Liên thông kết quả xét nghiệm y tế: Không nên cứng nhắc
38 bệnh viện trung ương thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm từ ngày 1/8 | |
Người bệnh sắp hết thời khổ vì xét nghiệm |
-PV: Là một trong 38 bệnh viện tuyến Trung ương thực hiện chính sách trên, Bệnh viện Bạch Mai sau gần 1 tháng thực hiện việc liên thông kết quả xét nghiệm y tế đã có những đánh giá ban đầu như thế nào về vấn đề này thưa ông?
Việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở y tế chỉ được thực hiện khi các phòng xét nghiệm đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ Y tế. |
TS. Dương Đức Hùng: Phải khẳng định rằng, việc liên thông kết quả xét nghiệm là bước khởi đầu rất đúng đắn của ngành y tế. Bởi đích hướng tới của việc liên thông xét nghiệm giữa các bệnh viện không chỉ là liên thông kết quả xét nghiệm mà còn là liên thông kết quả chẩn đoán hình ảnh, kết quả siêu âm và đặc biệt là liên thông các thông tin của người bệnh.
Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành danh mục xét nghiệm áp dụng để liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm gồm 3 nhóm: Huyết học, hóa sinh và vi sinh. Trong đó, nhóm huyết học có 22 xét nghiệm có thể dùng lại, nhóm vi sinh có 26 xét nghiệm, nhóm hóa sinh có 17 xét nghiệm. Danh mục đều ghi rõ thời gian tối đa có thể dùng lại xét nghiệm từ 1-7 ngày. Có một số xét nghiệm, thời gian xét nghiệm còn hiệu lực để dùng lại tùy thuộc vào bệnh lý và diễn biến lâm sàng của người bệnh... Việc liên thông kết quả xét nghiệm giữa các bệnh viện tuyến Trung ương sẽ là bước đệm tiến tới việc hồ sơ, tình trạng bệnh sử của bệnh nhân tại các cơ sở y tế được chuẩn hóa, đồng bộ với nhau nhằm tạo thuận lợi trong quản lý sức khỏe của bệnh nhân. |
Một khi các bệnh viện liên thông với nhau thì người được lợi đó chính là người bệnh và tiến tới là bác sĩ điều trị. Bởi lẽ, từ việc liên thông kết quả xét nghiệm, thời gian tới, các bệnh viện sẽ quản lý bệnh nhân theo hệ thống. Mỗi bệnh nhân sẽ có mã riêng. Khi mã bệnh nhân nhập vào hệ thống, các bác sĩ có thể theo dõi tất cả dữ liệu của bệnh nhân, trong đó có cả xét nghiệm.
Và lúc đó rõ ràng chất lượng khám chữa bệnh của người bệnh sẽ được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt, việc liên thông kết quả xét nghiệm, sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian cho người bệnh. Bên cạnh đó, hạn chế tình trạng người bệnh lạm dụng khám chữa bệnh để rút BHYT.
Nhưng để có thể dùng chung kết quả xét nghiệm thì điều đầu tiên là giữa các bệnh viện phải có chuẩn chung về tiêu chuẩn xét nghiệm. Trên thực tế đã có nhiều bệnh viện cùng tuyến chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Bạch Mai mà không cần làm lại một số xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế.
Nhưng từ thực tế điều trị cũng cho thấy, chỉ một số xét nghiệm có tính bền vững, ít biến đổi theo thời gian thì nếu có kết quả từ bệnh viện trước sẽ không phải thực hiện lại. Tuy nhiên cũng có những chỉ số thường xuyên thay đổi theo diễn biến tình trạng bệnh như công thức máu, men gan phải làm lại, thậm chí là xét nghiệm về nhóm máu vẫn cần phải làm lại trong trường hợp người bệnh phải truyền máu.
PV: Xin ông đưa ra một số ví dụ cụ thể, về những trường hợp bệnh nhân đã phải thực hiện xét nghiệm lại tại bệnh viện?
TS. Dương Đức Hùng: Tại bệnh viện đã có trường hợp bệnh nhân buổi sáng làm xét nghiệm men gan ở bệnh viện Thanh Nhàn nhưng chiều sang Bệnh viện Bạch Mai bác sĩ vẫn yêu cầu xét nghiệm lại. Bệnh nhân cũng thắc mắc nhưng kết quả cho ra hoàn toàn khác nhau theo thời gian.
Đồng quan điểm trên, bác sĩ Tuấn Anh, Trưởng khoa hoá sinh, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho rằng, việc liên thông kết quả xét nghiệm nhưng phải đảm bảo chất lượng điều trị của bệnh nhân. Trong tổng số xét nghiệm bệnh viện vẫn làm, số lượng được phép liên thông đạt tỷ lệ ít. Không phải xét nghiệm nào cũng liên thông được. Như vậy, việc giảm chi phí, thời gian cho người bệnh không phải là tất cả, điều quan trọng là từ xét nghiệm chính xác để có hướng điều trị cho bệnh nhân. Tuỳ thuộc vào tình trạng người bệnh, bác sĩ ra quyết định có phải làm lại xét nghiệm không. |
Điều này không phải do chất lượng xét nghiệm khác nhau mà bệnh tình bệnh nhân nặng thêm. Trong trường hợp này, bệnh nhân vẫn cần làm xét nghiệm để tiên lượng bệnh và có hướng điều trị. Hay như đang trong giai đoạn dịch sốt xuất huyết như hiện nay, thậm chí có lúc các bác sĩ phải xét nghiệm tiểu cầu cho bệnh nhân mỗi tiếng một lần.
Nhiều bệnh nhân, tiểu cầu giảm rất nhanh. Điều này cho thấy tình trạng bệnh biến đổi theo thời gian rất ngắn diễn biến bệnh và cần thiết phải xét nghiệm đi xét nghiệm lại, xét nghiệm liên tục để đáp ứng điều trị hiệu quả.
PV: Vậy có thể coi đây là một điểm bất cập của việc thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, vậy quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
TS. Dương Đức Hùng: Vì mới thực hiện chính sách liên thông kết quả xét nghiệm theo quy định của Bộ Y tế nên bệnh viện chưa có thống kê cụ thể, nhưng số xét nghiệm được liên thông trong gần 1 tháng qua là rất ít. Bởi vì, theo nguyên tắc việc liên thông chỉ áp dụng cho một số xét nghiệm, kết quả có giá trị trong một thời gian nhất định.
Bệnh viện chỉ công nhận kết quả xét nghiệm của các bệnh viện khác có chất lượng tương đương hoặc cao hơn. Quyền chỉ định xét nghiệm vẫn là của bác sĩ nếu thấy cần thiết.
Tuy nhiên, như vậy cũng không có nghĩa các bệnh viện từ chối xét nghiệm của bệnh nhân ở bệnh viện cùng hạng hay tuyến dưới. Bởi vì xét nghiệm bất kỳ cơ sở nào cũng quan trọng. Đó là tài liệu tham khảo, để nhân viên y tế hiểu hơn về tiền sử bệnh của bệnh nhân. Theo tôi, việc công nhận kết quả xét nghiệm không được thực hiện cứng nhắc mà còn căn cứ vào diễn biến, tình trạng và đáp ứng của bệnh nhân với điều trị.
Cũng không nên mặc định rằng liên thông chỉ để tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh cho người dân mà trên hết cần quan tâm đến việc đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân về chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh. Bởi nếu buộc phải thực hiện các xét nghiệm để giúp quá trình điều trị bệnh diễn biến tốt thì không có lý do gì mà không thực hiện.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Tăng cường quản lý đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập
Hà Nội: Xử lý hơn 7.500 "ma men" trước thềm Tết Ất Tỵ
Tỷ giá USD hôm nay (27/1): Đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục biến động
Giá vàng hôm nay (27/1): Vàng thế giới tiếp tục tăng nhẹ
Việt Nam dẫn đầu về phục hồi du lịch trong khu vực ASEAN
Gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Tin khác
Ngành Y tế Thủ đô: Sẵn sàng ứng trực cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết
Y tế 27/01/2025 11:18
Xuân yêu thương đến với bệnh nhân đón Tết trong bệnh viện
Y tế 26/01/2025 08:59
Kiểm tra việc cung ứng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Y tế 26/01/2025 06:02
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18