-->

Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo quận Bắc Từ Liêm

Những năm qua, phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), ngày càng được chú trọng và phát triển sâu rộng. Thông qua các phong trào, đời sống tinh thần, vật chất của giáo dân ngày càng được cải thiện.
Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau Mặt trận Tổ quốc thành phố trao kinh phí hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết tới 5 hộ gia đình Công giáo Đồng bào Công giáo chung sức xây dựng Thủ đô văn minh, giàu đẹp

Theo ông Vũ Hà - Bí thư Quận ủy Bắc Từ Liêm, 5 năm qua, đồng bào Công giáo quận Bắc Từ Liêm đã tích cực tham gia thực hiện tốt phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc phát động gắn với phong trào xây dựng “Xứ, Họ đạo tiên tiến” có hiệu quả thiết thực trong thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo... Đời sống tinh thần của giáo dân được cải thiện nâng cao, các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện.

Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo quận Bắc Từ Liêm
1 tập thể và 2 cá nhân được nhận Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.

Cụ thể, từ năm 2017-2022, đồng bào Công giáo đã cùng với nhân dân toàn quận nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn, làm giàu cho bản thân, gia đình góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền quận thực hiện tốt công tác giảm nghèo.

Trong sản xuất nông nghiệp, đồng bào giáo dân các phường Tây Tựu, Minh Khai đã phát huy tính cần cù chịu khó trong sản xuất nông nghiệp, tích cực đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.

Nhiều giáo dân đã mạnh dạn đầu tư vốn đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như trồng hoa ly, đồng tiền, lan tường giống mới… và trồng rau sạch theo mô hình nhà lưới, thu nhập từ 200 - 500 triệu đồng/ha cây trồng.

Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, tiểu thủ công nghiệp, nhiều giáo dân cũng rất năng động tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, thành lập công ty vừa để phát triển kinh tế gia đình và vừa tạo việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định từ 8 - 20 triệu đồng/người/tháng.

Điển hình, anh Nguyễn Hoài Nam, Công ty Cổ phần Công nghiệp SESS, đã tạo việc làm cho 20 lao động; chị Nguyễn Thị Nga thành lập Công ty Cổ phần Sản xuất công nghiệp Thiên Phúc tạo việc làm cho 8 lao động.

Cùng với việc duy trì phát triển “Làng nghề May Cổ Nhuế”, nhiều hộ gia đình giáo dân giáo Họ Hoàng Thôn như gia đình anh Nguyễn Anh Tài và chị Nguyễn Thị Hà… đã không ngừng tìm kiếm thị trường, tạo ra nhiều mẫu mã sản phầm may mặc được người tiêu dùng khắp các tỉnh thành lựa chọn.

5 năm qua, Ban Đoàn kết Công giáo quận đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ quận và Hội Liên hiệp Phụ nữ các phường giúp cho 26 lượt hộ giáo dân được vay trên 6 tỷ đồng để sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ gia đình giáo dân các phường Cổ Nhuế 1, Phúc Diễn, Minh Khai… đã đầu tư xây dựng nhà trọ cho sinh viên và người lao động đến thuê trọ. Mô hình kinh doanh nhà trọ đã tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình giáo dân, có hộ thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/năm.

Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo quận Bắc Từ Liêm
Ban Đoàn kết Công giáo quận Bắc Từ Liêm khóa mới nhiệm kỳ 2022-2027.

Bên cạnh phong trào đẩy mạnh phát triển kinh tế, đồng bào Công giáo quận cũng tích cực tham gia thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng Xứ - Họ đạo tiên tiến”.

Đồng bào giáo dân đã tự nguyện đóng góp trên 100 triệu đồng chỉnh trang cải tạo đường ngõ tổ dân phố khang trang, sạch đẹp; 83 triệu đồng lắp đặt 83 mắt camera an ninh; 50 triệu đồng lắp đặt dụng cụ thể thao, xây dựng sân chơi tổ dân phố…

Với phong trào xây dựng đô thị văn minh, đồng bào giáo dân đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động để cải tạo đường, ngõ tổ dân phố… Tham gia thực hiện các quy định về giữ gìn văn minh đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, không lấn chiếm lòng hè, đường làm nơi kinh doanh…; phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng. Kết quả, từ năm 2017-2022, đã tuyên truyền, vận động 15 hộ gia đình giáo dân bàn giao 1.532m2 đất theo đúng tiến độ.

Cũng trong thời gian trên, các Xứ - Họ đạo trên địa bàn quận đã hưởng ứng tham gia xây dựng quy ước tổ dân phố, đăng ký thi đua xây dựng “Tổ dân phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa” gắn với thi đua xây dựng “Xứ, Họ đạo tiên tiến”.

Cụ thể, đồng bào Công giáo quận đã nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. 100% các Xứ - Họ đạo đã duy trì và thực hiện tốt việc không làm cỗ đám hiếu và thực hiện đưa người quá cố đi hỏa táng (đã vận động hỏa táng 23/23 trường hợp đạt tỷ lệ 100%); không hút thuốc lá, đảm bảo cưới không tổ chức ăn uống kéo dài nhiều ngày.

Đặc biệt, trong thời gian thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã tuyên truyền, vận động được 5 đám cưới chỉ tổ chức báo hỷ. Điển hình các Xứ - Họ đạo làm tốt như: giáo Xứ Đình Quán, giáo Xứ Thụy Phương, giáo Họ Kitô….

"Với sự nỗ lực và đoàn kết trong suốt nhiều năm, trong Hội nghị tổng kết 5 năm phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào Công giáo quận Bắc Từ Liêm giai đoạn 2017-2022 diễn ra gần đây, đồng bào Công giáo quận đã nhận được ghi nhận và khen thưởng của thành phố, quận.

Theo đó, có 1 tập thể và 2 cá nhân được nhận Bằng khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội; 2 cá nhân được nhận Giấy khen của Công an thành phố Hà Nội; 6 tập thể và 24 cá nhân được nhận Giấy khen của Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm; 27 cá nhân và 5 tập thể được nhận Giấy khen của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm", ông Hà cho hay.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Ghi nhận thêm 2 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi

Theo Bộ Y tế, trong tuần (từ 12/4 đến 17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi sởi, giảm 8,8% so với tuần trước và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong 2 trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi có 1 ca đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và 1 trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày.
Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Gia tăng ca ngộ độc nấm, bác sĩ cảnh báo không ăn nấm mọc hoang dại

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc nấm rừng thường xuyên xảy ra. Do không phân biệt nấm ăn được và nấm độc nên nhiều trường hợp bị ngộ độc nặng, thậm chí tử vong. Chuyên gia y tế cảnh báo, người dân không tự ý ăn nấm mọc hoang dại, không rõ nguồn gốc.
Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google ra mắt công cụ AI tạo video từ văn bản và hình ảnh

Google vừa chính thức giới thiệu hai công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) mới mang tên Veo 2 và Whisk Animate, cho phép người dùng tạo ra video ngắn từ mô tả bằng văn bản hoặc hình ảnh.
Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò rực rỡ khai mạc mùa du lịch năm 2025

Tối ngày 19/4, tại Quảng trường Bình Minh, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Cửa Lò năm 2025.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.

Tin khác

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Quận Nam Từ Liêm: Các Tổ công tác khẩn trương lấy ý kiến nhân dân về đơn vị hành chính phường

Trong hai ngày 19 và 20/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cùng các đơn vị liên quan như Phòng Nội vụ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Quận ủy, UBND các phường trên địa bàn… tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) phường trên địa bàn quận.
Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Diện tích và ý nghĩa 3 đơn vị hành chính mới quận Hai Bà Trưng dự kiến thành lập

Thông tin từ quận Hai Bà Trưng cho biết, thực hiện theo phương án sắp xếp của thành phố, đối với quận Hai Bà Trưng, dự kiến thành lập 3 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hai Bà Trưng, Bạch Mai, Vĩnh Tuy.
Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Thanh Trì: Quá trình sắp xếp không làm gián đoạn các nhiệm vụ

Trong ngày 20/4, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì sẽ tổ chức lấy ý kiến người dân đối với phương án sắp xếp đơn vị hành chính xã trên địa bàn mà hộ gia đình cư trú. Theo phương án, huyện Thanh Trì sau sắp sếp sẽ còn 5 xã: Thanh Trì, Tân Triều, Đại Thanh, Ngọc Hồi và Nam Phù.
Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Dự kiến sau sắp xếp, huyện Chương Mỹ có 6 xã

Huyện Chương Mỹ đang tích cực tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Chương Mỹ còn 6 đơn vị hành chính cơ sở.
Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Huyện Ba Vì dự kiến sau sắp xếp sẽ còn 8 xã

Theo dự kiến, sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Ba Vì sẽ còn 8 xã so với 29 xã/thị trấn như hiện nay.
Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp cụ thể: Sơn Tây, Tùng Thiện và Đoài Phương (hoặc Đông Sơn).
Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện Thường Tín thành lập 4 tổ công tác triển khai sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính

Huyện ủy Thường Tín (Hà Nội) quyết định thành lập 4 tổ công tác để triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.
Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Quận Hà Đông dự kiến còn 5 phường sau sắp xếp

Theo phương án Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, quận Hà Đông sẽ sáp nhập 15 phường hiện có, tổ chức lại thành 5 phường mới, tên dự kiến là: Hà Đông, Dương Nội, Yên Nghĩa, Kiến Hưng, Phú Lương.
Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất dự kiến còn 5 xã sau sắp xếp

Huyện Thạch Thất đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về phương án sắp xếp, sáp nhập các xã, thị trấn. Dự kiến, sau khi hoàn thành việc sắp xếp, huyện Thạch Thất còn 5 đơn vị hành chính cơ sở.
Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Quận Nam Từ Liêm dự kiến còn 4 phường sau sắp xếp

Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội, quận Nam Từ Liêm dự kiến thành lập 4 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Xuân Phương, Từ Liêm, Tây Mỗ và Đại Mỗ.
Xem thêm
Phiên bản di động