Lên chùa học đạo
Những giá trị văn hóa tâm linh sẽ về đúng bản ngã | |
Những quan niệm sai lầm khi lễ chùa đầu năm mới |
Ngày mùng Một Tết (nghe nói là từ đêm ba mươi kia) ngôi chùa Phúc Khánh đã có hàng trăm hàng ngàn người tụ về. Đâu như một đồn chín, chín đồn một trăm thì chùa này thiêng lắm.
Thiêng nhất là chuyện “nhà chùa” rất tín trong việc “giải hạn”. Thế mới từ đêm ba mươi người người dồn về đây để cầu, để cúng, để dâng sao giải hạn cho mình và cho gia đình nhà mình bước sang năm mới được an, được lành, được giải mọi thứ hạn trên đời.
Âu cũng là “ước nguyện” chính đáng của mọi người nhưng cứ nhìn cái cảnh “người người lớp lớp” chen chúc nhau suốt từ ngoài đường cho tới trong sân chùa, chen chúc nhau suốt từ trong chùa ra tới ngoài đường phố mà thấy “ngao ngán”.
Người đến chùa Phúc Khánh “dâng sao giải hạn” đông vô kể. Đông kín ngoài đường phố Tây Sơn. Nhiều người còn đứng đặc cả trên cầu vượt Ngã Tư Sở đầu nâng mâm lễ, mắt hướng về phía chùa để vái vào với hy vọng “năm mới hanh thông”.
Ảnh minh họa |
Ước nguyện chính đáng thì nói làm gì nhưng nghe đâu “chuyện dâng sao giải hạn đầu năm” hình như đã bị “thương mại hóa”, đã bị lợi dụng vì như giáo sư Trần Lâm Biền thì “Đi dâng sao giải hạn thuộc lĩnh vực của đạo giáo, thuộc tín ngưỡng dân gia chứ không thuộc tôn giáo, không thuộc đạo Phật.
Không có tôn giáo nào đề cập đến dâng sao giải hạn” và đã bị “biến tướng”. Tôi có nghe một chuyện có người chỉ vì chỉ thiếu 50 ngàn đồng mà lễ dâng sao của mình bị…loại. Buồn. Vậy lên chùa đầu năm nên hiểu thế nào?
Lên chùa đầu năm là một tục lệ đã thành nét đẹp hàng trăm năm nay. Người Việt, nhất là người miền Bắc và người Hà Nội sau phút giây đón giao thừa đất trời bước sang năm mới là “lên chùa”.
Chùa làng tôi đấy, một ngôi chùa nhỏ điển hình của vùng Bắc bộ ẩn khuất cuối làng chỉ râm ran lên khi ngày đầu năm vừa tới. Đầu năm cũng là dịp dân làng tôi có lệ dắt díu nhau lên chùa. Người nải chuối vườn nhà. Kẻ đem mấy thẻ hương.
Ít ỏi vậy thôi nhưng bà sư trụ trì vui ra mặt, bà nói “Lên chùa đâu phải để khoe khoang. Lên chùa là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ. Đấy mới là lên chùa con ạ”.
Giờ sư trụ trì đã đi xa nhưng những gì nhà sư đã nói thì tôi nhớ mãi. Nhớ nhất là lời căn dặn của mẹ nuôi tôi. Mẹ nuôi tôi là người sùng lên chùa nhất làng. Ngày tuần hay hôm rằm chẳng ngày nào mẹ nuôi tôi vắng mặt trên chùa.
Bận mấy cũng để đấy. Mẹ nuôi tôi lên chùa trước là thắp mấy nén nhang rồi sau là giúp sư trụ trì quét lá dọn cỏ.Việc chỉ có thế nhưng mẹ nuôi tôi “chăm chỉ” lắm.
Mẹ nuôi tôi bảo “chùa làng như cái hồn của làng ấy. Làng có chùa là làng có phúc bởi thế chùa làng còn thì bu con mình mới sống được qua gian khó. Chùa làng mà không còn thì làng lấy đâu ra chỗ để dựa để nương”.
Vậy đấy, người đàn bà quê một cục, nói một tiếng đầu làng cuối làng nghe rõ, đi một bước cả làng đều biết, chữ thì không viết nổi tên mình thế mà ăn nói cứ như người học hành giỏi giang lắm. Mà mẹ nuôi tôi giỏi giang thật.
Người ta xếp tôn giáo vào phạm trù văn hóa, Phật giáo là một sự kiện tôn giáo và cũng là một sự kiện văn hóa có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, y dược, âm nhạc, vũ đạo, ngôn ngữ. Ngoài đóng góp làm cho văn hóa Việt Nam thêm phong phú nó còn góp phần cùng cơ tầng văn hóa Việt Nam ngăn chặn được xu hướng đồng hóa với văn hóa của văn minh văn hóa Trung Hoa, nó được hội nhập vào văn hóa Việt Nam, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc của Việt Nam và đã góp phần làm cho văn hóa Việt Nam khác với văn hóa Trung Hoa. |
Chồng đi bộ đội từ ngày đầu kháng chiến toàn quốc, rồi ông nằm lại bên đường số 4. Mẹ nuôi tôi ở vậy nuôi hai người con một trai một gái đâu vào đấy.
Mẹ còn nhận nuôi thêm tôi chỉ với một lý do “Để mẹ đẻ con yên tâm công tác. Thế thôi, mẹ nuôi tôi giỏi quá. Sau này lớn lên tôi mới thấm thía vì sao mẹ nuôi tôi vất vả rồi đơn thân.
Ấy vậy mà mẹ nuôi tôi chẳng khi nào nhãng chuyện chùa làng. Đời cho mẹ những đứa con nhưng đời bắt mẹ lam lũ, mẹ đã lấy chuyện vui chùa để tự vui mình, để truyền cái niềm vui nho nhỏ ấy cho con cho cháu.
Mãi sau này tôi mới hiểu, chùa làng như một “đại diện” cho Đạo Phật ở chốn quê mùa. Đạo Phật tuy du nhập vào Việt Nam những hơn hai ngàn năm nhưng cũng như đời người đã trải bao thăng trầm, trải bao phen biến cải, trải quua các thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước.
Phật giáo từ lâu đã đi vào quần chúng làng quê Việt, gắn bó với sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Sự tồn tại lâu dài của đạo Phật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã đem lại những đóng góp đáng kể cho đời sống văn hóa, tư tưởng trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
Người ta xếp tôn giáo vào phạm trù văn hóa, Phật giáo là một sự kiện tôn giáo và cũng là một sự kiện văn hóa có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp, y dược, âm nhạc, vũ đạo, ngôn ngữ.
Ngoài đóng góp làm cho văn hóa Việt Nam thêm phong phú nó còn góp phần cùng cơ tầng văn hóa Việt Nam ngăn chặn được xu hướng đồng hóa với văn hóa của văn minh văn hóa Trung Hoa, nó được hội nhập vào văn hóa Việt Nam, làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc của Việt Nam và đã góp phần làm cho văn hóa Việt Nam khác với văn hóa Trung Hoa.
Ngày nay ở khắp các vùng miền, ở khắp các địa phương của Việt Nam dấu tích và nét văn hóa Phật giáo Việt Nam đã và đang đóng góp vào đời sống tinh thần của xã hội. Những ngôi chùa có từ xa xưa hay những ngôi chùa mới phục dựng đều cho thấy nét văn hóa dân tộc Việt Nam ghi dấu đậm nét.
Tuy nhiên trong những ngôi chùa đó không phải ai cũng hiểu được và hiểu đủ về những giá trị văn hóa Phật giáo đã ghi dấu như: Tượng Phật, câu đối, kiến trúc, bài trí, đồ vật thờ cúng, bài kinh, bài trí cảnh quan vân vân và vân vân.
Do đó việc làm cho dấu ấn văn hóa Phật giáo đó được sáng tỏ và lan truyền, cũng như những dấu ấn văn hóa đó đi vào đời sống xã hội được lành mạnh và nhân rộng rất cần được giảng giải, phân tích và mở rộng phạm vi nhận thức cho quần chúng.
Tôi đã nhận thức ra điều đó. Phật giáo mà những ngôi chùa là hiện thân của một đức tin có ý thức. Ý thức ở đây giản dị như câu nói của mẹ nuôi tôi “Chùa là hồn làng”.
Hồn làng, hồn của làng hay nói cách khác đấy là “chỗ dựa” tinh thần rất Việt bởi chùa làng đâu to cao bề thế hay hoành tráng cao sang. Chùa làng nho nhỏ nép cuối làng như một “chốt chặn” để người dân dù có “lùi” hay có “thoái” thì đã có chùa làm nơi nương tựa.
Cuối năm vãng cảnh chùa làng hay đầu năm lên chùa chính là để ta thêm một lần hiểu về ý nghĩa câu nói “Phật giáo đồng hành cùng dân tộc”. Dân tộc đã tạo dựng nên những ngôi chùa làng để cho ta nhận về mình trách nhiệm là góp phần đẩy mạnh văn hóa phật giáo dân tộc Việt Nam, góp phần đẩy lùi xu hướng tiếp thu văn hóa nước ngoài không phù hợp, góp phần nâng cao tinh thần xã hội, thúc đẩy tinh thần tự hào dân tộc và nâng cao chủ nghĩa yêu nước chân chính thông qua việc tiếp nhận đúng đắn các giá trị văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Trọng Văn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phố Sách Xuân Ất Tỵ 2025 “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng”
Giáo viên Hà Nội sẽ được hưởng chế độ tiền thưởng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP
Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng từ 1/7/2025
Đảm bảo cho nhân dân Thủ đô đón Tết Nguyên đán 2025 đầm ấm, an toàn
Công nhân môi trường đô thị quận Long Biên ấm lòng đón nhận quà Tết của Công đoàn
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Tin khác
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30