Lối thoát nào cho nông sản Việt
Trò chuyện cùng thủ lĩnh “biệt đội giải cứu dưa hấu“ | |
Quảng Ngãi: Tình người sưởi ấm người trồng dưa miền Trung | |
Không nhãn hiệu, Nông sản Việt mất thị phần ngay trên “sân nhà” |
Nghĩa tình chiến dịch giải cứu
Thông tin về việc bà con nông dân trồng dưa hấu tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam lâm vào hoàn cảnh bi đát, dưa hấu đến ngày thu hoạch bỗng nhiên bị ngập trong nước lũ. Nhiều hộ có nguy cơ trắng tay, gánh thêm những khoản nợ không nhỏ từ vốn vay ngân hàng vì bị các thương lái ép giá, khiến chiến dịch “giải cứu” dưa hấu của nhóm sinh viên tình nguyện được đông đảo người tiêu dùng ủng hộ.
Mấy ngày qua, trên địa bàn Hà Nội rầm rộ việc mua dưa hấu ủng hộ người dân Quảng Nam, không chỉ sinh viên mà ngay cả học sinh tiểu học, khi phong trào được phát động cũng đã đề nghị bố mẹ mua dưa hấu. Chị Xuân Sinh (Nhân Chính, Thanh Xuân) cho biết, con trai chị đang học ở Trường PTCS Nam Thành Công, do công việc bận rộn nên chị thường đón con muộn, thế nhưng khi cô giáo phát động phong trào, con trai chị háo hức, yêu cầu mẹ nhất định phải đón sớm hơn mọi hôm để kịp mua dưa ủng hộ bà con Quảng Nam. Cuối cùng chị vẫn đón muộn vì không thể về sớm hơn, lớp đóng cửa, dưa đã hết, khiến cháu khóc tức tưởi, chị lại phải đèo con ra địa điểm mua dưa ủng hộ khác ở trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Cũng tinh thần ấy, anh Hải Nam (khu tập thể Thành Công ) dù trên xe đã có một quả dưa vừa mua tại chợ, khi đi qua điểm bán dưa của các bạn sinh viên trên đường Láng Hạ, anh vẫn mua thêm 5 quả. “Thấy bán dưa ủng hộ đồng bào thiên tai nên mình mua thêm mấy quả. Ăn không hết thì biếu bạn bè, người thân để góp phần giúp nông dân qua cơn khó khăn”, anh Nam nói.
Học sinh Trường TH Nam Thành Công nô nức hưởng ứng chiến dịch mua dưa ủng hộ người dân Quảng Nam |
Được biết, đến ngày 14/4, khoảng 80% số dưa hấu tồn đọng trên ruộng của bà con nông dân Quảng Nam đã được tiêu thụ sau khi Bộ Công thương, doanh nghiệp và nhiều cá nhân kêu gọi, làm đầu mối bán dưa giúp nông dân. Thế nhưng, chương trình "mỗi trái dưa, một tấm lòng" chưa xong thì ở Đà Lạt, cả ngàn tấn hành tây rớt giá kỷ lục vẫn không bán được. Giá hành tây loại một ở Đà Lạt hiện từ 2.000 đến 2.300 đồng một kg, loại hai chỉ 1.000-2.000 đồng, thấp nhất trong vòng 10 năm qua và đúng bằng chi phí canh tác. Nếu như có người mua tại vườn thì coi như hòa vốn, còn tự thu hoạch để bỏ vào kho thì chi phí mỗi kg hành đội thêm 500 đồng cho tiền thuê nhân công và vận chuyển. Nhà vườn nào chưa có kho hoặc kho quá nhỏ phải bỏ thêm tiền để dựng nhà kho mới.
Bài học “Vô tiền khoáng hậu”
Tình trạng, nông sản rớt giá đến mức bà con nông dân phải đổ bỏ trong mấy năm gần đây khá phổ biến. Hết dưa hấu rồi đến thanh long, lúa gạo, cà phê, tiêu, rau, hoa, mía... Có thể nói, rất nhiều loại nông sản được mùa mất giá, rồi lại bị ép giá đến đổ bỏ. Không chỉ thế, thương lái Trung Quốc dùng chiêu trò đẩy giá ảo, dẫn dắt bà con nuôi, trồng thu gom nông sản rồi lại mất hút. Tình trạng nông sản bị thương lái Trung Quốc “hành tỏi” ép giá là chuyện “biết rồi” nhưng vẫn “không đừng được”.
Trong gần tháng qua, dưa hấu ùn ứ ở Lạng Sơn, thối đến chảy nước vẫn cứ phải nằm chờ để xuất qua cửa khẩu. Một tiểu thương buôn bán ở cửa khẩu cho hay, dưa hấu được khách hàng Trung Quốc rà soát chất lượng gắt gao nhưng giá lại rất bèo. Loại đặc biệt mới được giá cao nhất là 7.000 đồng, còn loại thấp chỉ dưới 2.000 đồng. Trong khi đó, ở Hà Nội vẫn bán được giá từ 7.000 đến 10.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, chúng ta không thể mãi kêu gọi “giải cứu” hay là “mỗi quả dưa, mỗi củ hành tây,…là một tấm lòng” khi mà nước ta có đến 70% dân sống bằng nghề nông. Chiến lược tổng thể với những qui hoạch cụ thể cho mỗi loại nông sản cùng đầu ra cho sản phẩm là vô cùng quan trọng. Chiến dịch “giải cứu” dưa hấu đang diễn ra có thể là bài học “vô tiền khoáng hậu” mà hậu quả của nó là sự thiếu định hướng và chưa có hướng đi phù hợp cho bà con của các cơ quan có liên quan, để bà con tự canh tự tác khi thấy cái lợi trước mắt rồi tự loay hoay, xoay sở khi gặp rủi ro. Đơn cử như thanh long ở Long An giá bán chỉ 5.000 đồng/kg, Bình Thuận có lúc giá bán chỉ 3.000 đồng/kg, thậm chí bà con ở đây còn phải đổ bỏ cho bò ăn thì ở Hà Nội, người tiêu dùng vẫn phải mua với giá từ 40.000 đồng đến 45.000 đồng/kg. Còn nhớ vào thời điểm này năm trước, nhiều thương lái miền Bắc đã lên Lạng Sơn đưa dưa (dưa chờ xuất sang Trung Quốc) về Hà Nội và các tỉnh để tiêu thụ. Hóa ra, dưa bán tại thị trường trong nước nhanh mà giá lại cao hơn so với giá thương lái Trung Quốc đưa ra.
Điều đó cho thấy, thị trường nội địa còn rộng cửa, sức mua của người dân vẫn lớn. Tại sao chúng ta không chinh phục ngay ở thị trường trong nước?. Ví như việc nông sản vùng sản xuất ế ẩm mà giá ở các tỉnh thành phố khác vẫn không hề rẻ , phải chăng là do sự bất hợp lý trong khâu phân phối lưu thông? Song, vấn đề đặt ra, ai sẽ là người đứng ra thu hẹp khoảng cách giá cả từ nơi cung đến nơi cầu? Câu hỏi này xin được chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền. Hy vọng sẽ có một sự thay đổi tìm hướng đi cho nông sản từ phía nhà nước để nông dân không phải ngậm đắng nuốt cay, tự hoay loay xoay sở.
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người đảng viên tiêu biểu, hết lòng vì công việc và đoàn viên công đoàn
Phấn đấu thông xe đường song hành tuyến Vành đai 4 vào cuối năm 2025
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Tin khác
Cuối năm, giá vàng đồng loạt tăng
Tài chính 24/01/2025 15:58
Tỷ giá USD hôm nay (24/1): Đồng USD giảm
Thị trường 24/01/2025 07:08
Nhà sản xuất show "Anh trai vượt ngàn chông gai" tiết lộ lãi khủng
Tài chính 24/01/2025 07:06
Giá vàng hôm nay (24/1): Đồng loạt giảm nhẹ
Thị trường 24/01/2025 06:59
Giá xăng giảm trước kỳ nghỉ Tết
Thị trường 23/01/2025 15:59
Giá xăng dầu hôm nay (23/1): Giá dầu thế giới tiếp tục giảm, trong nước chiều nay dự báo tăng
Thị trường 23/01/2025 09:18
Tỷ giá USD hôm nay (23/1): Đồng USD có dấu hiệu phục hồi
Thị trường 23/01/2025 07:41
Giá vàng hôm nay (23/1): Tăng vọt
Thị trường 23/01/2025 06:56
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 23/01/2025 06:49
Giá xăng ngày 23/1 có thể giảm gần 200 đồng/lít
Thị trường 22/01/2025 14:04