-->

Làm gì sau tiêm chủng để hạn chế rủi ro!

Sau khi tiêm vắc-xin, do cơ địa mỗi người khác nhau, nên một số trẻ có phản ứng không mong muốn sau tiêm chủng là khó tránh khỏi. Vì vậy, cần làm tốt việc đảm bảo an toàn sau tiêm để giảm thiểu những rủi ro.
can chu trong dam bao an toan sau tiem chung 4.000 liều vắc xin dịch vụ Pentaxim 5 trong 1 được đăng ký trực tuyến
can chu trong dam bao an toan sau tiem chung Viêm gan - “sát thủ” thầm lặng
can chu trong dam bao an toan sau tiem chung Tiếp tục đăng ký trực tuyến tiêm vắc xin Pentaxim
can chu trong dam bao an toan sau tiem chung Hà Nội: Thêm một điểm tiêm chủng vắc xin
can chu trong dam bao an toan sau tiem chung Tiêm vắc xin Pentaxin đợt 7 sẽ diễn ra ngày 29-6
can chu trong dam bao an toan sau tiem chung 31.5, sẽ tiêm 2.500 liều vắc xin 6 trong 1 cho trẻ

Chưa làm tốt công tác theo dõi sau tiêm

Theo TTND.PGS.TS Đinh Kim Xuyến - Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về sức khỏe cộng đồng, vắc-xin cũng như các thuốc dùng trong điều trị đều có thể gây những phản ứng không mong muốn. Đó là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, tỉ lệ phản ứng, đặc biệt là các trường hợp phản ứng nặng và tử vong sau tiêm vắc-xin trong thời gian qua đã gây nhiều bức xúc trong xã hội.

Như trường hợp của cháu T.T.H (sinh ngày 27.2.2016, ở xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội) sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem (5 trong 1) do bị sốc phản vệ, đã bị tử vong và đây không phải là trường hợp duy nhất bị tử vong do sốc phản vệ sau khi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, điều này như hồi chuông cảnh tỉnh về công tác đảm bảo an toàn sau tiêm chủng, trong khi cả nước hiện có trên 700 quận, huyện với khoảng trên 11.000 xã, phường, thị trấn bao gồm gần 12.000 điểm tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, còn có 161 điểm tiêm chủng dịch vụ.

can chu trong dam bao an toan sau tiem chung
Đối với trường hợp là trẻ nhỏ tiêm chủng, sau khi được theo dõi tại nơi tiêm thì khi về nhà, gia đình cũng cần phải chú ý tới trẻ để phát hiện sớm biểu hiện sốc phản vệ sau tiêm.

Câu hỏi nhiều người băn khoăn và đặt ra với ngành Y tế hiện nay là, làm thế nào để nâng cao chất lượng tiêm chủng, đảm bảo kỹ thuật tiêm chính xác nhất, những dấu hiệu nhận biết khi có các triệu chứng sốc phản vệ và cách xử trí kịp thời khi có phản ứng? TS Xuyến cho hay, đối tượng sử dụng vắc-xin lại là những đối tượng rất nhạy cảm vì đa phần là các cháu dưới 1 tuổi hay ở lứa thiếu niên và được tiêm vắc- xin khi đang mạnh khỏe. Bất cứ một sự thay đổi nào về tình trạng sức khỏe của các cháu sau tiêm chủng đều gây bức xúc cho gia đình. Việc thiếu thông tin 2 chiều về lợi ích của tiêm chủng và những rủi ro có thể gặp phải cũng như nâng cao sự hiểu biết về trách nhiệm và kỹ năng của bố, mẹ chăm sóc trẻ sau mũi tiêm đã là rào cản để có được sự chia sẻ của cộng đồng và gia đình khi có sự cố và duy trì sự ủng hộ của cộng đồng với việc sử dụng vắc-xin.

Nhờ có vắc-xin, tỉ lệ mắc và chết do các bệnh có thể bảo vệ bằng vắc-xin giảm hàng trăm lần so với trước đây. Vắc-xin đã hạn chế tối đa những vụ dịch lớn, đồng thời giảm phí tổn rất lớn khi bệnh dịch xảy ra. Tuy nhiên, vắc-xin cũng có những tác dụng không mong muốn và những rủi ro có thể xảy ra khi tiêm chủng như: Phản ứng tại chỗ (thường nhẹ và hết nhanh); phản ứng toàn thân (hầu hết khỏi, tỉ lệ nhỏ có thể để lại di chứng nhẹ, đôi lúc có những di chứng nặng có thể dẫn tới tử vong); tiêm vắc-xin, sinh phẩm rồi mà vẫn bị mắc bệnh (do vắc-xin, do kỹ thuật tiêm/phác đồ, do bảo quản, do cơ địa không đáp ứng...). Nhiệm vụ của ngành y tế là cung cấp đầy đủ vắc-xin an toàn và chất lượng. Cán bộ y tế cần cung cấp thông tin chính xác về vắc- xin, tư vấn, khám chỉ định đúng loại vắc-xin, đúng lịch tiêm chủng cho từng đối tượng, thực hiện đúng phác đồ, kỹ thuật tiêm chủng để đạt hiệu quả cao nhất.

Về phía cộng đồng cần được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về vắc-xin, sinh phẩm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) và những vắc-xin ngoài Chương trình TCMR để người dân có thể cùng tham gia, lựa chọn quyết định tiêm chủng loại vắc-xin tốt nhất trong điều kiện có thể. Người được tiêm chủng/người nhà cần cung cấp những thông tin chính xác có liên quan đến an toàn trong tiêm chủng và đáp ứng kháng thể sau tiêm chủng như: Tiền sử dị ứng, hen phế quản, chàm, bệnh mạn tính, bệnh di truyền,... nhằm giúp bác sĩ có chỉ định đúng và thận trọng hơn trong việc theo dõi tại nơi tiêm chủng và chỉ dẫn người nhà theo dõi sau tiêm chủng như vậy sẽ phát hiện được sớm và xử lý kịp thời khi có những phản ứng xảy ra.

Những biểu hiện sốc phản vệ và cách xử trí

TS Xuyến cho rằng, sau khi tiêm, cần theo dõi sức khỏe người được tiêm chủng tối thiểu 30 phút tại cơ sở tiêm chủng. Sau đó, hướng dẫn chăm sóc tại nhà 24 giờ theo quy định (tốt nhất là phát cho đối tượng tiêm/người nhà bản nội dung hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng). Đồng thời, ghi chép phiếu tiêm chủng, sổ tiêm chủng: Ghi đầy đủ ngày tiêm chủng vắc-xin, sinh phẩm vào phiếu tiêm chủng và trả lại phiếu cho đối tượng được tiêm/người nhà; ghi ngày tiêm đối với từng loại vắc-xin, sinh phẩm đã tiêm vào sổ tiêm chủng.

Có nhiều trường hợp người lớn hay trẻ được tiêm có ngay những biểu hiện sốc phản vệ hoặc biểu hiện có thể muộn hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là người lớn sau khi tiêm hoặc người theo dõi trẻ sau tiêm khi thấy có những biểu hiện khác thường như: Bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi,... tiếp đó xuất hiện triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan; mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù quincke; mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được; khó thở (kiểu hen thanh quản) nghẹt thở; đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê; choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật.

Nếu thấy các biểu hiện trên, lập tức phải ngừng vắc-xin, sinh phẩm đang dùng; cho bệnh nhân ủ ẩm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10-15 phút/lần (nằm nghiêng, nếu có nôn). Thuốc adrenaline dùng theo phác đồ: Adrenaline dung dịch 1/1.000 tiêm dưới da ngay sau khi có triệu chứng lâm sàng, liều lượng: 1/2 đến 1 ống ở người lớn, không quá 0.3ml ở trẻ em. Hoặc adrenaline 0.01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn; tiếp tục tiêm adrenaline liều như trên 10 - 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường. Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc nặng đe dọa đến tính mạng, phải chuyển cấp cứu ngay đến bệnh viện nơi gần nhất hoặc bệnh viện đã đăng ký thường xuyên.

Ngọc Thủy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Hà Nội treo cờ Tổ quốc từ ngày 24/1/2025 đến hết ngày 9/2/2025 chào mừng Tết Nguyên đán Ất Tỵ và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

Danh sách 30 điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ tại Hà Nội

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tổng số 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa (trong đó, 10 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa bắn pháo hoa tầm thấp).
Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

Cổ động viên "tiếp lửa" cho CLB Công an Hà Nội ngược dòng kịch tính trên đất Malaysia

(LĐTĐ) Tình cảm nồng nhiệt từ người hâm mộ tại Kuala Lumpur và các thành viên thuộc Hiệp hội Hữu nghị Malaysia - Việt Nam là nguồn động lực to lớn để các thành viên CLB Công an Hà Nội nỗ lực giành chiến thắng kịch tính trong trận đấu diễn ra vào tối 23/1 trên đất Malaysia.
Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

Hà Nội thực hiện thí điểm mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 12/TB-TTPVHCC về việc thực hiện thí điểm mô hình Đại lý dịch vụ công trực tuyến giai đoạn 1 trên địa bàn Hà Nội.
LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm phát động thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(LĐTĐ) Hưởng ứng các phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phát động, vừa qua, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã phát động phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận năm 2025.
Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Đề xuất Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc Sở

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở sau khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, Bộ Nội vụ đề xuất đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được tăng thêm không quá 15 Phó Giám đốc sở.

Tin khác

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

Mùa xuân hạnh phúc của cặp vợ chồng 12 năm khát khao mong con

(LĐTĐ) Sau 12 năm dài khát khao, cố gắng và hy vọng, Tết này gia đình chị Phùng Thị Liên đã được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn khi chào đón hai thiên thần nhỏ - những món quà quý giá mang cả mùa xuân và yêu thương về tổ ấm.
Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

Chủ động các biện pháp phòng chống bệnh dại dịp Tết

(LĐTĐ) Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong do bệnh dại ở người là bị chó, mèo nghi dại cắn mà không tiêm vắc xin phòng dại hay tiêm muộn, tiêm không đủ liều, không đúng chỉ định và tự ý điều trị, dùng thuốc nam.
Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi

(LĐTĐ) Tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận thêm 102 ca bệnh sởi tại 22 quận, huyện. Dự báo, số ca mắc sởi có thể tăng cao trong 3 tháng đầu năm 2025.
Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

Duy trì trực 4 cấp ứng phó với các tình huống cấp cứu trong dịp Tết

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Công văn số 311/BYT-KCB gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thủ trưởng Y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

Mỹ Đức: Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và lễ hội chùa Hương

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tốt việc đón khách về tham quan khu Di tích thắng cảnh Chùa Hương năm 2025, ngành Y tế huyện Mỹ Đức đã tổ chức khám sức khỏe và tập huấn phổ biến các quy định đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm (ATTP) cho người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn xã Hương Sơn.
Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

Nhập viện cấp cứu sau khi tiêm filler nâng ngực ở cơ sở chui

(LĐTĐ) Sau khi sinh con đầu lòng, cô gái 19 tuổi đã tin vào quảng cáo làm to "vòng 1" không đau, đến spa tiêm filler (chất làm đầy) vào ngực, sau đó ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.
Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

Gia tăng ca bệnh viêm phổi nặng khi trời lạnh

(LĐTĐ) Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho gần 20 bệnh nhân viêm phổi, trong đó có những ca bệnh nặng phải thở máy và lọc máu liên tục.
22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

22 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố ghi nhận ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 3/1 đến ngày 10/1), toàn Thành phố ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã (tăng 19 trường hợp so với tuần trước).
Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

Tự hào những chiến sĩ áo blouse trắng mang sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) “Người ta nói ngành Y tế vất vả, áp lực. Đúng! Cứu người như cứu hoả mà, không vất vả, áp lực sao được. Nhưng bệnh viện chúng tôi có thêm một áp lực nữa, đó là luôn phải giải thích cho người dân cách nhìn nhận về bệnh lao - bệnh mà trước đây người ta gọi là tứ chứng nan y để không kỳ thị”, Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ CKII Đậu Huy Hoàn - Giám đốc Bệnh viện Phổi Nghệ An bắt đầu câu chuyện với tôi như vậy.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh với khối bệnh viện quý IV là 97,11%

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo số 08/BC-SYT công bố kết quả khảo sát, đánh giá tỷ lệ hài lòng của người bệnh quý IV năm 2024, trong đó tỷ lệ hài lòng đối với khối bệnh viện là 97,11% và 96,69% khối Trung tâm y tế (TTYT) và Trung tâm Cấp cứu 115.
Xem thêm
Phiên bản di động