Lao động Việt Nam chưa chủ động hội nhập?
Lao động Việt Nam chưa sẵn sàng hội nhập | |
Nhiều lao động quên quyền lợi |
Cơ cấu lao động này đang ngày càng bất hợp lý hơn và trở thành thách thức lớn khi bước vào quá trình hội nhập quốc tế. Đó là nhận định của các chuyên gia lao động và giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức ra mắt vào cuối năm nay.
Phân tích sâu về cơ cấu lao động đang ngày càng bất hợp lý, TS Vũ Xuân Hùng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH) cho hay: “Một kiến trúc sư một năm thiết kế được 10 tòa nhà, nhưng để làm được một tòa nhà, cần hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn công nhân.
Nâng cao tay nghề là điều cần thiết trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. |
Quy luật khách quan bao giờ cũng đòi hỏi số lao động trực tiếp (trình độ trung cấp, sơ cấp) nhiều hơn rất nhiều lần so với lao động gián tiếp. Trong khi ở nước ta, lao động trực tiếp ngày càng ít đi, còn lao động gián tiếp cứ ngày càng tăng.
Cụ thể, nếu từ năm 1979, cứ 1 người trình độ đại học thì có 2 người trung cấp và 7 lao động kỹ thuật thì đến giữa năm 2015, tỉ lệ này lần lượt là 1 đại học/0,35 người học cao đẳng/0,65 người trung cấp và 0,4 người học sơ cấp”.
Các chuyên gia lao động lo ngại, người lao động trực tiếp ngày càng ít đi, rồi đa số người lao động sẽ trở nên không chuyên nghiệp, phải làm trái ngành nghề và hệ quả tất yếu là thất nghiệp. Thực tế, con số cử nhân thất nghiệp đang ngày thêm gia tăng: Từ 166.000 người năm 2013 lên 174.000 người năm 2014 và năm 2015 là 199.000 người.
“Là nước đứng thứ 3 trong cộng đồng ASEAN về tỉ lệ lực lượng lao động, một yếu tố quan trọng trong quá trình cạnh tranh, nhưng lực lượng lao động Việt Nam còn rất nhiều hạn chế” - TS Hùng nhấn mạnh. Bởi sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm lý để sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN của lao động Việt Nam là chưa cao.
Theo TS Hùng, với việc hình thành Cộng đồng ASEAN, người lao động có nhiều cơ hội hơn trong học tập, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm sau quá trình học tập, bởi thị trường lao động không chỉ là thị trường trong nước mà còn cả thị trường rộng lớn trong khu vực ASEAN.
Kèm theo đó, văn bằng chứng chỉ sau quá trình đào tạo của người học cũng được công nhận ở các nước trong khu vực, tạo điều kiện để dễ dàng được công nhận bởi các nước khác trên thế giới.
"Ngoài ra, Cộng đồng ASEAN sẽ tạo ra nhiều cơ hội trong hợp tác lẫn nhau giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ hội học tập, bồi dưỡng, trao đổi nâng cao trình độ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, sẽ có thêm nguồn lực đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp" - ông Hùng cho biết thêm.
Song, TS Hùng cũng cảnh báo giáo dục nghề nghiệp sẽ phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức: "Chúng ta có thể thấy rõ, những khó khăn, thách thức của giáo dục nghề nghiệp xuất phát từ chính bản thân những hạn chế yếu kém của nhân lực Việt Nam nói chung: Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp (chỉ đạt 38,5%); chất lượng lao động còn nhiều hạn chế; năng suất lao động thấp…
Cụ thể, chất lượng nguồn nhân lực theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), thì Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (lấy theo thang điểm 10), xếp thứ 11/12 nước Châu Á. Trong khi đó, Hàn Quốc đạt 6,91; Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan lần lượt đạt 5,76; 5,59 và 4,94.
Về khả năng sử dụng tiếng Anh, thí sinh Việt Nam có điểm trung bình 5,78 (theo thang điểm từ 0-9), thuộc nhóm trung bình thấp, đứng sau Malaysia 6,64, Philippines 6,53, Indonesia 5,79.
Như vậy, cơ hội sẽ chỉ là lý thuyết nếu không biết tận dụng, nắm bắt cơ hội, biến cơ hội thành thực tiễn. Ông Hùng cho rằng, để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, cần tái cấu trúc lại mạng lưới cơ sở dạy nghề, đánh giá lại hội nhập của 45 trường đã được đầu tư tập trung chất lượng cao và các trường được quy hoạch các nghề trọng điểm trong khu vực ASEAN.
Bởi giáo dục nghề nghiệp sẽ phải chú trọng đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động và tập trung đào tạo lao động có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập ASEAN, quốc tế. Đến năm 2020, Việt Nam tiếp tục xây dựng các trường chất lượng cao tiếp cận trình độ quốc tế, khu vực ASEAN, đồng thời đào tạo các nghề trọng điểm được các nước trong khu vực ASEAN và thế giới công nhận.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia lao động, không chỉ những chương trình giáo dục nghề nghiệp phải thay đổi, cập nhật liên tục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chính người lao động ngoài trang bị cho mình kiến thức còn cần học hỏi kỹ năng, thái độ làm việc để tìm được việc làm trong nước và sẵn sàng di chuyển sang làm việc tại các nước ASEAN.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ huyện Chương Mỹ thăm, tặng quà người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị ứng dụng iHanoi
Ông Nguyễn Duy Ngọc được bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Khởi tố Tiktoker Nam Birthday về tội “Chống người thi hành công vụ”
Khai mạc Hội chữ Xuân 2025 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Khởi tố Facebooker Đậu Thanh Tâm - kẻ kích động người dân phản đối Nghị định 168
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Tin khác
Doanh nghiệp tặng quà Tết là hàng chục xe máy cho người lao động
Đời sống 19/01/2025 08:23
Đảm bảo chi trả đầy đủ tiền lương, thưởng Tết cho người lao động
Đời sống 16/01/2025 06:06
Quà Tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?
Đời sống 10/01/2025 11:09
Tăng thu nhập nhờ xu hướng chụp ảnh ngày cận Tết
Đời sống 08/01/2025 17:40
Mức thưởng Tết Nguyên đán 2025 cao nhất trên 1,9 tỷ đồng
Đời sống 08/01/2025 17:33
Tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quan hệ lao động và tiền lương
Đời sống 06/01/2025 06:37
Cả nước có trên 3,8 triệu người được hưởng trợ cấp xã hội
Đời sống 04/01/2025 11:43
Hà Nội: Mức lương bình quân năm 2024 có chiều hướng tăng đồng đều
Đời sống 02/01/2025 12:16
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết trong năm 2025?
Đời sống 01/01/2025 22:36
Cải thiện điều kiện sống cho người lao động nhập cư tại Hà Nội
Đời sống 31/12/2024 13:49