--> -->

Lồng ghép giáo dục STEM giúp tích cực đổi mới dạy, học

Với việc định hướng giáo dục STEM ngày càng trở nên phổ biến, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đã và đang triển khai lồng ghép giáo dục STEM, bước đầu tác động tích cực, lan tỏa, tạo chuyển biến trong dạy và học tại các nhà trường.
Khẳng định lợi ích tích cực của giáo dục STEM Học sinh Ba Đình thỏa sức sáng tạo trên Đường đua kỳ thú Từ năm học 2023 - 2024, Hà Nội triển khai đại trà giáo dục STEM ở cấp Tiểu học

Năm học 2023 - 2024 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được áp dụng với học sinh lớp 4. Nhằm giúp các giáo viên hiểu rõ hơn về cách dạy lồng ghép kỹ năng sống và STEM cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình đã tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng ngay từ những tuần học đầu tiên của năm học.

Góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh

Công nghệ bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Dựa trên những thành tựu của khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cải tạo thế giới, định hình môi trường sống của con người. Môn Công nghệ ở trường phổ thông có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác, đặc biệt là với Toán học và Khoa học. Cùng với Toán học, Khoa học tự nhiên, Tin học, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông - một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Lồng ghép giáo dục STEM giúp tích cực đổi mới dạy, học
Cô giáo Đỗ Thị Phương Thảo (giáo viên Trường Tiểu học Thành Công B) đã khéo léo lồng ghép giáo dục kỹ năng sống bảo vệ môi trường, STEM vào bài dạy “Chậu và giá thể trồng hoa, cây cảnh”.

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Theo Bộ GD&ĐT định nghĩa, giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với những ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Thực hiện định hướng trên, cô giáo Đỗ Thị Phương Thảo (giáo viên Trường Tiểu học Thành Công B) đã khéo léo lồng ghép giáo dục kỹ năng sống bảo vệ môi trường, STEM vào bài dạy “Chậu và giá thể trồng hoa, cây cảnh” (Tiết 1, bài 4, Bộ sách Cánh Diều).

Tại tiết học này, học sinh được tìm hiểu về các loại chậu, được tranh luận về ưu, nhược điểm của ba loại chậu thông qua hình thức sân khấu hoá; từ đó các em sẽ thấy tuỳ vào từng đặc điểm của chậu để có thể lựa chọn phù hợp với các loại hoa, cây cảnh và vị trí đặt chậu. Phần cuối tiết học, các học sinh được làm chậu trồng hoa, cây cảnh thủ công bằng vật liệu sưu tầm, tái sử dụng. Đây là hoạt động được lồng ghép STEM. Các nhóm sẽ lựa chọn vật liệu và dụng cụ phù hợp để tạo ra các chậu trồng hoa, cây cảnh và trang trí cho chúng. Sau đó, các nhóm trưng bày, giới thiệu thông điệp của sản phẩm. Các em dùng những sản phẩm vừa tạo ra để thiết kế những “dự án xanh” cho không gian lớp học hay ngôi nhà của mình.

Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoa (giáo viên Trường Tiểu học Việt Nam - Cu Ba nhận xét: “Nội dung STEM được lồng ghép trong tiết học rất hợp lý, vừa sức và hấp dẫn. Các em được lựa chọn vật liệu, dụng cụ, tự mình trang trí và trưng bày sản phẩm. Trong quá trình thao tác, các thành viên trong nhóm đã biết phân chia nhiệm vụ và thao tác rất nhịp nhàng”.

Học sinh tham gia tích cực vào quá trình dạy học của giáo viên

Môn Khoa học cùng với Lịch sử và Địa lý lớp 4, 5 là những môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển và hoàn thiện các chủ đề của môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3. Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu, thiết thực về các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh các em trong cuộc sống hàng ngày, mục tiêu của môn Khoa học trong các trường Tiểu học còn nhằm giúp các em hình thành và phát triển các kỹ năng như: Ứng xử, quan sát và làm thí nghiệm, nêu thắc mắc, phân tích và so sánh... Bên cạnh đó, còn hình thành, phát triển những thái độ, thói quen tốt như tự giác, ham hiểu biết, yêu con người, thiên nhiên, đất nước, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường xung quanh...

Đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh, cô giáo Trịnh Thị Hải Yến (giáo viên Trường Tiểu học Vạn Phúc) đã có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để học sinh thực sự được tham gia tích cực vào quá trình dạy học của giáo viên, được tương tác trực tiếp với các bạn và cô giáo, đồng thời có cơ hội tự tin thể hiện hiểu biết của mình. Hoạt động khởi động diễn ra trong không khí sôi nổi khi học sinh được tham gia trò chơi đố vui “Tôi là ai?” gắn với nội dung đã học về đặc điểm, tính chất, sự chuyển động của không khí.

Trong hoạt động khám phá, hình thành kiến thức mới, cô giáo Trịnh Thị Hải Yến đã vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột làm thí nghiệm để xem không khí có vai trò như thế nào đối với sự cháy. Ở hoạt động này, học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm trong nhóm, mạnh dạn tự đưa ra ý kiến của mình, chủ động ghi lại những suy nghĩ, phán đoán, các giải thích, đề xuất… từ đó góp phần giúp học sinh rèn luyện khả năng hợp tác, kỹ năng diễn đạt, ngôn ngữ nói, viết, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, khả năng lập luận để bảo vệ quan điểm khoa học của mình.

Đặc biệt, ở phần vận dụng kiến thức về sự cháy trong thực tế cuộc sống, cập nhật vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, cô giáo Trịnh Thị Hải Yến đã khéo léo tích hợp dạy lồng ghép kiến thức và kỹ năng phòng cháy chữa cháy, học sinh được đề xuất nhiều phương án giải quyết linh hoạt về cách dập lửa.

Lồng ghép giáo dục STEM giúp tích cực đổi mới dạy, học
Cô giáo Trịnh Thị Hải Yến (giáo viên Trường Tiểu học Vạn Phúc) đã có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Ngoài ra, ở phần tìm hiểu vai trò của không khí đối với sự sống, học sinh được thảo luận nhóm và trình bày hoạt động hô hấp và quang hợp với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, sáng tạo như: Mô hình rạp chiếu bóng mi ni, vẽ sơ đồ tư duy, kể chuyện… Qua hoạt động sưu tầm tranh ảnh, vốn sống thực tế, học sinh đã nêu nhiều ứng dụng và giải thích việc vận dụng vai trò của không khí trong đời sống, sản xuất rất gần gũi như: Sục khí trong bể cá để làm gì?, vì sao dùng quạt thông gió cho nhà kính để trồng cây?, vì sao phải sử dụng bình có chứa khí ô xi khi lặn?, cách tránh ngạt khói và thoát khỏi đám cháy. Trò chơi “Chinh phục Sao Mộc” cuối tiết học đã giúp học sinh xâu chuỗi kiến thức một cách tự nhiên, phát huy năng lực ra quyết định và phản ứng nhanh của học sinh.

Với cách truyền tải, dẫn dắt nhẹ nhàng của cô giáo Trịnh Thị Hải Yến, tiết học diễn ra vui vẻ, học sinh học tập sôi nổi, chủ động, tích cực, phát huy được năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh.

Cảm xúc tích cực thông qua tiết chuyên đề bổ ích, lý thú, đầy sáng tạo

Sau khi dự tiết chuyên đề, các cán bộ, giáo viên đã tích cực tham gia phần trao đổi, đánh giá cao hiệu quả của tiết dạy. Cô giáo Đỗ Thị Phương Thảo (giáo viên Trường Tiểu học Thành Công B) cho biết: “Đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh cần có nhiều sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để học sinh thực sự được tham gia tích cực vào quá trình dạy học của giáo viên, được tương tác trực tiếp với bạn và cô, có cơ hội tự tin thể hiện hiểu biết của mình”.

Còn cô giáo Trịnh Thị Hải Yến (giáo viên Trường Tiểu học Vạn Phúc) chia sẻ: “Môn Khoa học là một môn học mới với học sinh lớp 4, nội dung được tách ra từ môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 nên đòi hỏi học sinh phải tư duy, tìm hiểu nhiều hơn, chuẩn bị trước bài kỹ hơn. Các giáo viên cũng cần có nhiều ý tưởng để thiết kế các hình thức tổ chức tiết học khác nhau để phát huy năng lực của học sinh nhiều nhất”.

Thông qua 2 tiết chuyên đề, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường Tiểu học đã hiểu rõ và đưa ra các giải pháp về việc tổ chức hoạt động dạy học, việc tích hợp các nội dung giảng dạy, sự chủ động của giáo viên trong việc chọn lựa hoạt động, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh, chú trọng việc rèn luyện năng lực, phẩm chất gắn với những tình huống của cuộc sống.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Gia đình nữ sinh suýt mất 370 triệu vì chiêu lừa "bắt cóc online" tinh vi

Công an phường Ô Chợ Dừa, Hà Nội đã kịp thời giải cứu một nữ sinh viên đại học thoát khỏi bẫy lừa đảo "bắt cóc online" tinh vi. Các đối tượng "ép" nạn nhân tự dàn cảnh thương tích, giả bị bắt cóc để tống tiền gia đình 370 triệu đồng.
Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Giao bổ sung hơn 33.680 tỷ đồng vốn đầu tư công cho bộ, ngành và địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký quyết định bổ sung 33.680 tỷ đồng vào dự toán chi đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư công trung hạn. Số vốn này được phân bổ cho 5 bộ, cơ quan trung ương và 16 địa phương nhằm thúc đẩy giải ngân, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2021 - 2025.
Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Gia tăng nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Trong số 26 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức ngày 21/7 có 18 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ, chiếm tỷ lệ cao nhất: 69,2%.
Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Trong các khâu đột phá, cần có nội dung về nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô

Nâng cao chất lượng môi trường sống của Thủ đô với mục tiêu tạo ra một Thủ đô bền vững, trong đó không chỉ có trách nhiệm tạo ra một môi trường sống tốt mà còn có một nền kinh tế sôi động và một xã hội thân thiện và hội nhập.
MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

MB bị yêu cầu siết kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Điện Biên

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Khu vực 3 vừa có chỉ đạo “nóng”, yêu cầu Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chấn chỉnh các tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh Điện Biên. MB phải tăng cường công tác kiểm soát nội bộ và thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Thanh tra. Đây là động thái nhằm đảm bảo hoạt động tuân thủ, minh bạch và an toàn tại chi nhánh.
Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Không để gián đoạn việc chi trả quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội

Ngày 21/7, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã chỉ đạo toàn hệ thống khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 (Wipha), trên tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân, tổ chức, giao dịch, làm việc với cơ quan BHXH, không để gián đoạn trong việc chi trả quyền lợi của người tham gia.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu và tạo đà tăng trưởng bền vững cho xuất khẩu.

Tin khác

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Các cơ sở giáo dục chủ động ứng phó với bão số 3

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các phường, xã; các cơ sở giáo dục về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3.
Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Mỗi kỳ thi đại học là một khó khăn riêng

Những ngày tháng Bảy, khi kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa khép lại, mạng xã hội tràn ngập hình ảnh các sĩ tử vui mừng, rơi nước mắt, hoặc lặng lẽ suy tư với điểm thi và tính toán đặt nguyện vọng. Bầu không khí ấy khiến không ít người thuộc thế hệ trước lại thấy bồi hồi, xao xuyến khi ký ức về những mùa thi đại học “từ thế kỷ trước” chợt ùa về, nguyên vẹn như chưa từng phai nhạt.
Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Phụ huynh Hà Nội phấn khởi với chính sách miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa

Những ngày qua, nhân dân cả nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, nhất là các phụ huynh có con đang học công lập ở các cấp học rất phấn khởi, vui mừng, đánh giá cao hai chính sách nhân văn của Trung ương và thành phố Hà Nội: Miễn học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông trên cả nước và hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.
Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nam sinh ung thư máu xuất sắc đạt 28 điểm thi THPT Quốc gia

Nhận kết quả thi THPT Quốc gia với 28 điểm khối A00, nam sinh Trương Huy Bách và gia đình không kìm nén được niềm hạnh phúc. Bởi lẽ, đây là thành quả của sự nỗ lực, chiến đấu không ngừng của Huy Bách suốt hơn 2 năm qua khi em vừa điều trị bệnh ung thư máu, vừa ôn thi Đại học.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Việt Nam có 6/6 học sinh giành huy chương tại Kì thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 66, năm 2025, tổ chức tại thành phố Sunshine Coast, bang Queensland, Úc.
Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Nâng cao các môn chuyên dành cho trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố Dự thảo Thông tư quy định Chương trình giáo dục nâng cao các môn chuyên dành cho trường trung học phổ thông (THPT) chuyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và đam mê với các lĩnh vực chuyên sâu, đồng thời cụ thể hóa định hướng phát triển giáo dục mũi nhọn theo tinh thần của Nghị quyết 29-NQ/TW, Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập

Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2025 - 2026.
Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025

Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025

Mới đây, tại cuộc thi an ninh mạng quốc tế HackTheOn Sejong 2025 tổ chức tại Hàn Quốc, đội tuyển Blue Light Bug đến từ Học viện Kỹ thuật Mật mã đã xuất sắc giành giải Nhất bảng Advanced, bảng đấu cao nhất dành cho các đội tuyển chuyên nghiệp. Đây là lần đầu tiên sinh viên Việt Nam đạt được thành tích này ở bảng Advanced của cuộc thi.
Thủ khoa khối C toàn quốc muốn trở thành giáo viên

Thủ khoa khối C toàn quốc muốn trở thành giáo viên

Với tổng điểm 29,75, em Nguyễn Thị Yến Nhi – học sinh lớp 12D1, Trường THPT Cửa Lò (Nghệ An) đã xuất sắc trở thành thủ khoa khối C00 toàn quốc tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Tốp các trường ở Hà Nội có điểm trung bình môn thi cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Tốp các trường ở Hà Nội có điểm trung bình môn thi cao nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 của thành phố Hà Nội đạt 99,73%, tính chung với cả thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và thí sinh dự thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006.
Xem thêm
Phiên bản di động