--> -->

Lộ trình thu giá dịch vụ thoát nước ra sao?

Hiện nay, hệ thống hạ tầng thoát nước của Hà Nội sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, nước mưa và nước thải sinh hoạt vẫn sử dụng chung một đường cống dẫn đến quá tải khi có mưa lớn xảy ra. Trước thực trạng này, việc xác định chi phí và ban hành lộ trình giá dịch vụ thoát nước là tất yếu, điều này không chỉ giúp làm tăng nguồn thu giúp “hoàn thiện” hạ tầng thoát nước, mà còn tăng trách nhiệm, nâng cao ý thức của người dân với vấn đề sử dụng nước.
lo trinh thu gia dich vu thoat nuoc ra sao Cận cảnh công trình thoát nước lớn nhất của Hà Nội
lo trinh thu gia dich vu thoat nuoc ra sao Thoát nước trên địa bàn quận Long Biên: “Tự chảy” đến bao giờ?

Xuất phát từ nhu cầu

Có thể khẳng định, hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội là hệ thống xây dựng qua nhiều thời kỳ, mới cũ đan xen. Đây là hệ thống thoát nước chung nước thải và nước mưa được gom vào cùng một hệ thống. Những năm qua, bằng cách huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau, Hà Nội đã đầu tư cho công tác phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 6 nhà máy, trạm xử lý nước thải, công suất trên 270.000 m3/ngày đêm, xử lý được 22% lượng nước xả thải, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Số còn lại đang xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung, sông, hồ và môi trường xung quanh.

Nước thải không qua xử lý mang theo nhiều tạp chất làm ô nhiễm nguồn nước, tắc hệ thống thoát nước. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 3, Thông tư 13/2018/TT-BXD ngày 27/12/2018, nước thải do hộ thoát nước (trừ nước thải hộ gia đình) tùy theo hàm lượng chất gây ô nhiễm, giá dịch vụ thoát nước được nhân thêm hệ số K. Tuy nhiên hiện nay không đủ điều kiện xác định theo hàm lượng chất gây ô nhiễm của nước thải với từng đối tượng xả thải. Vì thế, giá dịch vụ thoát nước trong 5 năm qua tức là từ năm 2014 đến 2018 cũng đã cõng thêm toàn bộ chi phí thu gom, nạo vét hệ thống thoát nước và 20% chi phí xử lý lượng nước thải, là 6.725 đồng/m3.

lo trinh thu gia dich vu thoat nuoc ra sao
Việc xây dựng phương án giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn TP Hà Nội là xuất phát từ nhu cầu thực tế.

Theo ông Lê Vũ Quảng Sương, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hiện mức thu từ người sử dụng dịch vụ còn thấp (bằng 10% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước), ngân sách nhà nước vẫn là nguồn chi chính cho vận hành hệ thống thoát nước. Do khó khăn về ngân sách, kinh phí trong thời gian qua không đủ cải thiện, mở rộng dịch vụ thoát nước...

Trong khi đó, để huy động các nguồn vốn cho đầu tư, vận hành hệ thống thoát nước, nâng cao dịch vụ thoát nước đô thị, giảm ô nhiễm môi trường, cần áp dụng chính sách chia sẻ chi phí thông qua giá dịch vụ thoát nước. Vấn đề là cần triển khai thế nào để bảo đảm đơn vị vận hành hệ thống thoát nước có nguồn thu, chủ động trang trải các hoạt động quản lý vận hành, giảm dần trợ cấp từ ngân sách; vừa bảo đảm khả năng thanh toán của người sử dụng dịch vụ, đồng thời tăng trách nhiệm của người xả thải đối với việc sử dụng nước.

Từ các nguyên nhân trên, để phù hợp với thực tế công tác thoát nước và xử lý nước thải, liên ngành Sở Xây dựng và Sở Tài chính đã xây dựng đề án xác định giá dịch vụ thoát nước với giả thiết toàn bộ nước thải được thu gom, xử lý, không áp dụng hệ số K đối với khối lượng nước thải do hộ thoát nước (trừ nước thải hộ gia đình) thải ra.

Phù hợp với nhu cầu

Thực tế, việc xây dựng giá dịch vụ thoát nước trên địa bàn xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết, phù hợp với các quy định hiện hành và chủ trương xã hội hóa đầu tư xử lý thoát nước. Từ đó, khuyến khích ý thức sử dụng nước tiết kiệm trong nhân dân, tạo nguồn lực đầu tư cho hoạt động thoát nước và bảo vệ môi trường. Để hoàn thành đề án xây dựng giá dịch vụ thoát nước, liên ngành đã đánh giá việc quản lý thu, chi và nộp ngân sách phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; chi phí đầu tư, quản lý, vận hành hệ thống thoát nước hằng năm; tổng hợp ý kiến đóng góp của các sở, ngành, quận, huyện..., từ đó đề xuất mức thu, lộ trình áp dụng.

Lộ trình giá dịch vụ thoát nước/giá bán nước sạch: Đối với hộ dân tiêu thụ nước hằng tháng ≤ 30m3: Mức thu hiện nay (10%) tương đương 597 - 867 đồng/m3, năm 2019 (25%) là 1.493 - 2.167 đồng/m3, năm 2020 (30%) là 1.792 - 2.601 đồng/m3, năm 2021 - 2023 (40%) là 2.389 - 3.468 đồng/m3. Hộ dân tiêu thụ nước hằng tháng >30m3, cơ quan sự nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh: Mức thu hiện nay (10%) là 1.593 - 2.207đồng/m3, năm 2019 (35%) là 5.575 - 7.724 đồng/m3, năm 2020 (40%) là 6.372 - 8.827đồng/m3, năm 2021 - 2023 (50%) là 7.965 -1.034 đồng/m3.

Dựa vào thực tế đó cũng như trên cơ sở khảo sát, lấy ý kiến của người dân, doanh nghiệp, Liên ngành đề xuất phương án thu giá dịch vụ thoát nước đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân xả thải nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Cụ thể, mức khởi điểm từ năm 2019 là 20% của giá nước sạch đối với đối tượng nước phục vụ sinh hoạt có mức tiêu thụ nước hàng tháng dưới 30m3; 30% đối với hộ dân có mức tiêu thụ nước hàng tháng trên 30m3 và cơ quan sự nghiệp, công cộng, đơn vị sản xuất vật chất, kinh doanh.

Lộ trình mức thu này sẽ tăng trung bình 5% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2023. Địa bàn thực hiện thu giá dịch vụ gồm 12 Quận và 9 Phường thuộc thị xã Sơn Tây. Như vậy, với mức thu đề xuất như trên, đối với các hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt dưới 10m3/tháng sẽ phải trả từ 11.283 đồng/tháng/hộ (năm 2019) đến 22.566 đồng/ tháng/hộ (năm 2023). Đối với hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt từ 30m3/tháng trở lên, mức chi trả từ 95.202 đồng/hộ/tháng (năm 2019) đến 172.774 đồng/hộ/tháng (năm 2023).

Theo ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, việc xây dựng giá dịch vụ thoát nước sẽ khuyến khích ý thức sử dụng nước tiết kiệm trong nhân dân, tạo nguồn lực đầu tư cho hoạt động thoát nước và bảo vệ môi trường. Qua các lần điều tra cho thấy, người dân đã hiểu rõ hơn sự cần thiết trong việc thu giá dịch vụ thoát nước.

Ngoài bù đắp chi phí ngân sách phải chi xử lý nước thải, việc thu giá dịch vụ thoát nước còn tác động vào ý thức bảo vệ môi trường, ý thức trong việc sử dụng nhiều nước thì chịu nhiều chi phí xử lý thoát nước. Do hệ thống thoát nước chưa hoàn thiện, nên mức giá được đề xuất cơ bản phù hợp với thực tế công tác thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn. Lộ trình đến năm 2020 mức thu này cũng chỉ đủ chi phí cho việc duy tu, duy trì hệ thống thoát nước.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

U23 Việt Nam đánh bại Campuchia, vào bán kết với ngôi đầu bảng B giải U23 Đông Nam Á 2025

Tối 22/7, trên sân Bung Karno (Indonesia), U23 Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U23 Campuchia, qua đó khép lại vòng bảng với ngôi đầu bảng B và giành quyền vào bán kết giải U23 Đông Nam Á 2025. Với hai chiến thắng liên tiếp, thầy trò HLV Kim Sang-sik không chỉ giành vé đi tiếp mà còn là đội duy nhất toàn thắng tại vòng bảng.
Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Lãnh đạo MTTQ Hà Nội thăm hỏi chức sắc tôn giáo là người có công, gia đình chính sách

Ngày 22/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Phó Chủ tịch làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công là các chức sắc tôn giáo tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Tạo động lực đưa Thủ đô phát triển bền vững

Các nhà khoa học, trí thức, chức sắc tôn giáo đã gợi mở nhiều góc nhìn mới và đề xuất những giải pháp đầy tâm huyết, trí tuệ vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô trong tương lai.
Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Lãnh đạo xã Gia Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn

Trước diễn biến thời tiết phức tạp do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngày 22/7, ông Nguyễn Việt Hà - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) xã Gia Lâm đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác phòng, chống lụt bão trên địa bàn xã.
OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

OpenAI ra mắt tác nhân AI mới: Cuộc cách mạng trợ lý ảo

Mới đây, OpenAI vừa chính thức công bố tính năng “tác nhân AI” (AI Agent) tích hợp vào nền tảng ChatGPT, mở ra bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển trí tuệ nhân tạo. Từ một chatbot thuần túy chỉ phản hồi câu hỏi, ChatGPT giờ đây có thể suy nghĩ, lên kế hoạch và hành động thay người dùng theo yêu cầu, đánh dấu sự chuyển dịch từ AI giao tiếp sang AI hành động.
Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều 22/7, tại trụ sở Công an thành phố Hà Nội (87 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội) đã diễn ra Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an thành phố Hà Nội lần thứ XXIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự có 299 đại biểu chính thức, đại diện cho 36 đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc.
Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Phường Đông Ngạc: Nhiều hoạt động tri ân người có công

Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), phường Đông Ngạc đã triển khai chuỗi hoạt động ý nghĩa. Từ khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho hơn 700 đối tượng chính sách, đến việc tổ chức các đoàn thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công tiêu biểu, thể hiện sâu sắc truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và sự quan tâm toàn diện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường.

Tin khác

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Xã Vân Đình quyết liệt, chủ động ứng phó mưa bão

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, cả hệ thống chính trị xã Vân Đình đã và đang khẩn trương, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với tinh thần "tuyệt đối không chủ quan, lơ là". Từ kiểm tra thực địa các điểm xung yếu, chuẩn bị lực lượng, vật tư theo phương châm "bốn tại chỗ" đến tăng cường tuyên truyền, mọi công tác đều nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người dân và tài sản.
Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Tin bão mới nhất: Tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình

Lúc 10 giờ ngày 22/7 tâm bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình (khu vực Thái Bình, Nam Định cũ). Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/h), giật cấp 11. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/h.
TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

TP.HCM: Triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương khẩn trương triển khai các phương án, biện pháp ứng phó do ảnh hưởng của bão số 3
Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Cảnh báo gió mạnh, mưa lớn và nguy cơ ngập úng tại Hà Nội do ảnh hưởng của bão số 3

Ảnh hưởng của cơn bão số 3, tại Hà Nội, hôm nay (22/7), khu vực phía Bắc và Tây Thành phố gió mạnh dần cấp 4-5, giật cấp 6; phía Nam và trung tâm gió mạnh dần cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Từ sáng nay đến hết ngày 23/7, Hà Nội có mưa vừa, mưa to đến rất to và giông. Với cường độ này, gió có thể làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng, gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Chuyển đổi sang xe điện: Cần sự đồng lòng vì một Hà Nội xanh

Việc chuyển đổi phương tiện cá nhân từ xe xăng sang xe điện đang dần trở thành xu hướng tại Hà Nội, trong bối cảnh ô nhiễm không khí và tiếng ồn ngày càng gia tăng. Thành phố không áp đặt mà khuyến khích người dân chuyển đổi tự nguyện, bước đầu nhận được sự hưởng ứng tích cực từ chính những người gắn bó hằng ngày với phương tiện giao thông.
EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

EVNHANOI chủ động triển khai các biện pháp ứng phó với cơn bão Wipha

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 (Wipha) dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ trong những ngày tới, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Tin bão mới nhất: Bão số 3 Wipha áp sát Hải Phòng, cảnh báo mưa lớn và gió giật cấp 13 ở nhiều tỉnh phía Bắc

Sáng nay (22/7), bão số 3 Wipha đã áp sát đất liền, chỉ còn cách Hải Phòng khoảng 60km, mang theo gió giật cấp 13 và mưa lớn diện rộng trải dài từ Bắc Bộ tới Bắc Trung Bộ. Dự báo bão sẽ đổ bộ vào đất liền trong khoảng thời gian từ 10h đến 14h hôm nay, với cường độ cấp 8-9, giật cấp 11-12, ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực từ Hải Phòng đến Ninh Bình.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/7: Mưa giông, gió mạnh dần lên cấp 5,6

Dự báo ngày 22/7, chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa to đến rất to.
Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Tin bão mới nhất: Bão số 3 tăng cấp, tiến thẳng vào đất liền từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa

Bão số 3 đang có những diễn biến phức tạp, tiếp tục mạnh lên và dự kiến sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Hải Phòng đến Bắc Thanh Hóa vào trưa đến chiều mai (22/7).
Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Hỗ trợ dân tại các bến đò chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, các đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực bến đò, điểm neo đậu phương tiện, hộ dân sinh sống trên mặt nước, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân triển khai các biện pháp phòng, chống bão theo phương châm “4 tại chỗ”.
Xem thêm
Phiên bản di động