2025. Ngày khai hội rơi vào ngày thường cũng là ngày đầu tiên đi làm, vì vậy lượng khách đến chùa Hương cao nhưng không gây ùn ứ, tắc nghẽn ở bến đò hay cáp treo.
Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

(LĐTĐ) Sáng 3/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của 3 cơ quan Đảng ở Trung ương (Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương).
Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

Công nhân, viên chức, lao động quận Hoàn Kiếm đón Tết đủ đầy, an toàn, đầm ấm

(LĐTĐ) Với phương châm “Đảm bảo cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động đều có Tết”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm đã triển khai nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Kết quả đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động quận đã đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đủ đầy, ấm áp, hạnh phúc.
Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

Tưng bừng khai hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Sáng 3/2, (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Lễ hội Cổ Loa Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai hội với các hoạt động dâng hương, lễ rước. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cùng đại diện các sở, ngành thành phố đã đến dự và dâng hương.
Tự hào 95 mùa xuân có Đảng quang vinh

Tự hào 95 mùa xuân có Đảng quang vinh

(LĐTĐ) 95 mùa xuân có Đảng quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025) - vị thế đất nước ta ngày càng được khẳng định không chỉ trong khu vực mà còn trên trường quốc tế. Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên, người lao động trong toàn Đảng bộ và trực thuộc EVNNPC nói riêng, cùng nhân dân cả nước nói chung, dù ở bất cứ nơi đâu cũng luôn giữ trọn niềm tin vào Đảng, Đảng sẽ lãnh đạo nhân dân ta thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước, bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

Phủ Tây Hồ mỗi ngày đón hàng nghìn người đi lễ đầu năm

(LĐTĐ) Trong những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo người dân đã đổ về Phủ Tây Hồ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, đi lễ đầu năm để cầu mong gia đình hạnh phúc, bình an, nhiều sức khỏe, công danh thành đạt.

Tin khác

Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

Năm 2025, quận Bắc Từ Liêm phấn đấu trồng mới 1.620 cây xanh

(LĐTĐ) Ngày 3/2 (mùng 6 Tết), quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Ất Tỵ 2025”.
Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

Quận Tây Hồ phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Ngày 3/2, quận Tây Hồ tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm kêu gọi nhân dân trên địa bàn tích cực hưởng ứng, chung tay góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô.
Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

(LĐTĐ) Năm nay, Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức vào tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) với màn trình diễn 3D mapping tại Công viên văn hóa Đống Đa thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

Mô hình thành phố trong Thủ đô: Giải quyết vấn đề về giãn dân ở khu vực trung tâm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) có rất nhiều quy định mới, đặc thù, trong đó mô hình phát triển thành phố trong Thủ đô là một hướng đi khả thi và hợp lý cho thành phố Hà Nội nhằm giảm tải áp lực đô thị hóa, đồng thời phát huy tiềm năng của các khu vực lân cận.
Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

Hàng nghìn người dân đi lễ Phủ Tây Hồ dịp đầu năm

(LĐTĐ) Phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ) - nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh luôn tấp nập người đến lễ đầu năm mới. Sáng 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), hàng nghìn người vẫn tiếp tục đổ về lễ Phủ, cầu mong một năm mới may mắn, bình an.
Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong công tác cải cách hành chính

(LĐTĐ) Tại quận Tây Hồ, công tác cải cách hành chính đang từng bước nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền số của thành phố Hà Nội.
Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

Lễ hội Gò Đống Đa 2025 sử dụng công nghệ 3D mapping hiện đại

(LĐTĐ) Lễ kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa sẽ được tổ chức vào 20h tối 2/2/2025 (mùng 5 tháng Giêng Âm lịch) tại Công viên văn hóa Đống Đa. Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước” được làm theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại.
Sức hút của Sơn Tây

Sức hút của Sơn Tây

(LĐTĐ) Sự giao thoa giữa trầm tích văn hóa xứ Đoài và những chấm phá, sáng tạo trong hoạt động du lịch khiến mảnh đất Sơn Tây ngày một hấp dẫn. Vùng đất cổ của xứ Đoài trở thành điểm hẹn yêu thích của những người đam mê khám phá cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cùng với trải nghiệm các giá trị sâu lắng về mặt văn hoá, lịch sử.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dâng hương tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi

(LĐTĐ) Tại Khu di tích chiến thắng Ngọc Hồi (thuộc xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì), ngày 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong dự lễ dâng hương kỷ niệm 236 năm Chiến thắng Ngọc Hồi mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789).
Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

Hà Nội: Thêm tuyến buýt điện kết nối với Đại học Tài nguyên và Môi trường

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) thông tin, đơn vị đã triển khai vận hành tuyến buýt số 05 (Mai Động - Đại học Tài nguyên và Môi trường) bằng xe buýt điện. Đây là tuyến buýt điện thứ 3 được Transerco đưa vào khai thác.
Xem thêm
Phiên bản di động