Lưu hành tờ 100 đồng: Người hờ hững, người xốn xang
Cận cảnh tờ tiền đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam | |
Mở bán tờ tiền 100 đồng: Mỗi người dân được mua 5 tờ |
Có người hả hê, thích thú, nhưng có người lại dửng dưng, không quan tâm, thậm chí là phê phán hiện tượng này. Còn chuyên gia kinh tế, nhà sử học thì cho biết, đây chỉ là đồng tiền mang tính chất kỷ niệm của ngành ngân hàng và người ham mê sưu tầm mà thôi…
Người khen... người chê
Từ 13h30 ngày 12.4, đồng tiền 100 đồng mới đã được Ngân hàng nhà nước Việt Nam bán tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngay từ sáng sớm, tại các điểm bán loại tiền này ở Cục Phát hành và Kho quỹ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam (Phòng Nghiệp vụ phát hành – số 49 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội – số 45 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm đã đông nghịt người xếp hàng đăng ký để mua.
Trước khi bán công khai loại tiền lưu niệm này, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã thông báo về chủ trường phát hành là “Kỷ niệm 65 năm thành lập Ngân hàng Việt Nam”. Mục đích của việc này nhằm ghi nhận bước phát triển của ngành Ngân hàng trong thời kỳ đổi mới, đồng thời tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, lịch sử dân tộc và đồng tiền Việt Nam.
Đồng thời cũng là dịp để Ngân hàng nhà nước ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực in tiền để in đồng tiền lưu niệm này. Giá bán các loại tiền lưu niệm giá rời 20.000 đồng/ tờ, loại foder 25.000 đồng/ tờ.
“Là thích sưu tập các loại tiền trong nước và thế giới nên khi đọc được thông tin về việc Ngân hàng nhà nước Việt Nam bán loại tiền 100 đồng, tôi đã dậy từ sáng sớm để lên Hà Nội mua. Đối với người thích sưu tập tiền, việc mua được tờ tiền vừa phát hành và có ý nghĩa như thế này thì còn gì bằng.
Không chỉ mua để giữ làm kỷ niệm, tôi còn muốn tặng cho một số anh em, bạn bè, những người bạn cùng đam mê sưu tập các loại tiền như tôi. Chỉ tiếc rằng, khi mua, tôi chỉ được ngân hàng bán cho 20 tờ rời và 5 tờ foder được để trong hộp” - anh Nguyễn Văn Tám, trú tại Hồng Tiến, Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) chia sẻ.
Cùng niềm vui như anh Tám, anh Trần Văn Đà (trú tại Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: “Khi biết tin Ngân hàng nhà nước Việt Nam bán tờ tiền 100 đồng, tôi đã đến mua, phần vì sở thích, phần vì tò mò, nhưng quan trọng nhất là được sở hữu tờ tiền có chữ ký của nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam – Nguyễn Văn Bình.
Mặc dù đến rất sớm, ngân hàng chưa mở cửa, nhưng đã có rất nhiều người đứng xếp hàng rồi. May mắn chờ đến 11giờ trưa cũng mua được”.
Trái ngược với niềm vui, niềm háo hức của anh Tám, anh Đà, nhiều người lại tỏ ra dửng dưng với sự kiện này. “Theo tôi, đã là kỷ niệm thì nên làm giống với tờ 100 đồng cũ, như thế nó mới có ý nghĩa lịch sử và chạm vào ký ức của mỗi người.
Tôi còn nhớ, tờ 100 đồng ngày xưa màu xanh, mỗi lần được điểm cao, bố mẹ thường cho để đi mua kem, kẹo mút. Mỗi lần nhìn vào tờ tiền ấy, tôi lại nhớ đến những ký ức ngày bé với cuộc sống khó khăn, nghèo khổ.
Nhưng nay, tờ 100 đồng mới có vẻ màu mè, chất liệu khác với trước đây, khi nhìn thấy tôi chẳng có ấn tượng gì” - anh Trần Quyết (trú tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
Không những thế, nhiều người lại cho rằng, việc làm tờ tiền này ra không đem lại ý nghĩa gì cho nền kinh tế, bởi nó không mang tính lưu hành. Việc sử dụng tờ tiền này làm lưu niệm của ngành ngân hàng sao lại để nguyên thống đốc ngân hàng ký?.
Nhiều người khác lại cho rằng, việc người dân “rồng rắn”, bỏ cả công việc, tiền bạc để đi mua tờ tiền này là vì “tâm lý đám đông”, thích khoe mẽ theo trào lưu, không phải do sở thích hay lưu giữ gì kỷ niệm cả.
Chuyện bình thường
Trao đổi với phóng viên Báo Lao động Thủ đô, nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: Việc phát hành những đồng tiên không có giá trị thanh toán là chuyện hết sức bình thường ở các nước, nó có thể bằng tiền kim loại hoặc tiền giấy.
Đồng tiền 100 đồng là để ghi lại ngày kỷ niệm của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, nhắc nhở cho mọi người quan tâm đến tiền tệ, tập quán văn hóa của nhiều quốc gia. Đây cũng là dịp quảng bá hình ảnh, lịch sử của ngành ngân hàng, nếu người dân ai quan tâm thì mua, còn nếu không thì thôi…
Đồng quan điểm với nhà sử học Dương Trung Quốc, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh bày tỏ: Đây là hoạt động có tính chất kỷ niệm chứ không phải là phát hành tiền, hai chuyện này là khác nhau.
Việc tờ 100 đồng được bán với giá cao gấp nhiều lần là do sở thích của người dân. Việc này không ảnh hưởng gì đến nền kinh tế, nếu ai thích thì mua để giữ làm kỷ niệm, ai không thích thì thôi…
Ngô Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Brighton vs Everton: 3 điểm nằm trong tay đội chủ nhà
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Wolves vs Arsenal: Pháo thủ phải thắng để tiếp tục cuộc đua
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Bức tranh văn hóa đa sắc tại Hội chữ Xuân 2025
Tin khác
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Hà Nội thu ngân sách nội địa cao nhất cả nước
Tài chính 21/01/2025 09:02
Tỷ giá USD hôm nay (18/1): Đồng USD tiếp tục tăng
Tài chính 18/01/2025 09:23
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank
Tài chính 17/01/2025 16:44
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chứng khoán sẽ nghỉ giao dịch 5 ngày
Tài chính 17/01/2025 16:42
Hỗ trợ các doanh nghiệp thủ công, truyền thống tiếp cận với công nghệ
Tài chính 13/01/2025 09:57
12 triệu cổ phiếu DDB sẽ giao dịch trên sàn UPCoM ngày 15/1
Tài chính 12/01/2025 14:56
HNX chấp thuận hơn 9,3 triệu cổ phiếu KTT và TKG lên sàn UPCoM ngày 13/1
Tài chính 11/01/2025 17:35
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp
Tài chính 08/01/2025 08:52