Làng Mễ Trì rộn ràng vào vụ cốm mới
(LĐTĐ) Sau thời gian thu hẹp sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19, những ngày này, cả làng Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) lại rộn ràng tiếng chày và đượm hương cốm mới.
Số lượng các điểm quét mã QR tại Hà Nội tăng nhanh Hà Nội: Trên 1.350 tỷ đồng hỗ trợ các đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid-19 |
Cứ khoảng tháng 9, những người làm cốm ở làng Mễ Trì lại tất bật từ sáng sớm đến tận đêm khuya để kịp làm những mẻ cốm thơm dẻo cho khách. Mỗi năm làng cốm Mễ Trì có 2 vụ là vụ chiêm và vụ mùa. Trong đó, vụ mùa trong tiết trời vào thu là ngon nhất (từ khoảng rằm tháng 7 âm lịch đến hết tháng 9 âm lịch). |
Cốm được làm từ nhiều loại lúa khác nhau, nhưng người làng Mễ Trì chỉ chọn loại nếp cái hoa vàng trồng trong làng. Hiện nay do diện tích đất trồng lúa của làng bị thu hẹp, không đủ phục vụ làm cốm, nhưng để đảm bảo tạo ra loại cốm ngon, người làng Mễ Trì đã nhập nếp cái hoa vàng từ các địa phương lân cận về làm. |
Gia đình anh Nguyễn Hữu Sỹ là một trong các xưởng còn giữ nghề truyền thống tại làng Mễ Trì. Anh Sỹ cho biết, gia đình anh đã có 4 đời gắn bó với nghề làm cốm. “Gia đình tôi vốn nhiều năm ở trong làng này, từ thời cha, ông đã làm cốm nên tôi theo nghề này với mong muốn giữ lại nghề truyền thống cho cả con cái sau này”, anh Sỹ chia sẻ. |
Người làm cốm rất tỉ mỉ, từng công đoạn đều được làm kỹ lưỡng, chất chứa tâm huyết và lắm công phu. Theo anh Sỹ, làm cốm có nhiều công đoạn và có những lưu ý riêng. Về nguyên liệu, từ đầu vụ gia đình anh đã phải mang lúa giống đến các vùng như Mê Linh, Sóc Sơn, Vĩnh Phúc… đặt nông dân trồng và chăm sóc, đến mùa thu hoạch sẽ mua lại. |
Khi lúa vừa chín độ ngả bóng câu sẽ được cắt về tuốt hạt, sàng sảy bớt vỏ và tạp chất. Sau đó, người làm cốm sẽ đãi thóc trong bể nước để chọn hạt mảy, căng bóng, sau đó nếp được đem rang bằng chảo gang đúc, đế dày, đảm bảo giữ nhiệt đều. |
“Để cho ra mẻ cốm ngon, đạt chất lượng, ngay từ ban đầu thóc đã phải ngon. Khâu quan trọng nhất là khi rang phải đều lửa”, anh Sỹ nói. |
Khi rang cốm người làm dùng củi gỗ chứ không dùng than. Lúc bắt đầu rang thì phải để to lửa, khi cốm tái thì phải giảm lửa, bởi nếu lửa to quá sẽ bị cháy và lửa nhỏ quá cốm sẽ không đạt yêu cầu dẻo. Mỗi mẻ rang kéo dài khoảng hơn 2 tiếng |
Cốm rang xong sẽ được xát vỏ rồi phải mang giã ngay, không được để nguội. Trong lúc giã không được quá mạnh tay sẽ khiến cốm bị nát và phải luôn tay đảo đều cốm để có được những hạt cốm còn nguyên hạt, thơm ngon, xanh mướt. Tùy theo độ non của thóc, trung bình giã và sàng sảy từ 5 đến 8 lần mới thành cốm, sạch vỏ hoàn toàn. |
“Làm cốm vất vả lắm, trung bình 1 ngày làm 1,2 tấn thóc sẽ cho ra thành phẩm là khoảng 2 tạ cốm”, anh Sỹ nói và cho biết thêm, trung bình mỗi ngày xưởng nhà anh làm được khoảng 1-2 tạ cốm. Hằng năm, mỗi vụ xưởng có thể xuất được 70 tấn cốm. |
Nhiều năm qua, cốm không chỉ là món ăn ưa thích của người Hà Nội mà còn được người dân tại các tỉnh quanh Hà Nội ưa chuộng và có thể xuất khẩu. Tuy nhiên, người làng cho biết năm nay do dịch bệnh Covid-19, việc vận chuyển khó khăn hơn nên lượng hàng tiêu thụ ít hơn những năm trước. “Năm nay nhà tôi dự kiến chỉ làm 50 tấn cốm, chủ yếu là để giữ khách. Lượng cốm làm ra đa phần là bán buôn với giá khoảng 200.000/kg, giảm 30% so với những năm trước”. |
Cứ mỗi độ thu về, cả làng Mễ Trì lại rộn ràng tiếng chày và đượm hương cốm mới. |
Hiện nay, vẫn còn nhiều người của làng còn gắn bó với nghề. |
Bà Hòa (ở Mễ Trì thượng) kể, trước đây, cốm làng Mễ Trì được làm thủ công hoàn toàn nên người làm cốm rất vất vả. Vào vụ cốm, gần như mỗi ngày người làm cốm chỉ chợp mắt được 2 - 3 tiếng đồng hồ, sản lượng làm ra chỉ khoảng 5-7kg cốm/ngày. “Tôi đã có 60 năm gắn bó với công việc làm cốm. Bây giờ tuổi cao sức yếu nên không tự làm hết các công đoạn được nữa, nhưng vụ nào tôi cũng tham gia tuốt rơm từ 6h sáng. Đây là việc hoàn toàn phải thủ công khi làm cốm", bà Hòa nói. |
Sau này, người Mễ Trì mới đỡ vất vả hơn khi áp dụng máy móc, công nghệ vào một số công đoạn. Tuy nhiên, không vì thế mà cốm Mễ Trì mất đi hương vị truyền thống vốn có. |
Sau khi tách hết hạt thóc, rơm sẽ được người dân phơi khô mang về làm chổi. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
(LĐTĐ) Hôm nay (3/2), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Theo giới phân tích, giá vàng tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng tiền từ thị trường.
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
(LĐTĐ) Hôm nay (3/2): Tỷ giá USD tiếp tục duy trì đà tăng khi thị trường phản ứng trước dữ liệu lạm phát Mỹ và chính sách thuế mới từ Tổng thống Donald Trump. Chỉ số USD Index giữ vững trên ngưỡng 108, cho thấy đồng bạc xanh vẫn đang hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô.
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
(LĐTĐ) Trong tuần qua, giá dầu Brent giảm 2,1%, còn giá dầu WTI giảm 2,9%, kéo dài đà giảm từ tuần trước. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 73,81 USD/thùng, giảm 0,27%, giá dầu Brent ở mốc 76,5 USD/thùng, giảm 0,29%. Trong nước, giá xăng dầu vẫn ổn định sau kỳ điều chỉnh đầu tiên của tháng 2.
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
(LĐTĐ) Trận đấu giữa Chelsea vs West Ham sẽ diễn ra vào lúc 03h00 ngày 4/2 ở vòng 24 Premier League 2024/25.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
(LĐTĐ) Dự báo ngày 3/2, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm và sáng có mưa, mưa rào rải rác. Gió chuyển hướng Đông Bắc cấp 3.
Để con trẻ hiểu được ý nghĩa của lì xì?
(LĐTĐ) Lì xì trẻ em là phong tục truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Nhưng làm thế nào để trẻ em hiểu được ý nghĩa của những phong bao lì xì, hơn thế nữa là trân trọng những giá trị tốt đẹp và những gửi gắm của người trao tặng luôn là vấn đề khiến nhiều phụ huynh trăn trở suy nghĩ.
Tiếp tục đi đầu trong sắp xếp, xây dựng hệ thống chính trị
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã ký ban hành Kết luận số 177-KL/TU Hội nghị lần thứ hai mươi mốt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII.
Tin khác
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức
Tôi yêu Hà Nội 29/01/2025 10:30
(LĐTĐ) Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone
Thủ đô 28/01/2025 09:17
(LĐTĐ) Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Chuyện của những dòng sông
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 16:42
(LĐTĐ) Thiên nhiên đã ban tặng cho dải đất thân thương nước Việt biết bao dòng sông đẹp. Từ nước bạn chảy vào đất Mẹ, sông luồn qua khe núi, vạt rừng để lại đổ về đồng bằng, nuôi dưỡng các cánh đồng trước khi ra biển lớn. Nơi Hà thành phồn hoa cũng vậy. Những dòng sông chảy mãi, bồi lắng nên làng quê trù phú. Lạ hơn cả, năm nào bên sông mùa xuân cũng về sớm.
Từ cao nguyên nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 27/01/2025 09:30
(LĐTĐ) Khi những tờ lịch trên tường đã gỡ mỏng dần, thời gian ngày càng tiến về những ngày cuối năm lại khiến những người Hà Nội tình nguyện đến vùng đất cao nguyên Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng) xây dựng vùng kinh tế mới cảm thấy nao lòng, nhớ về những cái Tết kỷ niệm xa xưa ở quê hương.
Vinh danh những “lá chắn” vững vàng, tiêu biểu ở cơ sở
Tôi yêu Hà Nội 16/01/2025 22:43
(LĐTĐ) Ngày 16/1, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình giao lưu, tôn vinh các tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu đại diện cán bộ Công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Cột cờ Hà Nội mở cửa đón khách từ 1/1/2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 15:09
(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Cột cờ Hà Nội - một trong những biểu tượng lịch sử của Thủ đô sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Hà Nội.
Hà Nội: Chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ vào thời khắc sang năm mới 2025
Tôi yêu Hà Nội 01/01/2025 12:29
(LĐTĐ) Chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm với 6 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp tầm thấp. Hàng triệu người dân hân hoan, mãn nhãn với màn pháo hoa đẹp rực rỡ kéo dài 15 phút.
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.