Làm thế nào để bảo vệ tai mũi họng khi đi máy bay?
10 thứ bạn không nên nhét vào tai |
Nghiệm pháp Valsava giúp giảm áp lực khi đi máy bay (ảnh minh họa) |
Đi máy bay có thể gây viêm tai giữa cấp
Tai mũi họng là những bộ phận chịu ảnh hưởng rất lớn do áp lực gây ra. ThS-BS Nguyễn Minh Hảo Hớn, Phó trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng (TPHCM) cho biết, việc cân bằng áp lực phụ thuộc vào bộ phận vòi nhĩ. Đây là một ống nối thông tai giữa và vòm mũi họng, có chức năng cân bằng áp lực tai giữa và bên ngoài, ngoài ra còn có chức năng dẫn lưu dịch tiết từ tai giữa. Bình thường vòi tai ở tình trạng đóng để hạn chế dịch tiết và vi trùng từ vùng mũi họng lan vào tai giữa. Khi chúng ta ngáp hoặc nuốt thì vòi tai mở ra để cân bằng áp lực tai giữa.
Vì thế khi đi máy bay, trong giai đoạn cất cánh và hạ cánh áp lực tăng giảm đột ngột nếu vòi tai không thông tốt sẽ không cân bằng áp lực kịp thời dẫn đến tình trạng xuất tai giữa. Hậu quả là gây viêm tai giữa cấp làm cho bệnh nhân đau tai dữ dội. Một số bệnh nhân bị viêm mũi họng trước đó thì vòi tai cũng có thể bị viêm phù nề kèm theo và rất dễ xảy ra tình trạng trên.
Với áp lực lớn trên máy bay, những bệnh nhân sau khi phẫu thuật liên quan đến tai mũi họng có thể gây tình trạng chảy máu. BS Hảo Hớn cho biết, tại Bệnh viện Tai Mũi Họng, đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân sau cắt Amidan 3 tuần vẫn bị chảy máu khi đi máy bay.
Mẹo đơn giản giúp giảm áp lực khi đi máy bay
BS Hảo Hơn khẳng định, một số phương pháp bảo vệ tai ngoài như nhét bông vào tai… mà nhiều người hay áp dụng chỉ giảm phần nào tiếng ồn chứ không có giá trị trong cân bằng áp lực tai giữa.
Thay vào đó, để hạn chế những hậu quả do áp lực trên không gây ra, khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh, ta nên làm nghiệm pháp Valsava. Hai tay bóp chặt 2 cánh mũi, ngậm miệng, thổi hơi lên tai để làm cho loa vòi mở rộng mục đích cân bằng áp lực tai giữa. Dễ dàng hơn, ta có thể nhai kẹo schewing gum cũng mang lại hiệu quả.
Với những người có biểu hiện viêm tai, mũi, họng thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đối với bệnh nhân sau mổ, nhất là sau cắt Amidan thì tối thiểu phải sau 4 tuần mới có thể đi máy bay. Vì trong trường hợp chảy máu động mạch mà trên máy bay không có phương tiện cầm máu kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Riêng với những bệnh nhân phẫu thuật xoang thì tuỳ vào mức độ phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá vết mổ ở lần nội soi gần nhất để cho lời khuyên tốt nhất. Thường sau 4 tuần thì vết mổ ổn định và có thể đi máy bay được.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở
Tin khác
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con
Y tế 24/01/2025 10:38
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết
Y tế 23/01/2025 10:20
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi
Y tế 21/01/2025 06:08
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết
Y tế 18/01/2025 14:40
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương
Y tế 16/01/2025 17:18
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui
Y tế 16/01/2025 06:10
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh
Y tế 15/01/2025 11:56
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi
Y tế 13/01/2025 16:51
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người
Y tế 13/01/2025 16:45
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%
Y tế 10/01/2025 08:47