Làm thế nào khi trẻ bị ho ban đêm
Ho lúc chuyển mùa - Thuốc gì? | |
Thời tiết giao mùa trẻ dễ bị bệnh về hô hấp | |
Trẻ mắc bệnh hô hấp tăng vì thời tiết thất thường |
Cả người lớn và trẻ nhỏ đều cần vệ sinh mũi và họng thường xuyên, đối với trẻ bị ho thì càng cần thiết hơn. Chúng ta có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và họng cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ chớm ho thì có thể dùng các cách dân gian như: luôn có một hũ chanh đào mật ong trong nhà để sẵn sàng khi con bị ho hay một thìa nhỏ mật ong ấm cùng với một vài lát chanh tươi hoặc các mẹ có thể ép nước củ cải trắng để cho trẻ uống, dùng húng chanh đường phèn vá lá hẹ, phật thủ và mạch nha hoặc cho con uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.
Trước khi đi ngủ các bé sẽ được thư giãn và giữ ấm cơ thể nếu cho bé ngâm chân với nước ấm và một chút gừng tươi.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Khi trẻ ho thường biếng ăn nên hãy nấu những món có nhiều nước, dễ tiêu như: súp, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm bột, béo đạm, rau và phù hợp với khẩu vị hàng ngày để tạo cho trẻ tâm lý hứng khởi và hợp tác khi ăn.Những trường hợp trẻ bị ho về đêm do bệnh lý về đường hô hấp, ngoài điều trị thuốc, cha mẹ không cho trẻ ăn, uống sát giờ đi ngủ.
Sau khi cho con ăn hay uống, cha mẹ nên để trẻ thức, hoạt động ít nhất 2 giờ để thức ăn kịp tiêu hoá hết trong dạ dày. Trường hợp cho các con ăn trứng, thịt, các đồ uống như sữa, nước ngọt, cần có thời gian lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược gây ho không đáng có cho trẻ.
Chú ý không để luồng gió thốc trực tiếp vào người trẻ. Trong mùa lạnh, luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, nếu trẻ thường xuyên vận động cũng dễ gây mồ hôi lưng và đầu do đó mẹ nên kiểm tra cho con thường xuyên, tránh để mồ hôi thấm vào người trẻ.
Siro ho có vị ngọt khiến bé rất thích, hơn nữa lúc đầu dùng thấy hiệu quả rất nhanh nên các mẹ thường xuyên "ưu ái" sử dụng. Tuy nhiên cần lưu ý liều dùng và cách dùng, tránh tình trạng làm trẻ bị nhờn thuốc gây mất tác dụng.
Với các bé bị ho đêm kéo dài hơn 5 ngày, kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng, bố mẹ nên đưa con đến khám bác sỹ."Không nên tự động cho trẻ uống kháng sinh, thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, hoặc thuốc chống dị ứng.
Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ.
Ngoài ra những thuốc này còn có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ"
Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thanh, Trưởng khoa Dịch vụ 1 bệnh viện Nhi Đồng 2.
Khánh Ly (TH)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47