-->

Liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh

Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) gồm 7 Chương, 52 Điều (giảm 35 Điều so với Luật hiện hành), trong đó đáng chú ý là sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã, khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ trong quản lý công chức của hệ thống chính trị.
Cần chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm chất lượng hàng hóa Đại biểu Quốc hội nói về cơ chế “khoán 10” đối với nhà khoa học Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 7/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình. (Ảnh: QH)

Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) sau gần 15 năm thi hành đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp với giai đoạn mới.

Việc sửa Luật Cán bộ, công chức hiện hành, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ mục đích là để thực hiện chủ trương của Đảng về tổ chức mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gắn với yêu cầu tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Điều này sẽ góp phần xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tập trung quản lý phát triển để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Dự thảo Luật sửa đổi gồm 7 Chương, 52 Điều (giảm 35 Điều so với Luật hiện hành), trong đó đáng chú ý là sửa đổi, bổ sung quy định về liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh, thống nhất một chế độ công vụ từ Trung ương đến cấp xã, khắc phục tình trạng phân tán, cục bộ trong quản lý công chức của hệ thống chính trị.

Ngoài ra, luật cũng quy định theo hướng siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xóa bỏ tư duy biên chế suốt đời, trong đó cụ thể hóa yêu cầu tinh giản biên chế theo hướng thực chất; quy định về sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ.

Cụ thể, theo điều 31, dự thảo luật, việc xếp loại công chức gồm bốn mức là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.

Công chức xếp loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan quản lý công chức xem xét, bố trí vào vị trí việc làm có thứ bậc thấp hơn hoặc cho thôi việc do không đáp ứng yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Công chức có hai năm liên tiếp xếp loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan quản lý công chức cho thôi việc.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nêu rõ: “Đây là bước thực hiện chủ trương nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy Nhà nước, thúc đẩy đội ngũ công chức không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm”.

Liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo thẩm tra. (Ảnh: QH)

Thẩm tra tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, chủ trương liên thông cán bộ, công chức cấp xã đã được đề cập khi sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức năm 2019.

Thời gian qua, một số địa phương cũng đã thực hiện việc liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp huyện. Cụ thể là tại thành phố Hà Nội (theo quy định của Luật Thủ đô), tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng (theo các nghị quyết của Quốc hội).

Theo Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Nghị quyết 60 của Hội nghị 11 Trung ương XIII, đã thống nhất chủ trương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Do đó, cơ quan thẩm tra nhìn nhận việc liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh tại thời điểm hiện nay đã đủ độ chín và là yêu cầu cấp thiết để phục vụ những mục tiêu nêu trên.

Liên quan đến việc đánh giá công chức, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết cơ quan thẩm tra tán thành với các quy định về đánh giá công chức theo hướng nhấn mạnh việc đánh giá theo kết quả, sản phẩm cụ thể theo từng vị trí việc làm để bảo đảm việc đánh giá công chức được thực chất hơn.

Kết quả đánh giá công chức làm cơ sở để thực hiện các chế độ, chính sách đối với công chức; đồng thời để sàng lọc, bố trí vào vị trí việc làm phù hợp, cho thôi việc đối với những công chức không đạt yêu cầu của vị trí việc làm đảm nhận.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cho rằng, điều này sẽ góp phần khắc phục một trong những hạn chế phổ biến trong công tác đánh giá cán bộ, công chức thời gian qua, đó là tình trạng đánh giá còn hình thức, cảm tính, chưa thực chất.

Liên thông cán bộ, công chức cấp xã với cấp tỉnh
Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV. (Ảnh: QH)

Trong quá trình thẩm tra, ông Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến cho rằng mục đích đánh giá công chức để sàng lọc, bố trí vào vị trí việc làm phù hợp, cho thôi việc đối với những công chức không đạt yêu cầu của vị trí việc làm đảm nhận là nội dung mới. Do đó, đề nghị Chính phủ trong quá trình tổ chức thực hiện cần xây dựng tiêu chí rõ ràng, minh bạch, định lượng được, bảo đảm việc gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, đạo đức công vụ, tinh thần trách nhiệm, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần nghiên cứu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tiêu chí đánh giá tự động để theo dõi, lưu trữ, phân tích kết quả công tác của công chức một cách khách quan, hạn chế cảm tính, bảo đảm công bằng, minh bạch trong quá trình sàng lọc.

Cũng có ý kiến nhận thấy, nội dung đánh giá cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và công chức giữ chức vụ lãnh đạo quản lý là khác nhau. Để bảo đảm công bằng, tránh áp dụng máy móc, ý kiến này đề nghị nghiên cứu xây dựng cơ chế xử lý phù hợp khi không hoàn thành nhiệm vụ đối với 2 nhóm công chức nêu trên.

Ngoài ra, tại Kết luận 105/2024, Bộ Chính trị yêu cầu đưa việc kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập vào tiêu chí đánh giá cán bộ, đảng viên và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu. Do đó, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu có quy định phù hợp để thể chế hóa nội dung nêu trên.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Nóng: Tiktoker Lê Việt Hùng bị bắt

Lê Việt Hùng (tiktoker) - người từng gây xôn xao mạng xã hội với đoạn clip thách thức Cảnh sát giao thông, vừa bị Công an tỉnh Lạng Sơn bắt giữ để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Giáo viên mầm non mong được nghỉ hưu ở tuổi 55

Dự thảo Luật Nhà giáo đang được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, trong đó quy định “nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non nếu có nguyện vọng thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường nhưng không quá 5 tuổi" đang thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo, bởi đây là điều nhiều giáo viên mầm non đã mong mỏi, đề xuất nguyện vọng trên nhiều diễn đàn.
Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất trong công nhân lao động

Tại huyện Ứng Hòa, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao (TDTT) trong toàn khối, nổi bật là kế hoạch tổ chức Hội thao công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) năm 2025. Đây là sự kiện mang nhiều ý nghĩa về cả chính trị, văn hóa và xã hội.
Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Nghệ An: Thót tim cảnh cụ bà 96 tuổi bị rắn hổ mang tấn công

Ngày 6/5, trên mạng xã hội chia sẻ một đoạn video do camera an ninh ghi lại cảnh một cụ bà ở xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An bị con rắn tấn công ngay trong sân nhà.
Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Tuyển futsal nữ Việt Nam thắng đậm Hồng Kông (Trung Quốc), tạm dẫn đầu bảng B VCK châu Á 2025

Chiều 7/5, tuyển futsal nữ Việt Nam đã có chiến thắng ấn tượng 5-3 trước đội tuyển Hồng Kông (Trung Quốc) trong trận mở màn bảng B - Vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, tạm thời vươn lên dẫn đầu bảng.
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo hiểm y tế giữa Việt Nam và Trung Quốc

Ngày 7/5, tại Hà Nội, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam Nguyễn Đức Hoà đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục An sinh y tế Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) do ông Lại Vĩnh Đông, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi kinh nghiệm và thỏa thuận các nội dung hợp tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian tới.
Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Hà Nội sắp vận hành Trung tâm báo chí hiện đại, ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Chiều 9/5, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội - sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược đổi mới công tác truyền thông chính sách, nâng cao hiệu quả phối hợp thông tin giữa chính quyền Thành phố với báo chí và công chúng.

Tin khác

Tổ chức chính quyền cấp xã cần linh hoạt, phù hợp với từng vùng, miền

Tổ chức chính quyền cấp xã cần linh hoạt, phù hợp với từng vùng, miền

Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị giao Chính phủ quy định về mô hình tổ chức Ủy ban nhân dân (UBND) linh hoạt đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương, vùng miền và đúng với tinh thần tinh gọn bộ máy tổ chức. Tương tự, đối với mô hình của Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp xã, không nên quy định cứng trong luật, mà giao cho cơ quan có thẩm quyền quy định mô hình tổ chức, hoặc điều chỉnh lĩnh vực hoạt động các Ban của HĐND cấp xã.
Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Đã có hơn 1.300 lượt ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp qua VNeID

Chiều 7/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Qua thảo luận, các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với các nội dung dự kiến sửa đổi.
Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức

Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức

Nâng mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, sửa đổi điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiêp với cả công chức... là những vấn đề nổi bật được đề cập, trong phiên thảo luận ngày 7/5 của Quốc hội về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân

Chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp xã đều tổ chức Hội đồng nhân dân

Sáng ngày 7/5, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã trình Quốc hội dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), với nhiều đề xuất quan trọng để thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đề xuất trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng cho người lao động

Đề xuất trợ cấp thất nghiệp tối đa 12 tháng cho người lao động

Việc khống chế thời gian hưởng (12 tháng) và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa thúc đẩy người lao động tìm kiếm việc làm, gia nhập lại thị trường lao động thay vì chờ hưởng hết bảo hiểm thất nghiệp.
Chính thức trình Quốc hội xem xét sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Chính thức trình Quốc hội xem xét sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Sáng 7/5, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thay mặt Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Cần bổ sung hành vi bị cấm trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm hành vi cấm khai thác, tiết lộ, sử dụng sai mục đích thông tin bí mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Bởi vì có một số đối tượng không có phận sự, trách nhiệm nắm giữ thông tin nhưng bằng cách nào đó cố tình khai thác người nắm giữ thông tin hoặc truy cập thiết bị nhằm nắm giữ các thông tin bí mật để tiết lộ, mua bán tin tức.
Đại biểu Quốc hội nói về cơ chế “khoán 10” đối với nhà khoa học

Đại biểu Quốc hội nói về cơ chế “khoán 10” đối với nhà khoa học

Về quy định liên quan đến thương mại hóa sản phẩm, đại biểu Quốc hội cho rằng, đây là điểm mới, có thể coi là cơ chế “khoán 10” đối với nhà khoa học, bởi nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và kết hợp với thị trường và doanh nghiệp sẽ mang lại nguồn thu nhập rất tốt.
"Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Kazakhstan và Azerbaijan"

"Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Kazakhstan và Azerbaijan"

Truyền thông quốc tế nhận định chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan và Azerbaijan sẽ tạo thêm động lực mở rộng hợp tác giữa Việt Nam với hai quốc gia Trung và Tây Á này.
Nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Kazakhstan lên Đối tác chiến lược

Nâng cấp quan hệ giữa Việt Nam và Kazakhstan lên Đối tác chiến lược

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc lịch sử mở ra giai đoạn mới trong quan hệ hữu nghị-hợp tác giữa Việt Nam và Kazakhstan, với việc hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.
Xem thêm
Phiên bản di động