Lần đầu tiên điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng Laser và sóng cao tần
Bệnh viện E: Bệnh nhi nhập viện tăng đột biến | |
Hai bệnh nhân bị bệnh tim hồi sinh nhờ phương pháp mới từ Nhật Bản |
Ngày 31/7, ThS.BS Trịnh Thị Đông, Khoa Khám bệnh, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E cho biết, bệnh viện vừa tiến hành can thiệp thành công cho 2 bệnh nhân mắc suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser và sóng cao tần. Sau khi phẫu thuật, sức khỏe cả 2 bệnh nhân đều ổn định và đã được xuất viện.
Các bác sĩ đang thực hiện phẫu thuật, điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng Laser và sóng cao tần cho bệnh nhân. (Ảnh Bệnh viện cung cấp). |
Theo tiền sử bệnh án, bệnh nhân T.T.D (nữ, 75 tuổi, ở Thanh Hà, Hải Dương) bị giãn các tĩnh mạch chi dưới hai bên từ nhiều năm, khi đứng lâu hay đi lại rất đau đớn. Sau đó, chân của bệnh nhân D bị xuất hiện các tĩnh mạch dưới da tạo thành những búi nổi dưới da. Căn cứ vào kết quả thăm khám và siêu âm mạch cho bệnh nhân, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân D bị suy tĩnh mạch hiển lớn hai bên mức độ nặng (CEAP 4 – có triệu chứng).
Còn bệnh nhân N.T.T. H (nữ, 57 tuổi, Đan Phượng, Hà Nội) cũng suy tĩnh mạch hiển lớn phải mức độ nặng (CEAP 2 – có triệu chứng). Trước đó, bệnh nhân H. cũng phát hiện suy tĩnh mạch chi dưới cách đây 5 năm, điều trị nội khoa và đi tất áp lực thường xuyên. Tuy nhiên, cách đây một tháng, tình trạng giãn tĩnh mạch chi dưới càng trở nên trầm trọng.
Ngày 28/7, các bác sĩ Trung tâm Tim mạch đã tiến hành can thiệp thành công 2 bệnh nhân mắc suy tĩnh mạch chi dưới bằng laser và sóng cao tần.
Theo bác sĩ Đông, trước đây, điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bệnh nhân phải phẫu thuật rất phức tạp, mất nhiều máu và gây đau đớn, nhưng nguy cơ tái phát rất cao. Thì hiện nay, với kỹ thuật này bệnh nhân sẽ được nong bóng và đặt giá đỡ tĩnh mạch (stent) chỉ qua một vết đâm kim ở vùng bẹn đùi. Sau khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh có thể đi lại vài giờ sau mổ và có thể xuất viện trong ngày. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được ứng dụng tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E.
Theo các bác sĩ, với kỹ thuật này bệnh nhân sẽ được nong bóng và đặt giá đỡ tĩnh mạch (stent) chỉ qua một vết đâm kim ở vùng bẹn đùi. (Ảnh Bệnh viện cung cấp). |
Theo BS Đông, nguyên nhân mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường do các van tĩnh mạch bị hư hỏng hay bị chèn ép từ bên ngoài bởi một khiếm khuyết tự nhiên của cơ thể. Hiện nay phần lớn các trường hợp bị suy tĩnh mạch chi dưới là do hội chứng chèn ép tĩnh mạch chậu. Những bệnh nhân bị suy tĩnh mạch chi dưới giai đoạn cuối có thể gặp nguy hiểm tính mạng, nhưng không thể chữa khỏi bằng những cách điều trị suy tĩnh mạch thông thường.
Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới tập trung chủ yếu ở phụ nữ, nhất là phụ nữ sau khi sinh, chiếm khoảng 80%. Bệnh này thường có các triệu chứng đau nhức chân, chủ yếu ở chân trái kèm các cảm giác khó chịu như: mỏi, nặng, cảm giác kiến bò, chuột rút… Những triệu chứng trên sẽ tăng lên khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi. Sau đó bệnh nhân bị phù chân, gân xanh đỏ nổi dưới da hoặc có thể loét ở cổ chân.
Nếu không phát hiện sớm để điều trị phù hợp, bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ có những biến chứng. Vì vậy, các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân có nguy cơ cao về suy tĩnh mạch như phụ nữ trong độ tuổi 35-50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều và đang có triệu chứng sớm như đau, sưng, nặng chân về chiều nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm.
Tùy vào cấp độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau: điều trị bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật chích xơ, rút bỏ tĩnh mạch bị giãn, suy... Ngoài ra, người bệnh cần thay đổi một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt năng động, đi bộ hằng ngày.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay suy van tĩnh mạch chi dưới. Đây là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh và gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... Bệnh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già), chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạnh nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người dân hối hả rời Thủ đô trong ngày làm việc cuối cùng của năm
Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại tiền cho hơn 10.000 sinh viên do thu sai quy định
Bình Dương: Tổ chức bắn pháo hoa tại 10 điểm chào đón năm mới Ất Tỵ 2025
Hiện thực hoá giấc mơ du học Đức
Hà Nội: Cho phép một số loại phương tiện được rẽ phải liên tục
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Ngày cuối trước kỳ nghỉ Tết: Giao thông Thủ đô "tăng nhiệt"
Tin khác
Bộ Y tế kiểm tra công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
Y tế 24/01/2025 18:45
Nhiều trẻ ngộ độc vì uống nhầm thuốc diệt chuột
Y tế 24/01/2025 17:41
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51