Lãnh đạo các tỉnh, thành phải chịu trách nhiệm
Hà Nội là địa phương thứ 6 xuất hiện dịch tả lợn Châu Phi | |
Tăng cường phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi | |
Công điện khẩn của Chủ tịch UBND TP ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi |
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ hiện ở nước ta có đến 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn, chiếm 49% tổng đàn lợn và trên 10.000 trang trại. Thịt lợn chiếm 70% sản phẩm thịt các loại.
Tại các phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn đề nghị việc thực hành tiết kiệm. Ảnh: CP |
“Một khẩu hiệu đặt ra là chống dịch như chống giặc để chúng ta huy động các cấp, các ngành xắn tay áo, ngăn chặn có hiệu quả dịch tả lợn châu Phi, hiện đã xâm nhập vào 7 tỉnh của Việt Nam. Nếu chúng ta có biện pháp mạnh, ngăn chặn tốt, kịp thời hơn thì dịch không lây lan rộng. Một bài học kinh nghiệm là Trung Quốc đã khống chế dịch được đến 90% với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị’- Thủ tướng nhấn mạnh.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi phải triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ tướng về kết quả phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại địa phương mình quản lý.
Nhắc nhở một số địa phương chỉ cử đại diện chi cục thú ý dự Hội nghị, Thủ tướng nêu rõ, đây không phải đơn thuần là việc của chi cục thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà mỗi địa phương đều phải ra tay thì mới hiệu quả. Do đó, các cấp, các ngành, theo chức năng được phân công, phải xắn tay áo vào cuộc, bao gồm cử cán bộ, cung cấp phương tiện, không chỉ ra văn bản chỉ đạo mà có những biện pháp, hướng dẫn hành động kịp thời.
Ví dụ, Bộ Tài chính phải có hướng dẫn thanh toán kịp thời cho các địa phương. Bộ Thông tin và Truyền thông cần đẩy mạnh tuyên truyền về vấn đề này, để không gây hoang mang và quay lưng với thịt lợn sạch, không để do vấn đề này mà ngành chăn nuôi ở Việt Nam bị ứ đọng, đình trệ.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu, cần tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm khắc địa phương nào không làm. Từ Chỉ thị 04, các cấp, các ngành cần cụ thể hóa, triển khai rõ ràng hơn, chứ không chung chung, đại khái. Thủ tướng nêu ra một số câu hỏi để các đại biểu thảo luận. Đó là tại sao dịch lại bùng phát từ 1 tỉnh, 2 tỉnh đến 7 tỉnh và có nguy cơ lan rộng cho dù chúng ta đã chủ động trong công tác phòng, chống dịch.
Nguyên nhân thật sự ở chỗ nào, do khâu nào? Có hiện tượng người chăn nuôi che giấu dịch bệnh không? Giải pháp tới là gì? Tại sao có hiện tượng thương lái gia tăng số lượng vận chuyển lợn từ Bắc vào Nam, có phải đây là nguyên nhân dịch đi sâu vào các tỉnh phía Nam hay không? Thủ tướng cho rằng, cần kiểm soát tốt việc vận chuyển này chứ không phải ngăn chặn hoàn toàn.
Câu hỏi nữa đặt ra là quy định mức hỗ trợ và các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch đã phù hợp chưa? Nếu chưa thì cần đề xuất giải pháp nào? Thủ tướng đề nghị các địa phương kịp thời hỗ trợ người dân trong việc tiêu hủy lợn, mà theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là hỗ trợ 80% giá thị trường đối với lợn con, lợn thịt và mức cao hơn đối với lợn giống.
Về định hướng sử dụng kinh phí phòng chống dịch bệnh, Thủ tướng nêu rõ, giao kinh phí hỗ trợ cho địa phương tổ chức thực hiện, tự chịu trách nhiệm là tốt nhất. Phải nêu cao tính công khai, minh bạch, chống tiêu cực, để tránh tình trạng “tiêu hủy 5 con lợn thì khai 8 con, không có dịch mà nói có dịch”. Bên cạnh đó, cần giám sát thực hiện để bảo đảm đúng đối tượng, chống thất thoát, lãng phí hoặc lợi dụng chính sách.
Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành phải làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để không gây hoang mang, bán tháo lợn, cần vận động người chăn nuôi cam kết và thực hiện 5 không: Không giấu dịch; Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; Không vứt lợn chết ra môi trường; Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về sửa đổi một số dự án luật liên quan sắp xếp tổ chức, bộ máy
Giao thông Thủ đô không ùn tắc ngày đầu đi làm sau Tết
Đền Sóc đón hàng vạn du khách đến Lễ hội Gióng 2025
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thăm, chúc Tết Báo Lao động Thủ đô
Du Xuân miền Tây, trải nghiệm thú vị những ngày đầu năm
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chúc Tết cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Lao động Thủ đô
Tin khác
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Sự kiện 03/02/2025 08:07
Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn Thủ đô Hà Nội tiếp tục đi đầu, dẫn dắt cả nước
Sự kiện 28/01/2025 21:18
Tổng Bí thư Tô Lâm chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội
Sự kiện 28/01/2025 20:17
Hoàn thiện các chính sách của Nhà nước về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Sự kiện 26/01/2025 14:10
Hiện thực hoá mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 25/01/2025 20:09
Phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
Sự kiện 24/01/2025 17:07
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Sự kiện 24/01/2025 10:16
Các địa phương công bố quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy từ ngày 18 - 20/2
Sự kiện 23/01/2025 19:54
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện 23/01/2025 18:07
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ
Sự kiện 23/01/2025 15:55