Lòng tự hào lớp thanh niên thời chiến
Thanh niên Thủ đô đồng loạt thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ | |
Triển lãm kỷ niệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam |
Những thanh niên Hà Nội buông cây bút, cầm cây súng
Nhạc sĩ Trương Quý Hải. |
Dẫu lịch sử đã sang trang, sự tàn khốc của chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 đã lùi vào xa, nhưng mỗi năm, cứ vào độ tháng 2, quá khứ bi thương nhưng đầy hùng tráng của cuộc chiến tranh lại ùa về trong tâm trí triệu triệu người dân Việt Nam bởi tính chất ác liệt của nó. Bước qua những ngày tháng cam go, có người trở về, có người vĩnh viễn nằm lại nơi trận địa đầy máu và lửa.
Trong số các cựu binh còn sống ở Sư đoàn 356 - đơn vị chiến đấu tại mặt trận Vị Xuyên trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc giai đoạn 1979 - 1989 có anh lính tuyên văn Trương Quý Hải, một cậu thanh niên Hà Nội ở độ mười tám, đôi mươi sẵn sàng gác bút nghiên lên đường nhập ngũ theo lời hiệu triệu của non sông.
Vào tháng 2 năm 1979, chiến tranh biên giới nổ ra trong sự ngỡ ngàng của chàng trai Trương Quý Hải vừa mới bước sang tuổi 16. Trong không khí sục sôi, Hải và bạn bè cùng trang lứa đã hừng hực khí thế xin nhập ngũ dù chưa đủ tuổi. Trong lớp học phần đông là nam ở Trường cấp 3 Kim Liên của Trương Quý Hải, ai nấy cũng chỉ nghĩ làm sao để được đi bộ đội, bởi không ai có thể chấp nhận ngồi yên khi đất nước có giặc ngoại xâm. Tuy nhiên mãi đến năm 1982, sau khi thi đỗ vào Đại học Mỏ - Địa chất, anh mới chính thức được lên đường nhập ngũ.
“Năm 1981, giặc đánh ở biên giới Lạng Sơn, Hà Giang, dù lẻ tẻ, không phải quy mô lớn nhưng cũng tương đối khốc liệt. Năm tôi lên đường nhập ngũ thanh niên Hà Nội cùng đi rất nhiều, mọi người còn trẻ lắm. Chúng tôi xuất phát từ Gia Lâm nhưng không biết đi đâu. Chẳng ai mường tượng được những thứ gì đang đợi mình phía trước, nơi trận địa khốc liệt ra sao, chỉ biết rằng chúng tôi đang rất háo hức về cuộc đời quân ngũ sẽ như thế nào.
Lực lượng công an vũ trang dũng cảm chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc tại khu vực Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn tháng 2 - 1979. Ảnh tư liệu TTXVN |
Đi mãi đến khi tàu dừng lại mới biết mình đang ở biên giới phía Bắc, cụ thể là Lào Cai. Trải qua 3 tháng huấn luyện tân binh, đến tháng 5/1984, khi giặc đánh Vị Xuyên (Hà Giang) thì chúng tôi lại được lệnh hành quân từ Lào Cai sang Vị Xuyên. Khi xe đưa chúng tôi đến Tuyên Quang, nhìn thấy những người dân ở hai bên đường ra vẫy tay chào rồi ném lên xe những gói kẹo bánh, lúc đó tôi mới biết là ra mặt trận”, cựu binh Trương Quý Hải bồi hồi nhớ lại.
Hồi ức về những đồng đội dội về khiến ông không khỏi xúc động. Ông nhớ như in trước khi vào trận đánh, mỗi chiến sĩ sẽ được phát đến tay những chiếc bút, một mảnh giấy để các anh ghi tên tuổi, quê quán của mình lên áo để lỡ không tránh khỏi mũi đạn đồng đội còn biết báo về gia đình. Thế nhưng các anh đã không ghi tên mình mà chuyền bút cho nhau để viết lên ngực áo lời tuyên thệ: “Quyết tử cho Tổ quốc”. Sau mỗi trận đánh, chàng lính tuyên văn Trương Quý Hải cùng anh em trong đơn vị chăm sóc thương binh và chôn cất những người đã hi sinh. Ông phải chứng kiến mảnh đạn của địch xuyên qua thái dương khiến những người lính trẻ như mình ngã xuống. Một lần, ông tìm thông tin trên người đồng đội đã hi sinh nhưng chẳng có gì ngoài một tờ giấy là vỏ bao thuốc lá Sa Pa, màu mực xanh thấm nhoè máu đỏ, trong đó chỉ còn thấy rõ ba chữ: Mẹ kính yêu. |
Khi sang đến Hà Giang, đội tuyên văn của Trương Quý Hải giải thể, mỗi người đi 1 đơn vị, Trương Quý Hải chuyển sang làm vác đạn, chăm sóc thương binh và công tác tử sĩ. Đây cũng là khoảng thời gian ông được chứng kiến sự quả cảm của những chàng trai trẻ măng từ việc quen với sách vở trở thành lính chiến với ý thức trách nhiệm rất khác, đó là ý thức phải làm tròn nghĩa vụ với tổ quốc, với tình quân dân, sau đó là trách nhiệm với đồng đội khi chứng kiến những hi sinh mất mát.
Nghĩa tình người lính Vị Xuyên
Vị Xuyên là mảnh đất hứng chịu nhiều đau thương trong cuộc chiến tranh. Ngày 12/7/1984 là ngày diễn ra trận chiến khốc liệt nhất tại mặt trận biên giới Hà Giang với bí danh MB84. Chỉ trong một ngày, Sư đoàn 356 của Trương Quý Hải đã mất 600 chiến sĩ và 1.000 chiến sĩ bị thương, mất mát ấy để lại trong ông những day dứt suốt mấy chục năm qua.
Để ngày hôm nay, hình ảnh người đàn ông trung niên bụi bặm, tóc húi cua đã lấm tấm sợi bạc, mắt rưng rưng khi nhắc về những đồng đội ở chiến trường xưa mới thấy tình cảm đồng đội mà người lính dành cho nhau trân quý đến nhường nào. “Cuộc đời chúng ta đẹp nhất là lúc trẻ, anh em đồng đội chúng tôi gắn bó với nhau vào thời điểm đẹp nhất cuộc đời. Những người nằm xuống xứng đáng với sự tôn trọng lớn nhất, tình cảm lớn của những người còn sống. Họ bước vào cuộc chiến với tâm thế rất rõ ràng là bảo về tổ quốc, xả thân cho sự bình yên của người dân và đất nước”, giọng ông trở nên nghẹn lại.
Hồi ức về những đồng đội dội về khiến ông không khỏi xúc động. Ông nhớ như in trước khi vào trận đánh, mỗi chiến sĩ sẽ được phát đến tay những chiếc bút, một mảnh giấy để các anh ghi tên tuổi, quê quán của mình lên áo để lỡ không tránh khỏi mũi đạn đồng đội còn biết báo về gia đình. Thế nhưng các anh đã không ghi tên mình mà chuyền bút cho nhau để viết lên ngực áo lời tuyên thệ: “Quyết tử cho Tổ quốc”.
Sau mỗi trận đánh, chàng lính tuyên văn Trương Quý Hải cùng anh em trong đơn vị chăm sóc thương binh và chôn cất những người đã hi sinh. Ông phải chứng kiến mảnh đạn của địch xuyên qua thái dương khiến những người lính trẻ như mình ngã xuống. Một lần, ông tìm thông tin trên người đồng đội đã hi sinh nhưng chẳng có gì ngoài một tờ giấy là vỏ bao thuốc lá Sa Pa, màu mực xanh thấm nhoè máu đỏ, trong đó chỉ còn thấy rõ ba chữ: Mẹ kính yêu.
“Tôi đoán đó là một lá thư viết dở của đồng đội mình muốn gửi về cho mẹ. Trong chiến tranh, chúng tôi vẫn viết thư cho gia đình dẫu biết là thư không thể về được đến nhà bởi tính bảo mật. Cảm xúc trong giây phút đó khiến tôi không thể nào quên. Bức thư của đồng đội làm tôi nghĩ về mình, nghĩ tới mẹ của mình. Nhưng trong thẳm sâu tôi nghĩ về mẹ của đồng đội nhiều hơn, ít nhất mẹ mình còn có thể gặp lại mình, nhưng mẹ của đồng đội thì vĩnh viễn không bao giờ được gặp lại con trai nữa”, nhạc sĩ Trương Quý Hải nghẹn ngào.
Đêm ấy, không giấy bút, không đàn, nhạc sĩ Trương Quý Hải ngồi bên những nấm mộ mới đắp, viết tiếp bức thư cho đồng đội và hát cho anh em nghe. Sau này, Trương Quý Hải mới có điều kiện chép lại và hát cho những đồng đội khác nghe. Bài hát ban đầu có tên “Thư gửi mẹ” nhưng chính các đồng đội đã góp ý để ông sửa thành “Thư về với mẹ”, với hàm ý rằng thư về nhưng các anh có thể không về.
Và theo ông nói, chính bài hát này đã đánh dấu bước ngoặt khi ông bắt chuyển hướng từ sinh viên Trường Mỏ - Địa chất sang sáng tác âm nhạc. Nhờ đó mà sau này, một loạt các ca khúc thấm đẫm tình đồng chí “nằm gai nếm mật” như: Về đây đồng đội ơi, Hát cho người còn sống,… đã ra đời, là tình cảm chứa chan của những đồng đội còn sống và người đã mất.
Sau này khi chiến tranh biên giới kết thúc, các đơn vị giải thể, những cựu binh không còn đơn vị để về, cuộc sống thường ngày cuốn đi với những lo toan bộn bề khiến ông và những người lính còn sống tránh nói về quá khứ đau thương ấy. Song với tình thương đồng đội, gần như năm nào nhạc sĩ Trương Quý Hải cũng phải trở lại chiến trường xưa đôi ba lần để thăm lại, đặc biệt vào ngày giỗ trận 17/2 ông còn ôm đàn hát cho những người đã khuất…
Phương Ngân
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55
Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ
Sự kiện 21/01/2025 21:48
Hà Nội: Xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả
Sự kiện 21/01/2025 15:18
Hà Nội đi đầu trong thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Sự kiện 21/01/2025 12:10
Hoàn thành nhiều công việc mang tính chiến lược cho phát triển Thủ đô
Sự kiện 21/01/2025 10:54
Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội họp về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ
Sự kiện 21/01/2025 09:20
Báo chí thực hiện tốt công tác tuyên truyền định hướng lớn của Đảng về "kỷ nguyên mới"*
Sự kiện 20/01/2025 22:13