Lại chuyện đào xới vỉa hè
Sau thu hồi, đất “siêu mỏng, siêu méo” không làm vỉa hè | |
Phố Yết Kiêu lộn xộn, ùn tắc vì thi công vô tổ chức | |
Ô tô mất lái bay qua vỉa hè đâm sập nhà dân |
Bài ca “lấp đào”
Vỉa hè dọc phố Bà Triệu, đoạn giao cắt từ ngã tư Nguyễn Du đến phố Trần Nhân Tông là điển hình. Theo phản ánh của người dân, đoạn vỉa hè này mới được hoàn thiện cách đây chưa đầy 2 năm, nhưng mới đây, có một đơn vị thi công đến bóc dỡ toàn bộ phần sát đường của vỉa hè để tu tạo đường cống thoát nước. Điều đáng nói là họ không làm dứt điểm từng đoạn, mà cứ mỗi chỗ lại cậy lên một ít. Trong khi phía vỉa hè bên dãy số lẻ đang ngổn ngang vật liệu chờ đơn vị thi công làm nốt những công đoạn cuối cùng trước khi hoàn thiện, thì vỉa hè bên dãy số chẵn lại như một bức tranh với đủ gam màu tối sáng. Ngay trước cửa số nhà 81 Bà Triệu, một mảng vỉa hè bị cậy lên, bên cạnh những chồng gạch ngổn ngang, xếp đặt bừa bãi. Theo lời anh Nguyễn Quan Hưng, nhân viên bảo vệ tại cửa hàng này, để thi công cống thoát nước, đoạn vỉa hè này được đơn vị thi công cậy lên cả chục ngày nay nhưng việc thi công và hoàn trả vỉa hè bị đình trệ. “Họ cậy hè lên, nhưng không biết vì lý do gì không hoàn thiện nốt mà lại đi sang chỗ khác để làm tiếp, đoạn vỉa hè này cứ nham nhở như vậy từ nhiều ngày nay không biết đến bao giờ mới làm xong”, anh Hưng nói.
Vỉa hè thường xuyên bị đào xới để thi công các công trình ngầm |
Trước đó, tình trạng tương tự cũng diễn ra trên phố Lò Đúc – Trần Khát Chân – Kim Ngưu, khiến mọi sinh hoạt và kinh doanh của người dân trên tuyến phố này bị đảo lộn bởi “công trường” bụi bay mù mịt, tắc nghẽn giao thông diễn ra liên tục. Điều đáng nói là, theo phản ánh của người dân, đoạn đường này mới được sửa chữa và lắp đặt cống mới năm 2013, không rõ vì lý do gì vẫn tiếp tục được “ưu ái” lắp đặt cống và lát lại gạch. Hiện, công trình ngầm vệt đường này đã hoàn thiện, nhưng khi hoàn công không hiểu do vô tình hay cố ý, các đơn vị thi công chỉ san lấp sơ sài, đoạn đường ngã ba, Lò Đúc – Trần Khát Chân trở nên gồ ghề, chi chít ổ gà, sống trâu…
Nên quy về một mối (!?)
Được biết, để bảo đảm ATGT và mỹ quan đô thị, năm 2013 Sở GTVT đã xây dựng đề án "Cải tạo, chỉnh trang hè phố Hà Nội đến năm 2020" từ đó đến nay, nhiều tuyến phố đã được cải tạo góp phần chỉnh trang hè phố tạo cảnh quan, mỹ quan đô thị, đảm bảo an toàn cho người đi bộ, từng bước góp phần xây dựng thành phố hiện đại, xanh, sạch, đẹp… Phạm vi của đề án bao gồm diện tích hè phố trên các tuyến đường thuộc 10 quận nội thành Hà Nội, bao gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông. Tuy nhiên, có một thực tế là, số tiền bỏ ra chưa tương xứng với chất lượng khi vỉa hè tại 4 quận này vẫn tồn tại tình trạng nhem nhuốc. Việc thi công ẩu, hoàn công ẩu. Không những thế, tình trạng phân cấp quản lý chồng chéo, không rõ ràng đã khiến việc quản lý, sử dụng vỉa hè tại nhiều tuyến đường không hiệu quả. Nhiều tuyến phố vỉa hè được sử dụng làm bãi đỗ xe, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Việc quản lý, bảo trì hè tại các quận được giao cho nhiều đơn vị trực thuộc (UBND phường hoặc Ban Quản lý dự án) dẫn đến việc quản lý không thống nhất. Nhiều địa phương, trong hợp đồng đặt hàng quản lý, bảo trì hệ thống hè không có công tác tuần tra, dẫn đến việc phát hiện những tồn tại trên hè phố có nơi có lúc còn chưa kịp thời. |
Tình trạng xin đào vỉa hè chạy đường dây và ống cấp nước nguồn sau khi đã xây dựng xong vỉa hè thường xuyên diễn ra, đã gây lãng phí và chất lượng vỉa hè nhanh chóng xuống cấp…
Liên quan đến vấn đề này, theo ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, từ năm 2006 đến nay, UBND các quận, huyện, thị xã được giao duy tu duy trì trên các tuyến hè phố do quận quản lý. Do vậy, chất lượng hè phố thuộc trách nhiệm của các quận. Việc quản lý, bảo trì hè tại các quận được giao cho nhiều đơn vị trực thuộc (UBND phường hoặc Ban Quản lý dự án) dẫn đến việc quản lý không thống nhất. Nhiều địa phương, trong hợp đồng đặt hàng quản lý, bảo trì hệ thống hè không có công tác tuần tra, dẫn đến việc phát hiện những tồn tại trên hè phố có nơi có lúc còn chưa kịp thời. Trước thực trạng trên, Sở GTVT đã có kiến nghị TP hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn công tác quản lý, đầu tư, khai thác sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, nhất quán, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị.
Từ việc quản lý không đồng bộ, khiến nhiều đoạn vỉa hè bị xuống cấp nhanh chóng, để rồi khi đã quá “nát”, thành phố lại phải đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để xây mới (!?).
Tuấn Trần
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính
Đảng đưa dân tộc ta tới tương lai tươi sáng
Giá vàng hôm nay (3/2): Vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh mới
Tỷ giá USD hôm nay (3/2): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Giá xăng dầu hôm nay (3/2): Tiếp đà giảm
Chelsea vs West Ham: The Blues phải thắng để trở lại top đầu
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/2: Không khí lạnh tràn về gây mưa rào rải rác
Tin khác
Hà Nội không xảy ra ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ
Giao thông 02/02/2025 19:26
Hà Nội: Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm sâu so với cùng kỳ
Giao thông 02/02/2025 10:59
Tăng cường kiểm soát hoạt động vận tải hành khách ngay từ đầu năm
Giao thông 02/02/2025 10:43
Cách di chuyển qua nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển mới nhất
Đô thị 01/02/2025 17:15
820 lái xe bị trừ điểm bằng lái trong ngày mùng 3 Tết
Giao thông 01/02/2025 16:51
Lộ trình 2 tuyến buýt kết nối với chùa Hương
Giao thông 01/02/2025 16:35
Chủ động phương án đón người dân trở lại Thủ đô sau kỳ nghỉ Tết
Giao thông 01/02/2025 10:01
Mùng 3 Tết Ất Tỵ, toàn quốc xảy ra 56 vụ tai nạn giao thông, làm chết 33 người
Giao thông 31/01/2025 19:16
Hà Nội: 6 ngày Tết Ất Tỵ, tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ
Giao thông 31/01/2025 19:15
Tuyến metro số 1 tăng chuyến phục vụ người dân chơi Tết
Giao thông 31/01/2025 14:36