Làng dong ăn Tết muộn
Mở hội gói bánh chưng xanh đón Xuân 2016 | |
"Ôm" bưởi, cam trước Tết dẫn tới nợ nần, trắng tay |
Xanh mướt một vùng quê…
Về thôn Tuấn Dị vào những ngày cuối năm mới thấy hết sự trù phú ở một làng quê thuần nông. Tiếng cười nói xôn xao, ôtô nhộn nhịp ra vào. Gương mặt mọi người luôn hớn hở. Cả một vùng ngan ngát một màu xanh mát mắt của những tán lá dong, tiếng gió reo rì rào, yên bình.
Nghề trồng lá dong đã có ở Tuấn Dị hàng trăm năm, nuôi sống đến 60% số hộ dân nơi đây và cung cấp hương vị Tết cho nhiều vùng, từ Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng... đến xuất sang cả một số nước châu Âu. Nhanh tay cắt lá dong, nhưng bà Khương Thị Tuyết vẫn không giấu nổi niềm vui sau vụ thu hoạch lớn. Bà bảo, lá dong quê bà đặc biệt lắm. Nó giúp cho những chiếc bánh chưng có hương vị riêng, khi gạo nếp được gói trong chiếc lá dong Tuấn Dị. “Mùi thơm của nếp, hương thoang thoảng của lá khiến bánh chưng có màu xanh óng ả. Tất cả đều nhờ có lá dong Tuấn Dị đấy” – bà Tuyết chia sẻ bằng tất cả sự tự hào của người Tuấn Dị.
Lá dong Tuấn Dị có ưu điểm bầu lá to, rộng, mỏng, dẻo dai và dễ gói. Đã có nhiều thương lái từ các vùng khác mua giống về trồng, nhưng rồi họ lại vẫn phải tìm về Tuấn Dị cất hàng, chỉ vì giống lá dong này khi trồng trên đất khác, không thể tạo ra những lá dong xanh mướt. Đó có lẽ là lý do khiến cho việc trồng lá dong trở thành một nghề làm giàu cho vùng quê này.
Ông Khương Văn Khoái - trưởng thôn Tuấn Dị - cho biết: “Ở làng này, nhà ai cũng có ít nhất vài sào trồng lá rong. Vì vậy vào dịp Tết, mỗi nhà đều có thu nhập cả chục triệu đồng, rồi gửi tiết kiệm. Con cái dân làng cũng được quan tâm hơn đến chuyện học hành. Nhà cửa cao tầng nhiều thêm. Đường làng sạch sẽ và rộng rãi hơn. Chẳng ai phải lo bán thóc để sắm Tết. Nhờ có lá dong, năm nào người dân Tuấn Dị cũng có Tết tươm tất”.
Ở Tuấn Dị, gia đình bà Trương Thị Bắc được coi là “đại gia lá dong quê”. Năm nào cũng vậy, nhà bà như một cái chợ thu nhỏ. Người làm luôn tấp nập, lá dong được bày la liệt trên sân để phân loại. Ông Khương Văn Vinh - chồng bà Bắc - cho biết: “Nhà tôi có hơn 2 mẫu trồng dong, mấy năm nay lá dong được giá, nên gia đình phải thuê thêm đất để trồng”. Nhà ông bà Vinh - Bắc kinh doanh lá dong quanh năm, tuy nhiên trong khoảng một tháng cận Tết, lá dong được bán cao gấp nhiều lần ngày thường. Lúc cận Tết, tại các nhà vườn, giá lá dong khoảng 150.000-200.000đồng/100 lá, tùy loại lá to hay nhỏ…Với mức giá đó, nhiều người còn phải tranh nhau mua. Có những năm đến tận 27-28 Tết, nhà bà Bắc vẫn phải tất tả đi gom lá dong khắp các vườn nhà để bán. “Bán lá dong dịp Tết có thể lãi gấp 10 lần so với cấy 10 mẫu lúa đấy” - ông Vinh cho biết thêm.
Ăn Tết muộn…
Dú lá dong đắt hàng, người làng Tuấn Dị vẫn thường dặn nhau, làm giàu, nhưng không được gây bệnh tật cho người khác. Có lẽ vì thế mà dong Tuấn Dị vẫn được ưa chuộng nhất trong số những làng nghề trồng dong lân cận. Bà Bắc chia sẻ: “Cây dong dễ trồng, nhưng vẫn đòi hỏi phải chăm sóc đúng cách để có được chất lượng lá cao nhất. Để lá lên đều, không bị rách, quăn, thì cứ 2 tháng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, cho đến tháng chạp thì ngừng phun để thu hoạch. Bên cạnh đó phải thường xuyên tỉa lá chân, để những lá phía trên luôn được rộng bản, xanh tốt. Để tàu lá dong có cuống dài, phiến rộng, khoảng cách giữa các bụi lá phải ở mức khoảng 80 cm”.
Vì cây dong chỉ cần đầu tư giống một lần và cho thu hoạch trong khoảng 4-5 năm, nên người làng càng trân trọng những gốc dong của mình hơn. Dù bận bịu Tết nhất, nhưng cứ thu hoạch xong, người dân không quên cắt bỏ toàn bộ phần thừa và cuống, sau đó bón phân, phủ trấu và tưới nước giữ ẩm. Phải xong công đoạn cuối cùng này thì người dân Tuấn Dị mới yên tâm sắm Tết. Bà Bắc vui vẻ cho biết, hiện nay các loại dịch vụ hàng hóa cũng về tới tận thôn, xóm rồi. Cả làng cứ mải miết thu hoạch lá dong, đến 30 Tết thì ù ra chợ, ra quầy tạp hóa là không khí Tết lại rộn ràng.
Bởi thế, những ngày giáp Tết, khi mọi nhà đang quây quần bên nồi bánh chưng Tết, thì người dân Tuấn Dị vẫn phải ăn ngủ bên những vườn dong nhà mình, để xuất đi khắp nơi. Ông Khương Văn Khoái - trưởng thôn Tuấn Dị - đùa vui: “Người làng chúng tôi phải chuẩn bị Tết sớm nhất, nhưng đều chuẩn bị cho người khác thôi, còn bản thân lại ăn Tết muộn nhất đấy”. Vì thế, người dân Tuấn Dị mỗi khi giới thiệu quê mình đều không giấu nổi niềm tự hào “đón Tết sớm nhất, nhưng ăn Tết muộn nhất” là vậy.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/1: Sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng
Môi trường 24/01/2025 07:02
Hà Nội: Loạt màn hình led tuyên truyền Nghị định 168
Giao thông 23/01/2025 20:03
Hơn 600 camera ở thành phố Vinh đi vào hoạt động
Giao thông 23/01/2025 17:08
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng
Giao thông 23/01/2025 12:26
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/1: Ngày nắng, sáng sớm có sương mù
Môi trường 23/01/2025 06:48
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức đoàn kiểm tra tại nhiều tỉnh thành
Giao thông 22/01/2025 16:25
Thông xe tạm thời đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 22/01/2025 16:24
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm
Giao thông 22/01/2025 16:20
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng
Giao thông 22/01/2025 16:07
Sẽ "phạt nguội" các trường hợp xe máy đi vào Đại lộ Thăng Long
Giao thông 22/01/2025 14:14