Lựa chọn chính xác các dự án BOT ưu tiên đầu tư
Giảm thời gian thu phí hàng loạt tuyến đường BOT | |
Các dự án BOT vay từ ngân hàng Đang phát huy tác dụng | |
Sẽ công bố thời gian thu phí của dự án BOT |
Tại phiên họp và thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, sau khi UBTVQH có chương trình giám sát chuyên đề về đầu tư theo hình thức BOT ngành giao thông, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan, các địa phương nghiêm túc báo cáo trên tinh thần khách quan, trung thực để làm rõ những mặt được, cũng như những tồn tại, hạn chế, vướng mắc của việc đầu tư phát triển hạ tầng theo hình thức đối tác công-tư (PPP) nói chung, Hợp đồng BOT nói riêng.
Toàn cảnh phiên họp (Ảnh: VPCP) |
Kết quả giám sát cũng đã khẳng định chủ trương huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức BOT là đúng đắn, hiệu quả. Đồng thời cũng đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, đặc biệt là nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
Đặc biệt, Báo cáo giám sát đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, đặc biệt là kế hoạch hóa quy trình đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông, để phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực của đất nước, trong đó có cả việc lựa chọn các dự án đầu tư ưu tiên còn chưa hợp lý; những tồn tại từ khâu chuẩn bị đầu tư (công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án) đến công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, xác định tổng mức đầu tư để làm cơ sở tính giá phí; việc lựa chọn nhà đầu tư (vẫn chủ yếu là chỉ định thầu); công tác huy động vốn; khâu thực hiện đầu tư (thời gian kéo dài, chất lượng một số công trình thấp); công tác khai thác, vận hành công trình (việc xác định vị trí các trạm thu phí chưa hợp lý, gây bức xúc cho người dân; việc định giá phí còn cao…).
Phó Thủ tướng cho biết, ngay từ khi có dư luận bức xúc về các dự án đầu tư theo hình thức BOT, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương phải đánh giá lại các dự án giao thông BOT (có sự tham gia của Kiểm toán Nhà nước) để chỉ rõ những mặt được, tồn tại hạn chế, những giải pháp khắc phục của hình thức này.
Các bộ, ngành đã khẩn trương tính toán lại và rà soát quyết toán của tất cả các dự án để tính lại thời gian thu phí, đến nay đã thực hiện xong với 54 dự án; rà soát lại toàn bộ hệ thống trạm thu phí để xử lý những bất cập, bố trí lại một số trạm thu phí cho hợp lý hơn. Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thí điểm các trạm thu phí không dừng trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14 để triển khai mở rộng.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, trong thời gian tới Chính phủ sẽ tập trung thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm khắc phục hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, đồng thời phát huy hiệu quả của hình thức hợp đồng BOT trong phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Theo đó, nhiệm vụ đầu tiên là phải tập trung rà soát lại chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của từng lĩnh vực (đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, hàng không…) của quốc gia, khu vực, thậm chí của các địa phương. Từ đó, kịp thời điều chỉnh, bổ sung, cập nhật các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu CNH-HĐH đất nước cũng như phù hợp với nguồn lực của nền kinh tế trong từng giai đoạn.
Việc lựa chọn chính xác các dự án ưu tiên về phát triển kết cầu hạ tầng giao thông để đầu tư trong giai đoạn từ nay đến 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn 2020-2030 cũng sẽ là một trong những nội dung cần tập trung triển khai.“Từ nay đến 2020, phải cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc quan trọng từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Từ 2020-2025 có thể làm một số đoạn ưu tiên của đường sắt tốc độ cao; sân bay quốc tế Long Thành. Cần phải xác định rõ thứ tự ưu tiên”, Phó Thủ tướng nói.
Một nhóm giải pháp khác cũng được Chính phủ ưu tiên chỉ đạo thực hiện là tăng cường kiểm soát chất lượng các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông vận tải từ khâu lập, thẩm định, quyết định đầu tư đến thực hiện đầu tư, khai thác…Bên cạnh đó, phải công khai minh bạch trong việc lựa chọn nhà đầu tư. Chính phủ yêu cầu phải đầu thầu công khai để lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu triển khai thực hiện dự án...
Phó Thủ tướng cũng cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ có các quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng bằng hình thức BOT, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng tổ chức, cá nhân liên quan.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Tin mới 02/02/2025 22:16
Rạng rỡ Việt Nam
Tin mới 02/02/2025 14:03
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công đường cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành
Tin mới 01/02/2025 12:24
Quy định rõ hiệu lực của giấy tờ được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy
Tin mới 01/02/2025 11:45
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ ô tô lao xuống kênh ở Nam Định ngày mùng 2 Tết
Tin mới 31/01/2025 20:33
TP.HCM: Xử lý hơn 1.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 5 ngày đầu kỳ nghỉ Tết
Tin mới 30/01/2025 18:30
Bộ Nội vụ đề xuất thành phố Hà Nội được tổ chức 10 phòng thuộc UBND cấp huyện
Tin mới 30/01/2025 06:45
Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày đầu xuân mới
Tin mới 29/01/2025 12:09
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khát vọng vươn mình của Thủ đô trong kỷ nguyên mới
Tin mới 29/01/2025 10:37
Thông điệp chúc Tết Ất Tỵ 2025 của Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 29/01/2025 01:25